Kinh nghiệm chọn mua card đồ họa cao cấp

Thảo luận trong 'Giới thiệu phần cứng' bắt đầu bởi DualCore, 24 Tháng tám 2009.

  1. Offline

    DualCore

    • Friends

    Số bài viết:
    957
    Đã được thích:
    513
    Điểm thành tích:
    350
    Một card đồ họa mạnh và đầy đủ tính năng sẽ có một GPU mạnh, dung lượng VRAM lớn, có cổng DVI-out, S-Video out/in, Firewire, có khả năng “dual display”, ép xung, có chức năng “anti-aliasing”, thu truyền hình hay radio FM... Nhưng liệu bạn có cần tất cả những thứ đó để phải chi một khoản tiền khá lớn hay không? Bài viết sẽ giúp bạn có thêm một số thông tin để lựa chọn khi cần mua thiết bị phần cứng quan trọng này.

    [IMG]


    Card đồ họa (Graphic card hay graphic board) là một trong những thiết bị phần cứng quan trọng mà nhiều người quan tâm khi chọn mua máy tính. Nhờ có card đồ họa mà máy tính có thể đảm đương các tác vụ nặng nề như xử lý phim ảnh, thiết kế đồ họa hoặc chơi các game 3D mới nhất. Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả lý do để bạn bỏ tiền ra trang bị một card đồ họa mới bởi chúng được các nhà sản xuất trang bị ngày càng nhiều chức năng hữu ích như: hỗ trợ xuất tín hiệu ra hai hay ba màn hình; cho phép thu tín hiệu truyền hình hay radio FM để xem/nghe trên máy tính; có sẵn cổng DVI, kết nối S-Video và cổng FireWire (IEEE 1394)...

    Khi máy tính xử lý các tác vụ đồ họa nặng như chơi game hoặc chỉnh sửa video thì các thông tin cần thiết cho việc hiển thị hình ảnh sẽ được lưu trữ tạm trong bộ nhớ RAM của bo mạch đồ họa (Video RAM). Những tác vụ hay game càng nặng nề thì lượng bộ nhớ cần thiết phải càng nhiều. Bo mạch đồ họa loại cũ có dung lượng bộ nhớ từ 32 tới 64 MB, dòng bo mạch tầm trung có dung lượng từ 64 tới 128 MB và các mẫu cao cấp (với giá cao hơn) có bộ nhớ từ 128 tới 256 hoặc 512M . Bộ nhớ 32 MB đáp ứng tốt các nhu cầu văn phòng, trong khi 64 MB có thể xem là đủ để chơi một số game thuộc loại cũ, nhưng thường không đủ đáp ứng các game mới khi chạy ở độ phân giải trên 1600 x 1200 pixel. Do đó, với các game 3D mới cũng như công việc xử lý đồ họa - phim ảnh cao cấp, bạn nên chọn bo mạch đồ họa với dung lượng bộ nhớ tối thiểu là 128 MB.


    Thông số kỹ thuật


    * GPU (Graphic Processing Unit): Bộ vi xử lý đồ họa của card đồ hoạ, làm nhiệm vụ xử lý các thao tác về đồ hoạ. Hiện tại, các card đồ hoạ trên thị trường chủ yếu sử dụng GPU của ATI và nVIDIA. Tốc độ xử lý của GPU khác nhau, tuỳ thuộc từng dòng.
    * Bộ nhớ RAM: Là dung lượng RAM của card đồ hoạ. Bộ nhớ RAM càng nhiều càng tốt. Bộ nhớ RAM phổ biến hiện nay từ 256MB đến 1GB (hiện còn rất ít sản phẩm có dung lượng 128MB). Card màn hình bình dân thường sử dụng loại RAM DDR2 và DDR3, có giao tiếp bộ nhớ là 64 bit, hay 128 bit.
    * Chuẩn cắm: Có nhiều chuẩn cắm cho card đồ hoạ như AGP 4X, AGP 8X, PCI-Express 16X. Tuy vậy, chỉ tư vấn cho bạn các card màn hình sử dụng chuẩn cắm PCI-Express 16X, vì loại AGP 4X đã quá cũ (gần như “tuyệt chủng”), có chăng chỉ là các sản phẩm cũ; còn AGP 8X thì cũng khá hiếm trên thị trường với khá ít sản phẩm để chọn lựa.
    * Hỗ trợ chuẩn kết nối và DirectX: Các chuẩn kết nối thường thấy trên card màn hình gồm VGA, DVI, HDTV, S-Video, HDMI… Tuỳ theo nhu cầu mà bạn chọn chuẩn kết nối phù hợp. Đa số các card đồ hoạ mới đều hỗ trợ DirectX 10, DirectX 10.1 - OpenGL 2.0 - Shader Model 4.1, đồng thời còn hỗ trợ chuẩn Video HD (HDTV, H.364, DVD, Blu-Ray, MPEG-4, WMV9).



    Share Ram trên card màn hình rời

    Hiện ATI đang sữ dụng công nghệ Hyper Memory và NVIDIA sử dụng TurboCAche để share thêm RAM từ bộ nhớ chính cho card màn hình rời.

    * HYPERMEMORY: loại này thường dễ xác định. Số RAM share sẽ bằng số RAM có sẵn trên card. Ví dụ 1 card VGA của ATI ghi: "256MB ATI Mobility Radeon X1400 HyperMemory” ta sẽ biết nó gồm 128Mb trên card + 128 MB share từ mainmemory.
    * TURBOCACHE: loại này tương đối khó xác định (có thể phải dùng phần mềm kiểm tra mới biết đích xác). Thí dụ 1 card VGA của NVIDIA ghi: "256MB Nvidia GeForce Go7400 TurboCache" thì có thể là share phân nữa như ATI (128 + 128), nhưng cũng có thể là share tới 3/4 (tức là 64 Mb trên card + 192Mb từ mainmemory)


    Hiện tại có khá nhiều nhà sản xuất card màn hình với nhiều sản phẩm cho người dùng chọn như: Asus, Gigabyte, ECS, MSI, Sapphire, Inno 3D,… Nhưng trên cơ bản, bạn nên chọn mua card màn hình theo hai loại GPU là ATI và nVIDIA.
    Cả hai đều có các dòng GPU giá rẻ riêng. ATI có các sản phẩm ATI Radeon HD 2400, ATI Radeon HD 2600, ATI Radeon HD 36xx, và một số GPU của ATI Radeon HD 4000 như 4350, 4650 (các sản phẩm ATI Radeon HD 38xx và 48xx là các sản phẩm cao cấp của ATI); còn nVIDIA có Geforce 8400GS, Geforce 8500GT, Geforce 9500GT, Geforce 9400GT,… Với nVIDIA thì bạn nên chọn Geforce 8 hay Geforce 9, vì Geforce 7 ra đời đã lâu nên hiệu năng sẽ không cao.
    Các card màn hình sử dụng cùng loại GPU thì có hiệu năng khá tương đồng, chỉ khác nhau ở giữa các hãng sản xuất card màn hình về thiết kế, công nghệ riêng của từng hãng để tăng hiệu năng của GPU và các phần mềm kèm theo.
    Asus, Gigabyte, ECS, MSI đều là những tên tuổi quen thuộc, mỗi hãng đều có những thế mạnh riêng. Asus và Gigabyte được biết đến với các sản phẩm chất lượng và ổ định, trong khi đó MSI và ECS lại có các sản phẩm tốt với giá mềm hơn so với Asus và Gigabyte.
    Ngoài các tên tuổi quen thuộc thì còn có một số hãng sản xuất card màn hình mới như Sapphire, Inno 3D, Palit,…

    Thiết kế tản nhiệt của card màn hình cũng rất đáng quan tâm, tản nhiệt tốt sẽ giúp card màn hình hoạt động ổn định. Với các card đồ hoạ giá rẻ, nhiệt độ không phải là vấn đề lớn, nên khi mua, bạn chỉ cần chọn sản phẩm sử dụng giải pháp tản nhiệt không dùng quạt, để giảm độ ồn cho máy.

    Tầm quan trọng của bus bộ nhớ
    Loại bus của bộ nhớ (64, 128, 256 bit) còn quan trọng hơn cả dung lượng của chính bộ nhớ trong card đồ họa, thế nhưng khi mua sắm thiết bị này, người ta chỉ thường quan tâm đến việc RAM của nó có bao nhiêu MB
    Bus hay đường truyền giao tiếp của bộ nhớ RAM với GPU trong card đồ họa (và bộ nhớ RAM nói chung với CPU trong máy tính) là một trong các yếu tố thiết yếu giúp cải thiện tốc độ và hiệu năng cho toàn bộ hệ thống PC. Đây là một khái niệm cần biết rõ hơn hết khi mua card màn hình và máy tính để không bị lầm và mua được món hàng có giá trị.

    Bus RAM (Memory Bus) cho card đồ họa, hiện giờ phổ biến ở tầm thấp là giao diện bộ nhớ (Memory Interface) RAM 64-bit, tầm trung là RAM 128-bit và tầm cao là RAM 256-bit trở lên.

    Bảng giá linh kiện vi tính ở các cửa hàng thường lập lờ giá trị này nhưng ở các cửa hàng có uy tín nó thường được in liền sau thông số RAM cho card đồ họa. Rất nhiều người đã bị nhầm lẫn và hối hận vì không nắm rõ vấn đề này.

    * Thí dụ với dòng card cấp thấp 64MB đa số là 64-bit, chúng ta khó mà chơi được Warcraft III Frozen Throne hay Fifa 2005 ở độ phân giải 1280 x 1024 32-bit vì sẽ bị giựt hình. Nếu máy được trang bị cũng dòng card 64MB này nhưng là loại 128-bit như ASUS V9400GE/TD/64MB 128-bit thì dù chỉ là chip Nvidia Geforce MX4000 nhưng vẫn chạy mượt mà vô tư các game này ở độ phân giải 1280 x 1024 32bit, hơn các loại khác với 64MB RAM 64-bit trên hệ thống P4 3G 512MB RAM. Đây có thể là một trong những card đồ họa tầm thấp khá nhất hiện giờ.
    * Ở tầm trung, chỉ nên chọn loại card đồ họa có Bus RAM 128-bit (16 bytes). Khá nhất và kinh tế nhất là Asus A9550GE/TD 128MB 128-bit chip ATI9550GE, Asus ENG6200GE/TD 128MB 128bit PCIEX hoặc loại tương đương của các hãng nổi tiếng khác như Giga, MSI... chạy được hầu như mọi game cần Dx 9 phổ biến hiện giờ.
    * Ở tầm cao cấp, bus RAM của các card đồ họa chỉ một số ít là loại 128-bit (16 bytes) còn đa số là loại 256-bit (32 bytes) trở lên.


    Trong card đồ họa nhiều khi bus RAM quan trọng hơn cả bộ RAM, vì RAM chỉ là bộ nhớ của card để lưu các hình ảnh... trong khi bus RAM và Memory Clock là 2 thông số để tính ra băng thông (bandwidth) của card.
    Cùng 1 GPU như nhau, card 64 bit thông thường hiệu năng chỉ bằng 5/10 - 7/10 của card 128 bit. Một số card 32MB là loại 128 bit cho tốc độ cao hơn loại 64 bit nhiều. Tóm lại, tốc độ benchmark ở bus RAM cao sẽ nhanh hơn bus RAM thấp rất nhiều, có khi gấp hai lần.
    Có một số người theo kinh nghiệm cho rằng để biết VGA (card đồ họa) xài RAM bao nhiêu bit là xem IC RAM trên VGA. Nếu sau 4 đến 5 ký tự đầu tiên của IC RAM mà có số 16 thì lấy số đó nhân với số IC RAM trên VGA. Nếu VGA có 4 IC tức là 4x16 = 64 bit, có 8 IC là 8x16=128 bit. Nếu IC có số 32 thì 2 IC là 64bit, 4 IC là 128bit.
    Tuy nhiên cách chắc ăn nhất để chúng ta có thể nhận biết rõ các giá trị chi tiết này của RAM là những phần mềm Everest Ultimate Edition2005 hoặc Sisoftware Sandra Professional 2005.

    Ngoài các yếu tố trên còn phải kể đến tốc độ riêng hay thời gian truy xuất (đọc hoặc viết) ngẫu nhiên, thường có ký hiệu riêng tính bằng nano giây (một phần tỉ của giây) là ký số cuối của phần số trên RAM như -5=50ns, số càng nhỏ càng nhanh. Latency (độ trễ hay thời gian chờ nhận tín hiệu hồi đáp) của các chip RAM cũng góp phần quyết định điểm benchmark. Các giá trị Latency thấp sẽ cho kết quả nhanh hơn. DDR2, DDR3 dĩ nhiên là nhanh hơn DDR1 nhiều nhưng có điểm yếu là Latency thường cao hơn DDR1.

    MỘT SỐ KINH NGHIỆM MUA SẮM

    Khi đi mua card đồ họa, bạn sẽ dễ dàng choáng ngợp giữa một rừng chủng loại phong phú. Bởi vậy bạn nên chú ý một số kinh nghiệm sau.

    * Trước hết cần xác định mình thuộc đối tượng sử dụng nào. Với người dùng thông thường chỉ sử dụng máy tính cho việc học tập ngoại ngữ, nghe nhạc xem phim và đánh máy văn phòng thì chỉ cần chọn card tầm thấp như đã nêu trong bảng trên là đủ. Như vậy bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kinh phí (tối thiểu là 100 USD) cho những nhu cầu mà mình chẳng bao giờ cần đến. Với người dùng là các game thủ hoặc chuyên xử lý và thiết kế phim ảnh, đồ họa thì nên chọn card tầm trung trở lên (card đồ họa với tối thiểu 128 MB bộ nhớ) và nên chọn loại bộ nhớ DDR.
    * Điểm tiếp theo cần xem xét là lựa chọn card đồ họa sử dụng khe cắm phù hợp với mainboard mà bạn đã có sẵn (hoặc đang định mua). Nếu máy tính của bạn được ráp từ bốn hay năm năm trở lại đây thì có thể chúng sử dụng khe AGP (cũng có thể là không nếu hệ thống của bạn sử dụng card đồ họa tích hợp, do đó bạn cần tham khảo trong tài liệu đi kèm theo mainboard). Trên thị trường đã xuất hiện ngày càng nhiều các loại card sử dụng khe cắm PCI Express có nhiều ưu thế, đặc biệt là về tốc độ. Tuy nhiên, một lần nữa bạn cũng cần xem lại mainboard của mình có hỗ trợ khe cắm này không.
    * Bước tiếp theo bạn cần xem xét lại nhu cầu của mình. Không nên tốn tiền cho những chức năng bổ sung mà bạn không cần đến như DVI, S-Video hay Composite... chỉ trừ khi bạn thực sự có nhu cầu chuyển video từ các thiết bị ghi hình sang máy tính để xử lý và lưu trữ.
    * Sau cùng bạn nên kiểm tra danh sách các phần mềm đi kèm, thường được gộp trong một vài đĩa CD. Một là đĩa chứa driver (trình điều khiển) đặc biệt quan trọng khi tiến hành cài đặt card đồ họa mới vào hệ thống. Các CD còn lại có thể là các phần mềm và tiện ích bổ sung hoặc một số game có bản quyền được khuyến mãi kèm theo.
    * Với các thông số trên thì chọn GPU là quan trọng nhất, vì hiệu năng của card đồ hoạ phụ thuộc rất nhiều vào GPU. Độ phân giải càng cao thì cần càng nhiều RAM, song RAM không phải là thông số quan trọng để đánh giá hiệu năng của máy (ví dụ: một máy tính có CPU Pentium IV, RAM 1GB không thể chạy nhanh hơn máy CPU Core 2 Duo RAM 512MB). Tuy vậy, giao tiếp của RAM lại ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu năng máy (nên chọn RAM có giao tiếp từ 128 bit trở lên).
    Sau đây là 1 vài loại card đồ họa để bạn tham khảo:

    Bạn có thể tham khảo thêm về dòng NVIDIA và ATI ở link dưới:
    - NVIDIA: http://vi.wikipedia.org/wiki/NVIDIA_GPU
    - ATI: http://vi.wikipedia.org/wiki/ATI_GPU

    - so sánh các loại card của các hãng khác nhau:
    http://www.tomshardware.com/charts/...2008/3DMark06-v1.0.2-HDR-SM3.0-Score,538.html

    "Sưu Tầm"

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí