Hiện tại, 90% đầu DVD trên thị trường có tính năng P-Scan (hay Progressive Scan hay Non-Interlaced Scan), nghĩa là ngõ ra hỗ trợ quét hình không xen kẽ. Nếu sở hữu một chiếc như vậy thì không cần mua đầu DVD HDMI mà chỉ cần tìm component cable để kết nối đầu đĩa và TV LCD. Sau đó, kích hoạt năng P-Scan là có thể thưởng thức được chất lượng hình ảnh tối đa của DVD rồi. Nếu là màn CRT TV thì đành chịu vì có rất ít sản phẩm phỗ trợ tính năng này. Trong khi đó, tất cả các LCD TV đều có P-Scan (đó là lý do tại sao các hãng LCD TV hay quảng cáo là 720p hay 1080p) và người dùng không cần phải kích hoạt mà TV sẽ tự động nhận biết tín hiệu có phải là P-Scan hay không. Dây nối thông thường để kết nối DVD và TV là composite cable, bao gồm 3 sợi đi chung với nhau có màu đỏ, trắng cho 2 kênh âm thanh trái và phải và vàng cho hình ảnh. Trong khi đó component cable bao gồm 3 sợi (đỏ, xanh lá, và xanh dương) cho hình ảnh và có thể có thêm 2 sợi cho âm thanh (đỏ và trắng). Trên đầu DVD và TV bạn sẽ thấy các đầu cắm như sau: Component cable thông thường to hơn composite cable vì nó là cáp đồng trục coaxial 75Ohm. Nếu dùng cable thông thường để thay thế, cũng có thể xem được nhưng cho chất lượng không hoàn hảo. Về vấn đề âm thanh, 99% đầu DVD hỗ trợ hệ thống âm thanh 3 chiều 5.1 (tức cung cấp 6 kênh âm thanh: 5 tức là 4 cho 4 loa surround, 1 cho loa center và 1 là cho loa Subwoofer). TV thông thường chỉ có 2 loa, cho nên âm thanh 3 chiều trên TV là 3 chiều ảo. Dây âm thanh (đỏ và trắng) cho 2 kênh âm thanh cũng đã đủ. Nếu muốn cải thiện thêm đôi chút (khác biệt chỉ chừng 10%) thì có thể kết nối kênh âm thanh số của DVD với TV bằng cáp đồng trục (digital audio coax cable) hay cáp quang (optical cable). Lợi điểm của HDMI cable là chỉ cần 1 sợi dây cho cả âm thanh và hình ảnh chất lượng cao. Đĩa DVD mà mọi người đang dùng chỉ là SD (Standard Definition) chứ không phải là HD (High Definition). Độ phân giải tối đa (maximum resolution) của đĩa DVD chỉ là 720×480 cho NTSC hay 720×576 cho PAL. Nếu không kích hoạt tính năng P-Scan thì nó chỉ là 480i hay 576i còn với P-Scan thì sẽ là 480p hay 576p (i là: interlaced – quét xen kẽ, p là: progressive hay non-interlaced – quét không xen kẽ). Nếu đầu DVD có quảng cáo là HDMI 1080p hay 720p, TV sẽ nhận tín hiệu giả lập là 1080p hay 720p, nhưng thực chất, chất lượng xem được chỉ là 480p hay 576p mà thôi. Vì khả năng tối đa của đĩa DVD chỉ có thế. Chính vì giới hạn đó mà các hãng đã phát hành đĩa và đầu DVD độ phân giải cao: HD-DVD hay Blu-Ray. Với các loại này, người xem mới thực sự được thưởng thức độ phân giải cao 1080p. Màn hình LCD đẩy dần TV truyền thống về nông thôn Đầu HD-DVD nhiều, Blu-ray khan hiếm ở VN 5 sản phẩm phản ánh xu hướng màn hình thế hệ mới Hiện tại trên thị trường Việt Nam, rất hiếm có đầu hay đĩa HD DVD hay Blu-Ray. Nếu dạo qua các cửa hàng bán LCD và kể cả các siêu thị điện máy lớn, dò theo các dây tính hiệu, thì sẽ phát hiện 99% đều dùng máy phát video là 1 cái hộp. Trong đó thực chất là 1 máy tính nhỏ và video được lưu trữ trên đĩa cứng (HDD) chứ họ cũng không có DVD HD và đương nhiên không thể dùng DVD thông thường để có thể cho chất lượng hình ảnh như vậy. Nếu hỏi các nhân viên cửa hàng rằng họ dùng gì để phát video, họ sẽ nói là DVD. Nhưng nếu hỏi sâu vào chi tiết họ sẽ bắt đầu nói quanh co. Vì thế rất nhiều người khi mua LCD TV về nhà thì thất vọng vì không thể xem đươc chất lượng như tại cửa hàng. Tóm lại, nếu đã gồng mình để tậu được chiếc LCD và đang sở hữu đầu DVD với tính năng P-Scan, thì không cần phải cố thêm mua cái DVD có HDMI để xem được hình ảnh chất lượng cao hơn. Chỉ cần mua sợi cable component cũng sẽ cho bạn chất lượng tương tự. Còn nếu thừa sức để tậu thêm đầu DVD mới thì không cần bàn cãi làm gì.