Google Wave được giới thiệu lần đầu vào cuối tháng năm, nhưng gần đây đang trở thành chủ để nóng, khi có nhiều thư mời được phát ra. TTCN xin tóm tắt một bài phân tích của Martin Seibert, chuyên viên tư vấn tại một công ty Internet ở Đức. Bài viết đánh giá Google Wave cũng như chỉ dẫn các kinh nghiệm. Cách đây hai tháng, có 100.000 thư mời sử dụng Google Wave. Những vẫn còn nhiều người rất muốn thử nghiệm, và thư mời tiếp tục được phát ra. Có người khen, kẻ chê, nhưng khuyết điểm lớn nhất hiện nay của Wave là tính dễ sử dụng. Bài viết sẽ điểm qua các ưu khuyết điểm, đồng thời đưa ra một số lời khuyên cho việc sử dụng Wave trong tương lai. Đầu tiên, nếu chưa biết Wave là gì, bạn có thể đọc bài giới thiệu này cũng như xem đoạn phim giới thiệu dài 10 phút. Những ưu điểm của Google Wave Giao diện tân tiến Giao diện người dùng của Google Wave mang tính đột phá nhưng không lạ lẫm bởi vì nó trông giống hộp thư điện tử của bạn. Chức năng dòng thời gian (timeline) cho phép bạn theo dõi diễn biến của sóng (wave) rất trực quan, tuyệt vời hơn cả wiki. Kích thích sự đóng góp Ngoài ra, giao diện trực quan sẽ kích thích được nhiều đóng góp vào đợt sóng. Đây là cách tốt để thuyết phục thật nhiều người cùng tham gia. Cộng tác trong thời gian thực Wave mang đến một trải nghiệm hoàn toàn khác khi mà bạn có thể thấy được đối tác đang gõ gì, thay đổi gì trong thời gian thực. Nếu bạn là người yêu công nghệ, ắt hẳn bạn sẽ thích cách làm việc này. Wave sẽ cạnh tranh với các công cụ quen thuộc như e-mail,wiki và chat. Và có lẽ Wave sẽ là người thắng cuộc. Wave được dùng vào việc gì? Brainstorming, phác thảo ý tưởng, thảo luận... là những công việc mà Wave sẽ là công cụ tốt nhất. Đây cũng là công cụ dùng để ghi chú trong các buổi họp, hội thảo mà nhiều người có thể chia sẻ. Nếu bạn muốn hợp tác tổ chức một sự kiện, thì Wave dễ dàng thay thế cho wiki. Đây thực sự là một cú đấm vào tác giả của các phần mềm wiki. Đó chỉ là những mục đích sử dụng dễ thấy nhất. Sau này, khi có nhiều người dùng Wave hơn, và khi mọi người đã thân thuộc với công cụ mới, họ sẽ sáng tạo ra các cách sử dụng khác. Khả năng truyền thông theo thời gian thực sẽ xóa nhòa các điểm yếu của Wave. Nhưng Wave phức tạp thái quá Robert Scoble nhận xét: “Dịch vụ này được quảng cáo quá nhiều. Khi sử dụng, người ta sẽ nhận ra rằng Wave hội tụ những điều tệ nhất của e-mail và tin nhắn nhanh (IM): kém năng suất.” Điều này được chỉ ra trong đoạn video dưới đây. xem Nếu bạn nhìn vào một đợt sóng công cộng, được cập nhật với một tốc độ chóng mặt mà không ai có thể theo dõi được, thì bạn sẽ hiểu tại sao người dùng thông thường cảm thấy nó quá phức tạp. Họ nói: “Tôi không muốn biết mấy thứ này.” Cho dù “những thứ này” là các nội dung quan trọng, thì bạn sẽ phải tìm cách lọc và quản lí chúng. Tôi tin rằng điều đó có thể làm được, tuy nhiên người dùng Google Wave sẽ phải học cách làm quen. Giao diện sóng mở sau khi đăng nhập Khuyết điểm và vấn đề khó sử dụng Thiếu chức năng quản lí phiên bản Hiện tại Wave thiếu một hệ thống quản lí phiên bản chuyên nghiệp. Nếu có ai đó làm xáo trộn đợt sóng của bạn và bạn muốn khôi phục? Không dễ dàng tí nào, bạn phải làm thủ công. Không thể giấu hẳn nội dung Google Wave chưa cho phép giấu hẳn các nội dung trả lời. Do đó, làn sóng của bạn sẽ bị quấy nhiễu bởi những hình ảnh, văn bản của người khác. Bạn khó mà theo dõi được các nội dung quan trọng. Thử nghiệm đóng sẽ làm giảm giá trị Hiện nay có rất ít người có tài khoản Wave. Nếu bạn không thể gửi thư mời cho tất cả mọi người, thì giá trị của Wave giảm nhất nhiều. Không có chức năng theo dõi Đây là chức năng yếu nhất của Wave. Bạn không nhận được thông báo khi một làn sóng bạn đang theo dõi được cập nhật. Sẽ tốt nếu RSS được tích hợp vào Wave. Quá chậm khi chat thông thường Khi dùng Wave để tán gẫu, tốc độ có thể tốt, nhưng nhiều lúc rất tệ. Tình hình có thể cải thiện khi Google Wave được chạy trên máy chủ trong mạng cục bộ. Còn bây giờ, ắt hẳn bạn sẽ không muốn bỏ Skype hoặc Jabber. Kém ổn định Vào lúc cao điểm, dường như Wave gặp trục trặc khi có quá đông người truy cập. Hình dưới đây là tình trạng hay gặp. Chưa có khả năng chuyển đổi Không có công cụ xuất các làn sóng sang Confluence, Foswiki (TWiki), XWiki, Mindtouch, DokuWiki hay MediaWiki. Bắt buộc sử dụng tài khoản Google Không phải ai cũng có tài khoản Google. Nếu muốn có thêm người sử dụng, Google cần bỏ hạn chế này. Ai thực sự trực tuyến Google Wave hiện một dấu tròn xanh là cây cạnh tên của những người đang trực tuyến. Nhưng thông tin này không đáng tin cậy. Có những người đang gõ phím nhưng Google không biết rằng họ đang ở trên mạng! Chú ý: đừng chia sẻ thông tin mật Ngay khi bạn mời ai đó tham gia làn sóng của bạn, họ sẽ ở đó mãi mãi. Nếu trong cuộc thảo luận có các thông tin mật, bạn thực sự không may mắn: không có cách nào đuổi họ ra. Cách duy nhất hiện nay là tạo một làn sóng mới. Không soạn thảo được mã nguồn như trong wiki Google Wave không cho phép bạn chỉnh sửa mã nguồn (chẳng hạn, HTML) để tùy biến các hiển thị. Đây là một sự thất vọng với các người dùng chuyên nghiệp. URL quá dài Mỗi làn sóng đã có URL cố định, nhưng chúng quá dài. Hãy tưởng tượng một địa chỉ như sau: <https://wave.google.com/wave/#minimized:nav,minimized:contact,minimized:search,restored:wave:googlewave.com!w%252Be-cg7PN0A.1> Nhóm phát triển Google lẽ ra phải tạo các đường dẫn ngắn hơn, như là < https://wave.google.com/wave/google-wave-learnings-advantages-usecases-and-usability-flaws/252Be-cg7PN0A/fullscreen/> Các điều cần làm khi triển khai Google Wave ở công ty Danh sách dưới đây có thể đưa ra hơi sớm. Đây chỉ là một danh sách gợi ý, bởi vì hiện nay chưa ai có thẻ cài đặt Google Wave cho riêng mình. 1. Công nghệ - Hạ tầng máy chủ và người quản trị hệ thống giỏi: đương nhiên, đây là hai yếu tố không thể thiếu nếu bạn muốn cài đặt máy chủ Wave. Nếu bạn có nhiều nhân viên, bạn cần chuẩn bị đầu tư các phần cứng thật tốt để có các trải nghiệm thời gian thực. Bây giờ chưa ai được phép cài đặt Wave, và cũng không thể biết việc kết nối một máy chủ cục bộ đến máy chủ trung tâm (của Google) có dễ dàng không. Dù sao, bạn cần một người quản trị tốt, biết mình sắp sửa làm gì. - Trình duyệt tương thích HTML5: Google Wave là ứng dụng dựa trên HTML5. Do đó, nếu công ty bạn vẫn dùng IE6 thì hãy nghĩ đến chuyện nâng cấp ngay từ bây giờ. - Kết nối web nhanh: đương nhiên bạn cần có một kết nối tốt (cả ở phía máy khách lẫn máy chủ) để đảm bảo những trải nghiệm truyền thông thời gian thực. - Cấu hình tường lửa: để máy chủ Google Wave của công ty có thể kết nối với thế giới bên ngoài. 2. Tổ chức - Xác định mục tiêu của làn sóng, và bảo đảm rằng mọi người hiểu được mục đích cũng như nội dung làn sóng của bạn. Nếu không, sẽ có khá nhiều “nhiễu” không cần thiết. - Tạo hướng dẫn: đảm bảo rằng những người tham gia biết làn sóng dùng để làm gì. - Khởi hành: đảm bảo rằng mỗi người tham gia đều có một tài khoản Google Wave. Chà, điều này có thể khó khăn vào thời điểm hiện nay (và làm cho Wave kém hữu ích). - Dùng công cụ thích hợp: phải phân biệt trường hợp nào dùng e-mail, wiki, chat, CSDL và khi nào dùng Wave. - Cho Wave một cơ hội: đảm bảo rằng mọi người biết cách dùng Wave. Bạn không muốn họ từ chối Wave thậm chí ngay khi chọ chưa thử nghiệm kĩ, đúng không? Điều này đặc biệt đúng với người dùng thông thường. - Không có quá nhiều người trên một làn sóng: cần cẩn thận khi mời quá nhiều người. Bạn không thể “tổng cố” họ sau đó. 3. Văn hóa - Đừng xóa nội dung mà không hỏi ý kiến trước. Một người nào đó tạo ra một làn sóng để đánh giá Google Wave. Rất nhiều người tham gia với nội dung, góp ý, thảo luận. Một người (chính là tác giả!) nghĩ: nên tạo một bài viết. Thế là tác giả sắp xếp lại nội dung, viết các ý kiến thành đoạn văn hoàn chỉnh... và xóa các bình luận đã không còn thích hợp. Kết quả: tác giả nhận được một loạt phản hồi đầy tức giận của những người bị xóa nội dung. - Xác định rõ bản quyền: một làn sóng được tạo ra thì ai là người sở hữu? Ai được phép sử dụng nội dung? Nên xác định rõ vấn đề này với các đồng nghiệp trước khi làm việc. - Hiểu được sự khó khăn: khi triển khai Wave, hãy đảm bảo nhân viên của bạn nắm rõ các thao tác cơ bản, cũng như những lợi điểm của Wave. Nếu mục đích không rõ ràng, sự phức tạp của Wave có thể làm họ chán nản. Lúc đó, cần thuyết phục họ quay lại! - Sẵn sàng với các căng thẳng khi nhận phản hồi trực tuyến. Về đề đặc biệt của Wave là bạn nhận được trả lời cho câu hỏi thậm chí trước khi bạn viết xong câu hỏi đó. Cần sẵn sàng trước áp lực làm việc như vậy. - Hiện tại, chỉ nên mời các tay đam mê tin học vào làn sóng của bạn. Wave chưa sẵn sàng, Wave đang thay đổi rất nhiều, và cũng chưa có chức năng quản lí phiên bản để quản lí nội dung. Chỉ nên mời những ai có thể đưa ra các phản hồi tốt. Càng nhiều người trong một làn sóng, thì vấn đề càng phưc tạp. Đánh giá chung Nếu bạn chỉ trích Google Wave, thì bạn nên nhớ rằng nó chỉ ở giai đoạn “xem trước”. Đó không phải là phiên bản thử nghiệm, càng không phải là bản chính thức. Nhóm phát triển Wave hi vọng sản phẩm sẽ ra mắt vào năm 2010. Với mục đích cộng tác chuyên nghiệp, bạn vẫn nên dùng wiki, trừ khi bạn muốn cộng tác trong thời gian thực.