Những cụm từ này tuy ta vẫn được nghe nói rất nhiều trên các phương tiện truyền thông thế nhưng để phân biệt cho thấu đáo thì không đơn giản. Trước hết, là Marketing và PR. Nhiều người cho rằng PR là một phần của Marketing và Marketing là một phần của PR và đồng nhất hai hoạt động này với nhau. Tuy vậy điều này không có nghĩa là có sự dung hòa tuyệt đối giữa hai hoạt động này. Như vậy có thể thấy, tùy vào mục tiêu cũng như quy mô của doanh nghiệp mà Marketing và PR tách biệt rạch ròi hay kết hợp cùng nhau. Có thể điểm qua 1 sự kết hợp tốt giữa 2 “món” này: “Cam kết trả 1 tỷ đồng cho bất cứ ai tìm được 1 chai nước tương Chin-Su không đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế về 3-MCPD” của Chin-Su. ** Một số ví dụ về PR thành công ở Việt Nam: + Tã lót Huggies – Bé Huggies năng động + Omo – Gửi tặng đồng phục đi học mà bạn không dùng nữa cho bột giặt OMO Vì mục tiêu cuối cùng của PR là làm cả cộng đồng thương yêu thương hiệu nên ở hình 2 là “He’s a great lover”=> Mượn lời người khác để đánh bóng thương hiệu Advertising: Khác hòan tòan với PR, Advertising tấn công trực tiếp vào khách hàng mục tiêu bằng việc nhấn mạnh đặc tính nổi bật, đặc trưng nhất của sản phẩm qua TVC, Print Ad, Radio Ad,… nhằm ghi vào tâm trí ngừơi tiêu dùng những tính năng vượt trội so với các sản phẩm khác, kích thích việc mua hàng: “I’m a great lover, I’m a great lover,I’m a great lover”. ** VD: + Prudential – Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu => Chăm sóc khách hàng tốt + Heineken – Heineken refreshes the parts other beers cannot reach => Bia cao cấp dành cho người thành đạt, giúp người uống khẳng định được địa vị xã hội của mình Xây dựng những ấn tượng, cảm nhận tốt về thương hịêu trong tâm trí cũng như trái tim người tiêu dùng. Để làm được điều này có rất nhiều cách và công cụ, đắc lực nhất vẫn là PR và Advertising, nếu thực hiện không tốt đồng nghĩa với việc tạo nên 1 thương hiệu tồi. + BMW: Khi ai đó mua một chiếc BMW, anh ta không chỉ mua cái xe sẽ đưa anh ta từ điểm A tới điểm B, một chiếc Toyota cũng có thể làm điều đó mà là anh ta đang đưa ra một tuyên bố:”Tôi là dân chơi kiểu BMW” + Parkson: Khi ai đó bước ra khỏi khu mua sắm cao cấp này với 1 hay nhiều túi màu đỏ đặc trưng của Parkson, ta có thể biết được phần nào địa vị, thu nhập của người ấy. Người mua không những mua sản phẩm mình cần đồng thời cũng mua luôn những giá trị tinh thần mà thương hiệu Parkson đem lại: sang trọng, thành đạt, đắt tiền và sành điệu. Nguồn: http://quanly.anet.vn/marketing/khac-biet-giua-marketing,-pr,-quang-cao-va-branding/v584