[FONT="]K[/FONT][FONT="]Ỹ[/FONT][FONT="] NĂNG T[/FONT][FONT="]Ổ[/FONT][FONT="] CH[/FONT][FONT="]Ứ[/FONT][FONT="]C DI[/FONT][FONT="]Ễ[/FONT][FONT="]N ĐÀN, Đ[/FONT][FONT="]Ố[/FONT][FONT="]I THO[/FONT][FONT="]Ạ[/FONT][FONT="]I, H[/FONT][FONT="]Ộ[/FONT][FONT="]I TH[/FONT][FONT="]Ả[/FONT][FONT="]O[/FONT] [FONT="] [/FONT] [FONT="] I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA DIỄN ĐÀN, ĐỐI THOẠI, HỘI THẢO 1. Diễn đàn, đối thoại, hội thảo là các phương thức khác nhau trong công tác tập hợp và giáo dục thanh thiếu niên, tuy nhiên chúng có mục đích và ý nghĩa giống nhau. Đó là nơi để thanh thiếu nhi được dịp tự thể hiện, tự khẳng định mình, phát huy được dân chủ trong sinh hoạt. Mỗi người được tự do phát biểu, trình bày ý kiến, quan điểm của mình với bạn bè, đồng chí, với lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể. Qua diễn đàn, đối thoại, hội thảo, mỗi bạn trẻ có thể biểu hiện thế giới nội tâm của mình trước công chúng từ tâm trạng đến tình cảm, từ cá tính đến phương pháp tư tưởng... Tự thể hiện không chỉ có mục đích tự thân, nó còn là một trong những lý do tồn tại của con người với tư cách là một cá nhân cần được khẳng định về trí tuệ và nhân cách, về quan điểm và thái độ hành động trong cuộc sống. 2. Mục đích cần đạt tới của diễn đàn, đối thoại, hội thảo là những chân lý cụ thể, là câu trả lời hợp lý hoặc giải pháp tối ưu cho một vấn đề, do vậy khoảng cách về cấp, chức, độ tuổi, địa vị xã hội. .. bị mờ nhạt đi tạo nên bầu không khí dân chủ thực sự, tất cả các thành viên đều đóng vai trò của người nói và người nghe, đều bình đẳng trong việc trình bày những quan điểm riêng của mình, bảo vệ đến cùng những quan điểm đó, khi chưa có những quan điểm khác thuyết phục hơn. Tất cả đều tự do trong việc thừa nhận, ủng hộ hay phản bác quan điểm này hay quan điểm khác. Vì vậy, các kỹ năng diễn thuyết trước công chúng của thanh thiếu nhi cũng được hình thành và phát triển. 3. Diễn đàn, đối thoại, hội thảo đều hướng vào một chủ đề nhất định do đó trong quá trình chuẩn bị và tiến hành thực hiện mỗi bạn trẻ có điều kiện tự nghiên cứu, tìm hiểu và trao đổi rộng rãi với nhiều người ở mọi lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau. Đó cũng là một quá trình giúp đỡ họ tự giáo dục theo chủ đề được Đoàn, Hội, Đội đặt ra có mục đích.[/FONT][FONT="][/FONT] [FONT="]II. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC. 1. Diễn đàn [/FONT][FONT="] a) Khái niệm:[/FONT][FONT="] [/FONT][FONT="] Diễn đàn là nơi thanh thiếu nhi công khai bày tỏ ý kiến, quan điểm, tình cảm của mình về một vấn đề nào đó. Có 2 loại diễn đàn: Diễn đàn trực tiếp: Người phát biểu và người nghe trực diện nhau. Diễn đàn gián tiếp là loại diễn đàn thông qua đài, báo chí và các phương tiện khác. Chẳng hạn, đoàn viên thanh niên có thể sử dụng Báo Tiền phong, Thanh niên, còn thiếu nhi có báo Thiếu niên tiền phong, Nhi đồng,... Diễn đàn là nơi thanh niên có dịp bày tỏ quan điểm của mình về một vấn đề nào đó. Quan điểm đó có thể chưa đúng hay lệch lạc nhưng không phải vì thế mà bị "truy chụp" bị đánh giá về tư tưởng và phẩm chất đạo đức. Vấn đề quan trọng của diễn đàn là thông qua tranh luận để định hướng nhận thức và hành động cho thanh thiếu nhi. [/FONT][FONT="] b) Cách tổ chức[/FONT][FONT="] [/FONT][FONT="] - Bước chuẩn bị: + Thông báo chủ đề (những chủ đề đưa ra diễn đàn phải là những vấn đề mà thanh thiếu nhi quan tâm). Hướng dẫn kỹ những nội dung chính của chủ đề để từ đó thanh niên tự tìm hiểu và sẵn sàng chuẩn bị tham gia. + Chuẩn bị ý kiến nòng cốt. Những ý kiến nòng cốt thường là những ý kiến nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, cả mặt phải, cả mặt trái của vấn đề nhằm tạo ra những tình huống có vấn đề, để cuộc tranh luận phong phú, đa dạng, sôi nổi. + Chuẩn bị một số câu hỏi liên quan đến những nội dung chính của chủ đề. Câu hỏi phải hết sức cụ thể dễ hiểu, có thể dưới dạng xử lý tình huống, trình bày quan điểm đối với những ý kiến "ngược" + Lựa chọn hình thức diễn đàn để từ đó thiết kế chỗ ngồi, bài trí phòng họp và kịch bản cho buổi diễn đàn (hình thức có thể lựa chọn: hái hoa dân chủ, kịch bản sân khấu hoá, báo tường) - Bước tổ chức diễn đàn + Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (Mục đích, ý nghĩa, lý do diễn đàn; thành phần đại biểu mời và đại biểu tham gia diễn đàn) + Đoàn viên, thanh niên phát biểu về các nội dung thuộc chủ đề diễn đàn (những ý kiến nòng cốt có thể phát biểu trước hoặc sau do không khí sôi nổi hay trầm lắng của diễn đàn, có thể nêu ra một vài tình huống có vấn đề để tranh luận) + Kết thúc diễn đàn phải có bài tổng kết nhằm định hướng vấn đề và gợi những suy nghĩ tiếp. Người tổng kết diễn đàn có thể mời các nhà khoa học, các nhà hoạt động chính trị - xã hội có hiểu biết sâu sắc về chủ đề của diễn đàn. [/FONT][FONT="] c) Một số điều chú ý[/FONT][FONT="] [/FONT][FONT="] - Tuỳ theo số lượng người tham gia và hình thức thể hiện mà bố trí địa điểm diễn đàn cho phù hợp. Trang trí hội trường phải nêu rõ chủ đề của diễn đàn. Số lượng người tham gia có thể mở rộng tới những người quan tâm đến chủ đề của diễn đàn (ngoài đoàn viên, thanh niên) - Có chủ toạ điều khiển ( có thể trực tiếp, có thể thông qua người dẫn chương trình) và thư ký ghi chép để làm cơ sở cho việc tổng kết diễn đàn. - Trong quá trình diễn đàn nên xen kẽ các hình thức văn nghệ (hát, tấu, thơ ca...) để làm cho buổi diễn đàn vui vẻ, hấp dẫn. Nếu phần văn nghệ cũng tập trung vào chủ đề của diễn đàn thì hiệu quả diễn đàn càng cao. 2. Đối thoại [/FONT][FONT="] a) Khái niệm[/FONT][FONT="] [/FONT][FONT="] Đối thoại là loại hình trao đổi trực tiếp về một vấn đề nào đó mà thanh niên quan tâm. "Nghe thanh niên nói, nói cho thanh niên hiểu" chính là hình thức đối thoại, nhằm giải đáp thắc mắc, nguyện vọng của thanh niên, giúp thanh niên nhận thức đúng về một vấn đề nào đó để có tình cảm đẹp, ý chí lớn và hành động tích cực, tự giác. Đối thoại chính là cách thức người nói và người nghe có "trao đi đổi lại" một cách trực tiếp. Người nghe không còn đóng vai trò thụ động mà phát huy được tính chủ động, chính kiến riêng sáng tạo của mình. [/FONT][FONT="] b. Cách tổ chức[/FONT][FONT="] [/FONT][FONT="] - Bước chuẩn bị + Thu thập những thắc mắc, những vấn đề mà thanh niên quan tâm. Có 2 cách thu thập ý kiến: nghe phản ánh trực tiếp; thông qua thư từ khiếu nại, kiến nghị hoặc những câu hỏi của thanh niên. + Phân loại ý kiến: Mỗi nhóm vấn đề, nội dung thường có nhiều câu hỏi đề cập, do vậy phân loại sẽ giúp cho đối thoại không bị trùng lặp ý kiến và đảm bảo tính chặt chẽ, logic của vấn đề cần đề cập. + Chuyển các ý kiến của thanh niên tới các cơ quan ban ngành, đến các cá nhân có liên đới trách nhiệm nghiên cứu và chuẩn bị đối thoại với thanh niên. - Bước tổ chức đối thoại: + Đối thoại là hình thức giáo dục, nên việc tổ chức đối thoại cần phải mang lại hiệu quả giáo dục cao. Có chuẩn bị địa điểm, hội trường chu đáo, trân trọng người đến đối thoại. + Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu + Giới thiệu chủ đề, nội dung của buổi đối thoại và người lên đối thoại + Tiến hành đối thoại. Trong quá trình đối thoại điểm nào chưa rõ, người nghe có quyền chất vấn để làm sáng tỏ vấn đề nhưng cần tránh biến "đối thoại" thành cuộc cãi vã vô tổ chức, vô kỷ luật (Đối thoại là một khía cạnh của dân chủ nhưng không phải là dân chủ vô tổ chức). + Sau đối thoại, ban tổ chức lên cảm ơn người đối thoại và kết luận những vấn đề đã được giải quyết. Những vấn đề chưa thoả đáng đề nghị người đối thoại tiếp tục nghiên cứu và trình bày sau [/FONT][FONT="] c. Một số điều chú ý.[/FONT][FONT="] [/FONT][FONT="] - Nên tổ chức đối thoại theo chủ đề. Tránh tràn lan. Người đối thoại với thanh niên phải nắm vững nội dung thanh niên cần đối thoại. Tránh trả lời qua loa đại khái, né tránh. - Người đối thoại không nên hứa trước thanh niên những việc ngoài khả năng giải quyết của mình. Những vấn đề ngoài phạm vi chủ đề đối thoại hoặc chưa đủ căn cứ để giải quyết trong đối thoại cần bảo lưu để giải quyết sau hoặc kiến nghị lên cấp cao hơn - Có thể xen kẽ một số hoạt động văn hoá tạo không khí giao lưu vui vẻ giữa người đối thoại với thanh niên. 3. Hội thảo. a. Khái niệm: Khác với diễn đàn thanh niên, hội thảo là nơi diễn ra cuộc thảo luận về một vấn đề nào đó có tính khoa học, lý luận và thực tiễn đang đặt ra. Mục đích của hội thảo là làm sáng tỏ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề, để đề xuất kiến nghị một cách có cơ sở khoa học mang tính khả thi. Nội dung của hội thảo là những vấn đề xuất phát từ nhu cầu bức bách của cuộc sống, từ đòi hỏi của phong trào TTN, giúp các cấp bộ Đoàn định hướng và phương pháp giải quyết những khó khăn đang đặt ra. [/FONT][FONT="] b. Cách tổ chức hội thảo[/FONT][FONT="] [/FONT][FONT="] - Bước chuẩn bị: + Thông báo nội dung hội thảo tới đoàn viên, thanh niên để họ chuẩn bị ý kiến, thu thập tư liệu +Ban tổ chức cần chuẩn bị đề dẫn. Đề dẫn có tính chất gợi ý những vấn đề cần thảo luận. + Căn cứ vào chủ đề có thể phân công các tham luận tại hội thảo. Phần thảo luận là một sinh hoạt có tính khoa học, do đó các tham luận khi chuẩn bị cần có căn cứ khoa học, có biểu mẫu thống kê, điều tra xã hội học, các số liệu, tư liệu, các dẫn chứng để minh họa, chứng minh cho các quan điểm của mình.[/FONT] [FONT="]- Bước tiến hành hội thảo[/FONT] [FONT="]+ Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu và các thành phần tham gia hội thảo[/FONT] [FONT="]+ Đề dẫn hội thảo[/FONT] [FONT="]+ Các tham luận và các phát biểu tranh luận về các nội dung của hội thảo[/FONT] [FONT="] Để vấn đề nêu ra trong hội thảo được xem xét một cách toàn diện, các tham luận phải được đề cập từ nhiều góc độ. Cần có những phản biện để làm sáng tỏ vấn đề một cách khách quan biện chứng và phải luôn luôn lấy thực tiễn làm thước đo chân lý.[/FONT] [FONT="] + Tổng kết hội thảo: Khẳng định những vấn đề đã được hội thảo nhất trí, trên cơ sở đó mà đề xuất kiến nghị cách giải quyết vấn đề. Những vấn đề chưa được khẳng định cần hướng cho các thành viên của hội thảo tiếp tục suy nghĩ, đồng thời bám sát thực tiễn cuộc sống đề điều chỉnh quan điểm của mình.[/FONT] [FONT="] c. Một số điều chú ý: [/FONT] [FONT="] [/FONT][FONT="] - Hình thức hội thảo cũng như diễn đàn thanh niên. Có trang trí hội trường nêu bật chủ đề của hội thảo. Có đoàn chủ tịch điều hành và thư ký ghi chép thảo luận. Thành phần hội thảo ngoài đoàn viên, thanh niên cần mời thêm các nhà khoa học, những người quan tâm đến nội dung hội thảo cùng tham dự và đóng góp ý kiến. - Khi tiến hành hội thảo cần có phát biểu tranh luận không nên chỉ lần lượt đọc các tham luận đã được chuẩn bị sẵn mà thiếu đi phần thảo luận tự do của những người tham gia hội thảo. - Những tham luận có thể được biên tập in thành kỷ yếu hội thảo cho mọi người tham khảo, khi phát biểu không nhất thiết phải đọc lại tất cả những gì đã có trong kỷ yếu [/FONT][FONT="] [/FONT][FONT="]- Trong quá trình hội thảo có thể kết hợp sinh hoạt văn nghệ làm cho buổi hội thảo thực sự mang màu sắc thanh niên (nhưng không được lạm dụng)[/FONT][FONT="][/FONT] [FONT="] [/FONT]