Kinh nghiệm chọn mua card đồ họa chơi game

Thảo luận trong 'Tin học căn bản' bắt đầu bởi interpol, 19 Tháng ba 2011.

  1. Offline

    interpol

    • Friends

    • Change
    Số bài viết:
    1.414
    Đã được thích:
    1.462
    Điểm thành tích:
    1.550
    Sự phát triển như vũ bão của công nghệ phần cứng, sự ra mắt liên tục của các sản phẩm mới luôn khiến người tiêu dùng mỗi khi có ý định nâng cấp như lạc vào mê hồn trận. Card đồ họa – thành phần có thể coi là quan trọng nhất trong PC chơi game càng không phải là ngoại lệ.
    Trong bài viết này, GenK sẽ đưa ra cách đặt vấn đề sâu hơn bình thường một chút. Ngoài ra cũng sẽ có một danh sách card đồ họa tiêu biểu trong từng mức giá tại thị trường Việt Nam vào thời điểm này phía cuối, giúp bạn thuận tiện đưa ra quyết định.

    Bạn đọc lưu ý: Do hiện nay giá USD – VNĐ đang điều chỉnh mạnh nên trong bài viết này, GenK sẽ đưa ra các thông tin về giá bằng USD đã bao gồm VAT, bạn đọc có thể quy đổi ra VNĐ bằng tỉ giá tùy vào thời điểm. Những yếu tố được nhắc đến trong bài viết đều có thể tìm thấy trong các review tại các trang web và diễn đàn chuyên về phần cứng.

    Hiệu năng

    Lẽ dĩ nhiên, tiêu chí đầu tiên khi đánh giá một card đồ họa bao giờ cũng là hiệu năng của nó. Song song với sự phát triển như vũ bão của card đồ họa và bộ xử lý, ngành game đang ngày càng đi theo chiều hướng “sát phần cứng”. Vì vậy, để có thể tận hưởng hết vẻ đẹp của thế giới game, game thủ sẽ cần phải trang bị cho hệ thống của mình một card đồ họa càng mạnh càng tốt.

    [IMG]
    Chỉ có điều… túi tiền luôn có đáy, card đồ họa giá rẻ hiệu năng cao lại càng không tưởng. Nên yếu tố hiệu năng cũng chỉ là tương đối và phải đánh giá trong từng trường hợp cụ thể. Vì thế, trong bài viết này, hiệu năng chỉ được người viết đề cập sơ qua. Còn nhiều thứ phức tạp và quan trọng hơn đang chờ phía trước.

    Vậy, đánh giá card đồ họa mà lại ít quan tâm đến hiệu năng thì còn cái gì đáng quan tâm nữa? Hãy cùng làm quen với khái niệm p/p.

    Chỉ số p/p

    Nếu không phải người yêu thích và thường xuyên theo dõi công nghệ, chắc bạn sẽ cảm thấy lạ lẫm với thuật ngữ này, nhưng đối với dân trong nghề, nó lại là tiêu chí cực kì quan trọng quyết định chiếc card đồ họa có đáng mua hay không. Lấy ví dụ trực quan thế này: liệu bạn sẽ lựa chọn thế nào giữa card đồ họa A mạnh hơn 10% nhưng có giá thành đắt hơn đến 30% so với card đồ họa B? Tôi tin rằng, đa số người tiêu dùng sẽ đưa ra trả lời là B, còn phần nhỏ còn lại chọn A do nghĩ chưa kĩ.

    Đến đây chắc độc giả nào chưa biết đã có thể hình dung ra được rồi. Vâng, yếu tố khiến chúng ta đưa ra lựa chọn của mình ở đây gọi là p/p – viết tắt của performance/price, dịch ra nghĩa là hiệu năng/giá thành.

    Tuy nhiên, không thể đưa ra trả lời chính xác cho câu hỏi “card đồ họa này có p/p bao nhiêu?”, bởi hiệu năng thì không có đơn vị và đương nhiên hiệu năng/giá thành cũng vậy. Một card đồ họa liệu có p/p tốt hay không - được đánh giá gián tiếp qua các sản phẩm khác cùng phân khúc với nó.

    [IMG]
    Người viết xin lấy ví dụ về một dòng card đồ họa cực “hot” trong thời gian gần đây để có thể phân tích rõ ràng hơn. Đó chính là Nvidia Geforce GTX 460 – cái tên mới xuất hiện nửa năm nhưng đã quá quen thuộc với dân ghiền phần cứng. Với mức giá dao động từ 200 đến 280 USD (giá tại Việt Nam) tùy hãng sản xuất với thiết kế bo mạch và tản nhiệt khác nhau, nói không ngoa rằng GTX 460 đã “tiêu diệt” sạch sẽ toàn bộ model card đồ họa khác nằm trong tầm giá của mình. Lý do bởi trong tầm giá này không card đồ họa nào có hiệu năng so sánh được với GTX 460. Thậm chí, nó còn đe dọa cả các phân khúc phía trên và phía dưới như HD 5870, GTX 465, GTX 470 (phân khúc phía trên); HD 5770 (phân khúc phía dưới).

    [IMG]
    Một biểu đồ so sánh p/p.
    Tôi xin tóm tắt lại phần này bằng một ví dụ trực quan: dành ra 5 triệu VNĐ không có nghĩa bạn phải sử dụng hết nó, khi mà có một sản phẩm khác giá 3 triệu VNĐ với sức mạnh chỉ kém 10% so với sản phẩm giá 5 triệu bạn định chọn. Thông thường thì, card đồ họa càng thuộc hàng cao thì p/p càng giảm.

    Tất nhiên thi thoảng cũng xuất hiện một vài trường hợp đặc biệt như GTX 460 - thuộc hàng cao hơn nhưng lại có p/p tốt hơn phân khúc dưới nó – hấp dẫn đến mức khiến chúng ta muốn móc ví thêm. Vậy nên người viết chỉ có thể đưa ra lời khuyên là hãy “liệu cơm gắp mắm” để có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất.

    Khả năng ép xung (Over Clock)

    Chắc hẳn khi nhìn thấy tiêu đề này, nhiều người sẽ nghĩ: “Ép xung á? Hại máy lắm tôi không làm đâu!”. Điều đó đúng nhưng chưa chính xác. Hi vọng sau khi đọc phần này, bạn đọc nào còn giữ định kiến đối với ép xung sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn.

    Nếu như cách đây vài năm, ép xung là việc mà các nhà sản xuất luôn khuyến cáo khách hàng không nên làm do gây ảnh hưởng đến tuổi thọ linh kiện, thì giờ đây, theo xu thế của thị trường, nó lại được coi như giá trị gia tăng của sản phẩm. Thậm chí, “khả năng ép xung” còn xuất hiện trên bao bì cũng như quảng cáo nhằm thu hút người tiêu dùng. Nhiều hãng còn đưa ra các sản phẩm được ép xung sẵn đến tay người tiêu dùng.

    [IMG]
    Mác “Super Over Clock” được in ngay trên vỏ hộp.
    Đương nhiên, người viết khẳng định rằng - ép xung chắc chắn làm giảm tuổi thọ linh kiện, có thể từ 10 năm xuống chỉ còn 5 năm. Tuy nhiên, 5 năm đã là quá dài cho vòng đời một PC chơi game, và nếu có rủi ro xảy ra thì cũng đã có bảo hành 3 năm từ hãng sản xuất. Vậy thì tại sao ta không tận hưởng thứ “giá trị gia tăng” này khi mà ngay cả nhà sản xuất cũng đã công nhận nó? Tất nhiên trong trường hợp bạn có ý định giữ máy dùng 10 năm thì tôi không có ý kiến.

    Trở lại vấn đề chính, ép xung (Over Clock – viết tắt là OC) là hành động tăng xung (clock) cao hơn so với mặc định của nhà sản xuất, nhằm làm tăng hiệu năng so với ban đầu nhưng vẫn duy trì tính hoạt động ổn định. Mỗi card đồ họa khác nhau đều có khả năng ép xung khác nhau. Về một mặt nào đó, có thể nói hiệu năng sau ép xung mới thể hiện sức mạnh và p/p đích thực của sản phẩm.

    [IMG]
    Một phần mềm chuyên hỗ trợ ép xung.
    Tiếp tục khai thác ví dụ mà tôi đã đưa ra ở trên: GTX 460 có khả năng ép xung tuyệt vời đến nỗi, dân không chuyên cũng có thể “kéo” hiệu năng tăng đến 20% một cách nhẹ nhàng, còn đối với dân có nghề thì 30% là chuyện có thể. Đây chính là yếu tố quyết định giúp nó lấn chiếm cả sang phân khúc cao hơn. Nếu chạy mặc định, GTX 460 hoàn toàn lép vế so với HD 5850, GTX 465 hay GTX 470, nhưng sau ép xung, kết quả hoàn toàn ngược lại. Và thực tế là dù hiệu năng mặc định cao hơn kha khá, 3 sản phẩm tại phân khúc tầm trên này đã sớm phải “về hưu non”.

    Vậy, nếu bạn cảm thấy thích thú với vấn đề này, hãy coi đó là một gạch đầu dòng khi đánh giá. Tuy nhiên, người viết khuyến cáo rằng: ép xung sẽ đòi hỏi một thời gian kha khá để tìm tòi và học hỏi người đi trước, nên nếu bạn “lười” thì hãy quên đi.

    Tản nhiệt, nhiệt độ

    Khả năng tản nhiệt cũng là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá card đồ họa, đặc biệt đối với các sản phẩm tầm cao – vốn tiêu thụ nhiều điện và tỏa nhiệt lớn. Nếu có ý định ép xung thì bạn lại càng phải để tâm đến vấn đề này, bởi ép xung càng cao thì nhiệt độ của GPU (nhân đồ họa) càng tăng.

    Người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm thường quá chú trọng đến hiệu năng và giá thành mà bỏ qua yếu tố này. Thói quen tiết kiệm khiến chúng ta không để ý đến hoặc quên mất rằng: ngoài thương hiệu, quạt tản nhiệt cũng là một yếu tố tác động đến giá thành một chiếc card đồ họa. Bạn sẽ không thể tìm kiếm khả năng tản nhiệt tốt ở một model giá rẻ (nếu sử dụng cùng GPU với các model khác).

    [IMG]
    Card đồ họa MSI GTX 460 Hawk Talon Attack với tản nhiệt “khủng” 2 quạt.
    Lấy ví dụ về 2 card đồ họa Sparkle GTX 460 có giá 205 USD và MSI GTX 460 Hawk Talon Attack giá 280 USD (Sparkle và MSI – tên hãng sản xuất, Hawk Talon Attack – tên hãng gắn vào sản phẩm của mình nghe cho “oai”). Cùng sử dụng GPU GTX 460, nhưng giá thành chênh lệch đến 80 USD! Lý do một phần do thương hiệu, phần còn lại là linh kiện thiết kế bo mạch và quạt tản nhiệt. Hiệu năng tản nhiệt của 2 chiếc card đồ họa này khác xa nhau: nhiệt độ tối đa của Sparkle GTX 460 là 75 độ C, trong khi MSI GTX 460 là 60 độ - hứa hẹn khả năng ép xung tốt hơn.

    [IMG]
    Sparkle GTX 460 có tản nhiệt “khiêm tốn” hơn.
    Nhiệt độ quá cao sẽ dẫn đến sự không ổn định trong hoạt động và làm nhiệt độ trong thùng máy nóng lên theo, làm tăng nhiệt độ các bộ phận khác, nhất là khi thùng máy của bạn đối lưu khí không tốt. Đặc biệt, quạt tản nhiệt khi chạy hết tốc lực gây ra tiếng ồn cực khó chịu. Chẳng có ai lại muốn chơi game với tiếng máy cưa bên cạnh cả!

    Người viết chưa từng thấy bất kì khẳng định nào về ngưỡng nhiệt độ tốt đối với card đồ họa, nhưng theo kinh nghiệm bản thân, 85 độ C trở xuống là chấp nhận được. Nếu card đồ họa bạn đang “ngắm nghía” có nhiệt độ tối đa cao hơn mức này, tốt nhất nên chuyển mục tiêu.

    Công nghệ

    Hiện nay trên thế giới có 2 nhà sản xuất GPU cho card đồ họa rời mạnh nhất là Nvidia và AMD. Các sản phẩm của 2 hãng này có thể nói là cạnh tranh quyết liệt trong từng phân khúc. Ngoài hiệu năng và giá thành ra, họ còn có những công nghệ độc quyền tích hợp trong sản phẩm của mình để khẳng định thương hiệu. Nếu liệt kê ra đây thì có lẽ sẽ mất cả buổi mất, nên người viết chỉ đưa ra vài tiêu biểu có ứng dụng trong game và giải thích sơ qua về tác dụng của chúng. Bạn đọc sẽ được tiếp cận cặn kẽ hơn trong các bài viết khác.

    Nvidia:

    - PhysX: Nếu một ai đó thao thao bất tuyệt về các GPU của Nvidia mà “quên” không nhắc tới PhysX thì chắc chắn anh ta đang “chém gió”. PhysX là engine vật lý được Nvidia mua lại và phát triển, nó có tác dụng tính toán các tác động vật lý trong game như mảnh vỡ từ các vụ nổ, hiệu ứng “vén sương” khi đi trong sương mù, áo choàng bay phấp phới tùy vào di chuyển của nhân vật… Để thưởng thức các hiệu ứng này, bạn buộc phải sở hữu card đồ họa sử dụng GPU của Nvidia mạnh kha khá (cỡ GTX 260, GTX 275 trở lên) và yêu cầu game hỗ trợ PhysX.

    [IMG]
    Các mảnh vỡ văng tung tóe.
    - 3D Vision: Công nghệ đáng giá của Nvidia đem lại thế giới phim và game 3D sống động. Cảm giác một con quái vật xồ ra từ màn hình như thế nào nhỉ? Tuy chưa từng được nếm qua nhưng người viết cam đoan là rất tuyệt vời. Tuy nhiên, hấp dẫn là vậy nhưng cái giá để thưởng thức 3D khá chát: bạn sẽ cần một hệ thống cực mạnh để chơi các game 3D mới, cùng một màn hình có tần số làm tươi 120Hz (các màn hình LCD thông thường chỉ là 60Hz hoặc 75Hz). Nó không dành cho đa số chúng ta!

    [IMG]
    AMD:

    Có vẻ AMD hơi lép vế hơn một chút về mặt này. Tôi không nói là AMD có ít công nghệ hơn Nvidia hay công nghệ của AMD kém hơn, nhưng đó là bề chìm, còn bề nổi mà chúng ta có thể nhìn thấy thì có thể nói đúng là như vậy.

    - Eye Infinity: Công nghệ cho phép 1 card đồ họa xuất hình ảnh ra 3 màn hình (6 nếu hệ thống của bạn sử dụng 2 card đồ họa ATI). Thực tế thì người viết không đánh giá cao công nghệ này, bởi hiếm ai sắm đến 3 màn hình để chơi game, và sẽ bị các viền màn hình ngăn cách hình ảnh. Tuy nhiên đối với hardcore gamer, 3 màn hình sẽ đưa ra góc nhìn và tầm quan sát rộng hơn rất nhiều, đem lại lợi thế cực lớn trong các trận đấu quyết liệt.

    [IMG]
    Danh sách 1 số card đồ họa đáng mua:

    Sparkle GT 240 512MB DDR5 – Giá: 80 USD

    Sparkle GTS 250 512MB – Giá: 110 USD

    HIS HD 4850 ICEQ 4 512MB – Giá: 115 USD

    HIS HD 5750 ICEQ4 512MB – Giá: 125 USD

    HIS HD 5770 ICOOLER4 1GB – Giá: 160 USD

    Asus GTX 460 DirectCu Top 768MB – Giá: 190USD

    Sparkle GTX 460 1GB – Giá: 205 USD

    MSI GTX 460 Cyclone 1GB – Giá: 220 USD

    Sparkle GTX 570 1280MB – Giá: 420 USD

    ST
  2. Offline

    normal

    • Windows 98

    Số bài viết:
    444
    Đã được thích:
    128
    Điểm thành tích:
    140
    !nếu chọn mình vẫn thích Nvidia hơn! chạy ổn định và hiệu suất cao chỉ có điều hơn nóng nhưng ko vấn đề chi! :>

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí