Cái ni ai cũng đang đọc, có vẽ sẽ hot trên diễn đàn tinhte.vn Đọc trên trang chính sẽ rõ hơn, vì có cả mấy biểu đồ nữa. Mình hơi nhác nên cóp đại qua đây. Mấy bạn đọc rồi góp ý nhé. Ngành ICT tại Đà Nẵng, liệu có đáng để sống? Những năm lại đây, Đà Nẵng nổi lên như một thành phố đáng sống của Việt Nam với điểm sáng về môi trường, du lịch và các hoạt động văn hóa sự kiện nổi tiếng. Tuy nhiên, với định hướng phát triển của Đà Nẵng thì sau khi đạt được thương hiệu “đáng sống” là “đáng làm” cho các ngành kỹ thuật cao như Công nghệ thông tin truyền thông, phần mềm, điện tử, viễn thông… Tuy nhiên, với tâm thế là một người kinh nghiệm 10 năm lăn lộn trong nghề ICT tại Đà Nẵng, vừa là giảng viên vừa là chủ doanh nghiệp; tôi luôn băn khoăn câu hỏi: Liệu nghề ICT tại Đà Nẵng có đáng để tôi “sống” không? Phải nói ngay, sống ở đây không chỉ là kiếm ăn đủ sống, mà là sống bằng đam mê nghề, sống bằng những ý tưởng sáng tạo và sống để biến những ý tưởng thành sự thật để qua đó giải quyết những vấn đề đặc thù mà quê hương Đà Nẵng đang phải đối mặt. Bài viết sau đây sẽ giúp cho những bạn đã và đang theo đuổi lĩnh vực ICT tại Đà Nẵng tự tìm ra câu trả lời. Với con số tổng cầu 1002 ICT/năm như trên thì các bạn học ICT quản trị mạng ở Đà Nẵng hiện tại có cơ hội không? Câu trả lời là KHÔNG. Hầu như 50% các bạn sau khi tốt nghiệp phải chuyển đổi nghề sang Bán Hàng Kỹ Thuật hoặc tệ hơn là chuyền nghề. Còn lại 50% các bạn thì lại không đáp ứng được yêu cầu đề ra của nhà tuyển dụng. Lý do: trong số 1002 ICT ở trên, đa phần đều tuyển dụng các cá nhân có kinh nghiệm và tiếng Anh. Đó chưa kể tới yếu tố Quan Hệ mà hầu như không một sinh viên nào đáp ứng được. Nói như vậy cũng không đồng nghĩa là người đã đi làm tại Đà Nẵng sẽ rất dễ có việc làm mà còn ngược lại. Số lượng đã đi làm từ khi bùng nổ xu hướng học CNTT năm 2000 đến nay rất nhiều. Tính trung bình từ 2005 đến nay có hàng năm có khoảng 1000 người trong lĩnh vực ICT tốt nghiệp và đi làm. Đến nay là tổng số xấp xỉ 8000 người, trong khi tổng cầu của Đà Nẵng chỉ tăng chút ít (với sự xuất hiện của các resort và ngân hàng). Vấn đề lớn nhất của người đã đi làm là tiếng anh khi ứng tuyển vào các lĩnh vực cao cấp hơn. Với số lượng cung vượt quá nhiều cầu như vậy. Các bạn cũng đừng tưởng rằng nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng tìm ra các ứng viên phù hợp cho họ. Nhà tuyển dụng luôn luôn đưa ra lý do thiếu nhân sự cấp cao, thiếu những người có tầm lãnh đạo trong lĩnh vực ICT, thiếu những người có khả năng đáp ứng công việc của họ… để chứng minh cho việc họ không thể tuyển được người phù hợp. Vâng, điều đó đúng nhưng không đủ. Thực tế là bản thân người sử dụng lao động cũng sai lầm, họ chỉ đơn giản nghĩ rằng đầu tư một hệ thống lớn rồi tuyển người vào làm là xong. Họ cố tình quên đi rằng các bước đầu tư hệ thống phải dựa trên khả năng phù hợp với đặc thù kinh doanh và con người tại Đà Nẵng như thế nào! Nói tới đây, có lẽ các bạn không thể nào hiểu nổi tại sao phải không? Tôi cũng vậy. Các vấn đề chồng chéo lên nhau, lộn xộn, hỗn loạn. Và đương nhiên người chịu thiệt nhiều nhất vẫn là những người đã và đang theo nghề ICT tại Đà Nẵng. Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? - Có phải do quá trình đào tạo? - Do yếu tố vĩ mô quy hoạch? - Do từ phía doanh nghiệp? - Do từ bản thân người lao động? Đó chính là lý do mà tôi dành rất nhiều thời gian để viết ra bài này. Các bạn ICT tại Đà Nẵng hãy cùng tôi trao đổi, tìm nguyên nhân cốt lõi của sự bất cập trên mà người theo nghề ICT phải chịu tại Đà Nẵng hiện nay. Rồi thông qua đó, tôi mong rằng tự thân mỗi người sẽ tìm ra cách riêng của mình để nuôi dưỡng lửa đam mê nghề ICT thay vì phải nhìn ra Hà Nội, trông vào Sài Gòn với suy nghĩ: “Ước gì…”/TrinhICTman
Ừ, link không thấy đâu. Cóp thì cóp cho đàng hoàng chứ. Ngứa tay quá cũng góp vài type cho dzui nè bà con. Nghề ICT hay bất cứ gì thì ở đâu cũng sống được thôi, tùy theo quan điểm và góc nhìn của mỗi người. Đà Nẵng đang phát triển nên sẽ hứa hẹn nhiều thứ. Là một ICTer, đụng vô nghề của mình cũng ngứa tay muốn viết vài điều, nhân tiện hồi tưởng chút xíu cái thời vàng son khi dấn thân vô cái nghề mà ước chừng đã là nghiệp. Khi mới mò mẫm những bước đầu tiên đến với ICT, thấy cái gì cũng mới lạ, càng làm càng lôi cuốn, dường như quên hết mọi thứ. Hồi đó, máy đã ít (1 cái máy là cả gia tài, có khi lên tới cả cây vàng chứ ít à) mà sách hướng dẫn cũng ít, lại toàn bằng tiếng anh. Học mà toát mồ hôi. Đến khi có máy để học là được thể vọc nát luôn. Vì rứa mà thấy đam mê để theo nó đến cùng. Cũng may là khi ra trường đúng thời máy tính đã phổ biến hơn, nhất là với dân thành thị nên cũng có đất để dụng võ. Ngẫm lại, thời đó nghề ICT vừa hiếm lại vừa hot, con trai học ICT cũng có giá hẳn ra. Còn bây giờ, cái gì cũng nhan nhãn. Từ đại học công lập đến tư lập, kể cả cao đẳng … tất tần tật đều có khoa ICT hẳn hỏi. Máy tính thì từ cái để bàn to sụ, thì giờ ngày càng mỏng và nhẹ với đủ kiểu hình dáng, màu sắc, giá cũng mềm hơn hẳn. Chưa bao giờ cái nhấn nút tới nghề ICT nó dễ dàng hơn thế. Và cũng chính bởi sự thừa thải đó mà cái nhìn về nghề cũng như tâm huyết lựa chọn nghề trở nên dễ dãi và bị xem nhẹ. Thiết nghĩ cũng nên một lần thể hiện quan điểm để thực sự tìm cho ra nguyên nhân chính yếu của vấn đề trầm kha này. Với ý kiến cá nhân, tôi cho rằng, căn nguyên của vấn đề là từ tự thân của mỗi con người đang lựa chọn ngành ICT để theo đuổi. Có thể các bạn sẽ đổ vấy lên chất lượng giáo dục đào tạo của các trường hay là nhu cầu đầu ra ngày càng giảm. Nhưng “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, các bạn lựa chọn ICT vì cái gì? Có xuất phát từ đam mê hay một cái gì đại loại hay không? Hay đến khi bơi không nổi để tìm việc lại bắt đầu thái độ “chuyển giao” trách nhiệm lên người khác như những gì báo chí suốt ngày nói đến? Có bao giờ bạn đặt ra phương án cho mình như: Đi học Softech hoặc theo đuổi các khóa đào tạo chứng chỉ của Microsoft, … tại các trung tâm có uy tín như VDC thay vì hoặc song song khi ngồi trên những giảng đường mà bạn thấy không giúp ích gì cho mình ? Hay như, tự tìm tòi, kết hợp với hỏi giảng viên về những cái mới. Thời của tôi, tất cả đều khó khăn nhưng vẫn làm được. Còn bây giờ, cái gì cũng dễ dàng bằng cái click chuột vì sao lại xa vời đến thế. Chưa kể, nếu càng nhiều trường đào tạo bạn cũng ko có gì phải bận tâm, vì thị trường sẽ tự đào thải, những ai thực sự trụ lại với nghề chính là những người có cái nhìn đúng đắn và nghiêm túc mà thôi. Nói như vậy không có nghĩa là tôi đang cổ xúy cho vấn đề học trung tâm, học nhanh học gấp để lấy cái bằng. Từ kinh nghiệm cá nhân, cộng với những ý kiến của nhiều người trong nghề, tôi vẫn đánh giá cao việc đi học các trường đại học, cao đẳng. Đơn giãn, vì đó là một cách thức để rèn giũa bản thân tính kỹ luật, sự tự thân vận động, đồng thời là môi trường để kết nối với những người cùng đam mê. Chỉ là, tôi nghĩ các bạn không nên bó gối, ngồi chờ sự thay đổi từ đâu đó mà hãy chủ động để tìm ra giải pháp cho chính mình. Thế hệ các bạn, thế hệ tiếp nối sau nữa, nếu cứ nhắc mãi hoặc đổ thừa lên những nguyên cớ khác thì đến bao giờ Việt Nam mới có một nền ICT phát triển? Nói có vẽ xa vời, nhưng tôi tin những ai học ICT đều nuôi trong mình cái máu háo danh ấy. Một người còn dễ thay đổi, chứ muốn thay đổi cả hệ thống thì khó lắm thay. Đó là điều tôi muốn chia sẻ tới những bạn trẻ đang theo đuổi ICT. Và tôi muốn nói 1 câu cuối: Nghề ICT vẫn chưa rơi vào tình trạng bão hòa hay thoái trào, mà hơn hết là nó đang vận động để tái tạo cho một diện mạo tốt hơn mà thôi.
mình nghĩ, đừng rời rạc từng ý kiến, mà nên tập hợp những người thực sự mê nghề ICT để có động lực mà sống với đam mê chứ ko dành hết cho mấy cái game thì uổng phí mấy năm đi học. Như 1 bạn có tên Manhcao comment ở trên fb http://www.facebook.com/profile.php?id=100005041386916&ref=tn_tnmn có nói thấy cũng đúng: "dạy hay thì sinh viên ham học...kiến thức hay thì sinh viên ham tìm tòi...bài vở thực tế thì sinh viên ham thực hành, vọc vạch...chương trình đạo tạo hợp lý, hợp thời thì sinh viên bị. (được) tự tin để kích thích đam mê ko phải làm như khuyến mãi, giảm giá, miễn phí...tốt nhất là người thực việc thực, những tấm gương thành công, tiền bối chia sẽ thật lòng về niềm đam mê nghề của họ, cho họ thấy về tương lai đi làm để họ biết đường mà mò mẫm rồi tạo điều kiện chương trình học tập hợp lý, thiết thực, nghiêm túc để có thể ngay sau khi sinh viên ra trường họ có sở trường để tự tin đi phỏng vấn, có sự nhiệt huyết để hài lòng nhà tuyển dụng.." Mong là ai cũng có định hướng để ko bơi trong cái bể chán nản