(PCWorldVN) Vào hôm thứ Hai 7/9 vừa qua, Facebook đã đạt được cột mốc có 1 tỷ người đăng nhập vào mạng xã hội này trong vòng 24 giờ. Facebook bị điều tra xâm phạm quyền riêng tư của người dùng Chỉ 4% liên kết trên Facebook là spam Facebook 'gây nghiện' hơn rượu, thuốc lá Người dùng mạng xã hội giảm thân thiện, tăng 'xóa bạn bè' Làm sao để "hấp dẫn hơn" trên mạng xã hội Trong khi đó, dân số thế giới tính đến nay là vào khoảng 7 tỷ người. Riêng với Facebook, đây có thể xem là cột mốc rất đang nhớ, vì trước đây, họ cũng đạt được gần 1,5 tỷ người đăng nhập ít nhất 1 lần trong vòng 1 tháng. CEO của Facebook, Mark Zuckerberg, người lập ra trang mạng xã hội này từ trong căn phòng ký túc xá đại học Harvard cách nay 11 năm, đã đăng tải nhận xét của mình về cột mốc này trên một trang blog rằng: "Tôi rất tự hào về cộng đồng mạng này mà chúng tôi đã tạo ra. Đây là cộng đồng giúp ai cũng có tiếng nói riêng của mình, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và cho mọi người có cơ hội ngang bằng nhau trong thế giới hiện đại." Facebook đã đạt mốc 1 tỷ người dùng vào năm 2012, nhưng tuần đầu tháng 9 vừa qua có lẽ quan trọng hơn nhiều. Cột mốc vừa qua có ý nghĩa rằng mạng xã hội này trở thành một dịch vụ thiết yếu trong cuộc sống của nhiều người, là một loại phương tiện kết nối trực tuyến, gắn kết chúng ta với bạn bè, gia đình và thậm chí cả người xa lạ có cùng hoàn cảnh. Hôm 7/9 vừa qua, Facebook đạt 1 tỷ người đăng nhập. Facebook từ lâu nay đã kết nối mọi người bằng dịch vụ của họ. Đó là mục tiêu tối thượng, không khác gì với 3 "đại gia" khác đang thay đổi diện mạo đời sống chúng ta về cách buôn bán và cách giao tiếp mỗi ngày. Apple có sản phẩm của riêng họ, Amazon bán mọi thứ chúng ta cần mỗi ngày và Google là thứ gì đó mà chúng ta phải "hỏi" mỗi ngày (trung bình 1 ngày, có 100 tỷ tìm kiếm trên Google). Ngoài khu vực Bắc Mỹ (Mỹ và Canada), Facebook toàn cầu chiếm đến hơn 83% trong hôm thứ Hai đầu tháng 9 vừa qua. Và có vẻ như số người dùng Facebook quốc tế có chiều hướng tăng cao ở các quốc gia như Ấn Độ, Nam Mỹ, châu Phi và thậm chí Trung Quốc, là quốc gia hiện nay cấm người dân trong nước dùng Facebook. Để giúp mở rộng hơn nữa lượng người dùng, Facebook đã làm cho dịch vụ của họ dễ dùng hơn, chạy được trên các điện thoại cơ bản, cũ mà nhiều nước nghèo vẫn còn dùng. Họ cũng tìm cách đưa Internet đến vùng sâu vùng xa, mà 2/3 dân số thế giới (khoảng 5 tỷ người) vẫn chưa có kết nối Internet. Cách nay 2 năm, Facebook có công bố dự án tên là Internet.org, liên kết các công ty công nghệ lớn để cải thiện kết nối Internet trên toàn cầu. Trong dự án này có kế hoạch tung ra smartphone giá rẻ cho các nước đang phát triển và giảm thiểu lượng dữ liệu cần thiết để chạy ứng dụng, đồng thời kết hợp với các công ty truyền thông địa phương để cung cấp dịch vụ Internet miễn phí, cơ bản. Nỗ lực này đã bị vài chỉ trích cho rằng Facebook muốn trở thành "kẻ gác cổng chùa", đi ngược lại với chính sách quân bình Net. Nhưng Zuckerberg không đồng ý và phản pháo: "Quân bình Net đảm bảo cho các nhà vận hành mạng không phân biệt băng thông Internet, bằng cách hạn chế truy cập đến các dịch vụ mà bạn muốn dùng. Đây là phần thiết yếu của một Internet mở, và chúng tôi hoàn toàn tuân thủ điều ấy. Nhưng để giúp nhiều người hơn có khả năng tiếp cận Internet thì rất cần thiết mang đến dịch vụ Internet miễn phí cho họ. Nếu ai đó không thể trả phí thuê bao Internet thì cần phải có giải pháp nào đó để họ có thể truy cập được vào một dịch vụ nào đó, vì có một chút còn hơn không có gì." Nguồn: PC WORLD VN