Hướng dẫn cách tháo lắp và nâng cấp CPU máy tính

Thảo luận trong 'Các thủ thuật khác' bắt đầu bởi killyou117, 20 Tháng bảy 2011.

  1. Offline

    killyou117

    • Lão Tạ

    • Kẻ cô đơn vẫn ngắm tường vi
    Số bài viết:
    1.270
    Đã được thích:
    627
    Điểm thành tích:
    560




    Bạn đang muốn nâng cấp bộ vi xử lý cho cỗ máy rùa già ở gia đình mình? Tất nhiên bất kì ai khi nâng cấp máy tính cũng đều muốn chọn cho mình những thiết bị có thể cải thiện phần lớn hiệu năng nhưng lại chỉ cần chi ra 1 mức giá hợp lý.
    Hiểu đơn giản thì nâng cấp CPU hay bộ vi xử lý thực chất chỉ là một quá trình tác động vật lý để nhấc chiếc CPU cũ ra và đặt vào đó 1 chiếc CPU mới với tốc độ xử lý cao hơn.

    Chọn bộ vi xử lý

    Vấn đề chính ở việc chọn CPU là làm sao chọn được loại chip cho hiệu năng sử dụng cao hơn con chip hiện tại nhưng vẫn phải đảm bảo tương thích với các linh kiện không thay thế khác đồng thời giá thành cũng phải xứng đáng với tốc độ mà nó có.

    Đối với chip của Intel thì vào thời điểm hiện tại có 4 loại Socket khá phổ biến và vẫn đang được bán đó là LGA775, LGA1366, LGA1155 và cuối cùng là LGA1156 nhưng loại này sẽ sớm bị thay thế bởi dòng LGA1155 mới. Đồng thời dòng chip máy tính sử dụng Socket 775 cũng đã ra đời từ rất lâu tuy vẫn còn một số dòng chip mới ra hỗ trợ nhưng thực sự hiệu năng của nó sẽ không cao bằng những dòng chip mới chạy trên những bo mạch chủ LGA1366 và LGA1155.

    Thậm chí là giá tiền để nâng cấp riêng chip LGA775 sẽ gần bằng hoặc hơn một con chip đời mới có nhiều nhân hơn và tốc độ cũng nhanh hơn gấp nhiều lần (tất nhiên trong trường hợp mainboard của bạn là loại 775 và chúng ta không có ý định thay toàn bộ máy thì chúng ta không có cách nào khác ngoài việc lựa chọn loại chip đời cũ này).

    [IMG]


    Đối với những người đang sử dụng các dòng chip của AMD thì cõ lẽ sẽ dễ thở hơn đôi chút bởi một số con chip đời mới của AMD sử dụng Socket mới hơn vẫn có thể cắm và hoạt động trên các dòng main đời cũ với Socket cũ. Ví dụ như những mainboard sử dụng Socket AM2/AM2+ đời cũ vẫn có thể cắm được một số chip AM3 đời mới, tuy nhiên cái giá phải trả là băng thông giao tiếp của chip sẽ không được sử dụng tối đa bởi bo mạch chủ không đủ khả năng đáp ứng băng thông của chip. Các bạn cũng không nên hy vọng gì vào dòng chip Bulldozer 8 nhân mới nhất của AMD vì nó sẽ sử dụng một dạng Socket hoàn toàn mới và hoàn toàn không tương thích với các Socket có trên mainboard đời cũ.

    [IMG]


    Ngoài vấn đề tương thích giữa main cũ và chip mới thì giá thành cho chip mới cũng rất đáng quan tâm, bạn sẽ không muốn mình chọn được một con chip mới với giá khá mềm nhưng khi sử dụng thì tốc độ không được cải thiện là bao.

    Một điều cần lưu ý khi chọn chip đó là không phải những con chip có giá cao hơn thì sẽ tốt hơn. Vì thế giới công nghệ luôn luôn phát triển và các dòng chip thế hệ mới sẽ liên tục được phát hành thậm chí chỉ trong 1 năm phải có tới 2 đến 3 dòng chip mới được ra mắt, những dòng chip mới hơn thường sẽ có kiến trúc tốt hơn và công nghệ cao hơn nhờ đó mà điện năng tiêu thụ, nhiệt lượng tỏa ra và cả giá thành đều giảm xuống. Nhưng một chiếc PC của những người dùng thông thường sẽ không có tốc độ phát triển nhanh như vậy.

    Mặt khác những loại chip cũ được các nhà phân phối và bán lẻ nhập về từ thời điểm chúng mới được ra mắt với giá khá chát nên khi dòng chip mới được tung ra những dòng chip cũ sẽ không được nhiều người quan tâm tới và nhà phân phối cũng không muốn giảm giá những món hàng phải nhập với giá cắt cổ này nên họ vẫn niêm iết giá đúng như thời điểm họ nhập vào. Chính vì thế mà giá những sản phẩm cũ tốc độ không cao vẫn không hề kém những sản phẩm có chất lượng cao hơn rất nhiều.

    Khi đã lựa chọn được con chip thích hợp dựa vào những kinh nghiệm nhỏ ở trên thì điều tiếp theo các bạn quan tâm chính là làm thế nào để thay thế nó. Dưới đây chúng tôi sẽ mô tả chi tiết các thao tác để các bạn có thể dễ dàng nhận ra và thay thế con chip máy tính.

    Các bước tháo lắp CPU

    Trước khi thực hiện các bước bên dưới hãy đảm bảo là bạn đã cắt toàn bộ nguồn điện đến máy tính, tốt nhất là hãy rút tất cả những sợi dây nối đến thùng máy ra, mở nắp bên trái và đặt nó dưới ánh đèn để dễ dàng làm việc. Các bạn nên làm vệ sinh bụi bên trong máy trước khi thao tác vì có thể bụi sẽ rơi vào Socket và làm các chân Socket không tiếp điện.

    Việc thay thế CPU khó khăn nhất là bước tháp chip cũ bởi giữa chip và quạt tản nhiệt thường được bôi một lớp keo tản nhiệt, qua thời gian dài và điều kiện làm việc trong nhiệt độ cao nên lớp keo này dần khô đi trở thành một lớp keo cứng dính chặt chip và đế của tản nhiệt, nên khi tháo những bộ máy tính có thời gian hoạt động lâu và không thường xuyên vệ sinh máy thì rủi ro gây hỏng hóc ở bước này là khá cao (do bạn phải dùng sức để kéo rời quạt và chip ra nên đôi khi cả quạt và chip bung ra nhưng vẫn không tách rời nhau).

    Đối với những mainboard sử dụng chip Intel từ Socket775 trở lên thì chiếc quạt tản nhiệt đã có dạng tròn, dạng này được coi là khó tháo lắp hơn những dạng tản nhiệt trước đó rất nhiều, nhưng vì hiệu quả tản nhiệt của nó nên nó vẫn được sử dụng cho tới ngày nay.

    Đầu tiên các bạn cần xác định vị trí của CPU trên main board. Thường thì CPU nằm bên dưới chiếc quạt tản nhiệt tròn to nhất trên bo mạch.

    [IMG]


    4 góc của quạt tản nhiệt có 4 chiếc khóa bằng nhựa, trên mỗi cọc đều có một mũi tên chỉ dẫn chiều khóa.

    [IMG]


    Trước tiên hãy lần theo và rút cáp điện của chiếc quạt này trên bo mạch.

    Sau đó hãy dùng tuốc nơ vít 2 cạnh cỡ lớn và vặn chiếc vít này ngược chiều mũi tên rồi kéo nhẹ đỉnh vít lên, tốt nhất các bạn nên tháo 2 vít chéo nhau trước vì khi mở 2 khóa ở cùng 1 bên toàn bộ quạt sẽ bị kéo nghiêng về 1 phía và cạnh của tản nhiệt sẽ có thể quét vào những linh kiện bên dưới gây hư hỏng (mặc dù ít xảy ra trường hợp này nhưng "cẩn tắc vô áy náy" các bạn ạ).

    Nhẹ nhàng nhấc quạt khỏi mainboard, nếu keo trên quạt vẫn còn ướt và bám nhiều thì bạn vẫn có thể dùng lại được, còn nếu keo đã khô cứng và phải nhấc mạnh mới rút đc quạt lên thì bạn không thể dùng tiếp phần keo dẫn nhiệt đang dính trên quạt được. Lúc này bạn cần rửa sạch keo đã khô cứng và bơm keo mới để thay thế, keo thay thế có thể mua tại các điểm bán lẻ linh kiện máy tính. Tuy nhiên khi bạn mua bộ vi xử lý mới bạn sẽ có chiếc quạt mới với keo được bôi sẵn trên quạt nên bạn chỉ cần chú ý vấn đề trên khi bạn mua hàng không nguyên hộp (hay còn được người trong nghề gọi là hàng tray).

    Lúc này bạn đã nhìn thấy được phần lưng của con chip cũ, hãy tìm xung quanh con chip bạn sẽ thấy 1 thanh thép nhỏ được dùng để khóa chặn CPU. Hãy nhẹ nhằng kéo đầu thanh thép này sang ngang để nó vượt ra khỏi lẫy khóa rồi kéo nó lên trên.

    [IMG]


    Tiếp tục nhẹ nhàng mở phần nắp giữ chip lên và bạn đã có thể nhấc được con chip cũ ra ngoài.

    [IMG]


    Sau khi nhấc được con chip này ra, các bạn lấy con chip mới và chú ý xung quanh con chip có một vài điểm bị khoét vào trong, những điểm này sẽ phù hợp với những điểm trên bo mạch để đảm bảo bạn không thể đặt sai chiều. Vì vậy cách tốt nhất là bạn thử đặt CPU vào và quay cả 4 hướng, hướng nào có thể đặt CPU khít xuống mặt Socket thì đó là hướng đúng.

    [IMG]


    Úp tấm chắn và cài thanh thép lại như cũ rồi chuẩn bị lắp lại quạt.

    [IMG]


    Trước khi lắp lại quạt bạn cần rút tất cả các chốt của quạt lên trên, lúc này phần nhựa trắc phía dưới của chốt sẽ khép lại. Đặt quạt sao cho vị trí 4 chốt cài trùng với 4 lỗ trên bo mạch chủ sao cho cả 4 chân trắng của quạt chui xuống lỗ. Lúc này hãy dùng tuốc nơ vít vừa tì vào chốt để ép quạt xuống vừa xuay theo chiều mũi tên trên chốt để khóa lại (chốt đầu tiên bạn không cần phải tì quá mạnh). Làm tương tự với chốt chéo đối diện (chốt này sẽ cần tì mạnh và để an toàn bạn cũng có thể dùng tay tì thêm vào chính giữa quạt). Khi đã khóa được 2 chốt chéo nhau thì quạt của bạn đã trở nên khác chắc chắn, hãy khóa nốt 2 chốt còn lại là xong.

    [IMG]


    Cắm lại dây quạt vào vị trí đã rút lúc trước, tất cả các jack cắm đều có cạnh nên bạn có thể yên tâm rằng mình không thể cắm ngược chúng được.

    Đậy thùng máy và cắm lại tất cả các dây nối của các thiết bị khác.

    Tuy nhiên có một vấn đề nho nhỏ cần lưu ý khi thay chip thế hệ mới hơn hoặc kiến trúc khác so với loại cũ thì hệ điều hành có trên ổ cứng của bạn sẽ không thể sử dụng được nữa và bạn bắt buộc phải cài lại hệ điều hành (thông thường sẽ xuất hiện lỗi màn hình xanh khi bạn khởi động máy).


    Tham khảo: PC World
    hongoctriensunboy thích bài này.

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí