Xem nhiều công trình ,sách báo ,tư liệu nổi tiếng của tác giả là KTS Le Corbusier mà không biết người này là ai.Hôm nay mình thu tập một số thông tin về người KTS vĩ đại này giwois thiệu cùng các bạn.và cũng rất mong từ bài viết này sẽ có nhiều bài viết về các KTS nổi tiếng trên thế giới. Le Corbusier, tên thật là Charles Edouard Jeanneret, sinh ngày 6.10.1887, sinh tại một thị trấn nhỏ tại Neuchâtel ở vùng phía bắc của Thụy Sĩ, giáp giới với nước Pháp. Thời trẻ, Le Corbusier theo học tại trường thủ công mỹ nghệ tại địa phương, dưới sự hướng dẫn của Charles L'Éplattenier người đã từng du học tại Budapest và Paris, các trung tâm nghệ thuật thời bấy giờ. Thời điểm đó, Le Corbusier đã bộc lộ rõ hứng thú nghiên cứu về cấu trúc hình học của các đối tượng cũng như việc ứng dụng kĩ thuật vào nghệ thuật. mất ngày 27.8.1965. Khi ông qua đời, nước Pháp đã chôn cất với nghi thức quốc tang tại sân bảo tàng Louvres, với hàng quân danh dự và những bài điếu văn trang trọng. Năm 1987, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, một cuộc triển lãm lớn tại trung tâm Pompidou ở Paris đã dành cho nhà kiến trúc tài năng của thế kỷ này. Với 70 mô hình, trong đó có 15 bản gốc, khoảng hơn 1.000 bản vẽ kiến trúc, nghiên cứu, phác thảo, tượng đài, thảm tranh, thư từ tài liệu và sách báo v.v... đã ghi nhận một cuộc tìm kiếm suốt đời cho nghệ thuật và tự khẳng định là một tài năng có thực, một sự nghiệp phong phú và đa dạng. Từ cuộc triển lãm, mọi người được hiểu rõ hơn về cuộc đời ông. Từ một cậu bé học nghề khắc chạm đồng hồ, ước mơ thành họa sĩ, cuối cùng trở thành một nhà kiến trúc lỗi lạc. Chính hội họa đã soi sáng cho sự nghiệp kiến trúc của ông. Tranh của ông chịu ảnh hưởng của trường phái lập thể từ các họa sĩ tài danh như Braque, Picasso, Juan Gris, Fernand Léger... Điều này, người ta cảm nhận được cảm quan tạo hình của ông về hình thức và sức mạnh của nó trong sáng tạo kiến trúc, như các chi tiết vòm, lò sưởi v.v... trong những công trình do ông thiết kế. Ông không có điều kiện được học tốt nghiệp một bằng kiến trúc sư nào, nhưng ông không chịu khuất phục, mà cố gắng học hỏi và chịu ảnh hưởng lớn của các nhà kiến trúc đương thời. Ông rung cảm được trước hình khối bê tông của Perret, ngôi nhà Dom-ino (1914) đối với ông còn có câu trả lời tốt hơn cho nhu cầu kinh tế ngoài cứu cánh để ở. Theo ông, kiến trúc là phương tiện để thể hiện sự tự do sáng tạo của mình. Vậy mà, mãi đến sau khi ông mất, người ta mới bàn cãi nhiều về việc ông làm, còn trước đó là sự im lặng kính cẩn. Những dự án đô thị, những tổ hợp nhà ở được mệnh danh là những "tổ may để ở", những tế bào hình học "nhà + vườn" hay "không khí + cây xanh + ánh sáng" v.v... do ông thiết kế đã chỉ ra cái triết lý mâu thuẫn "cái có ích chưa phải là cái đẹp"?. Chính lập luận này của ông đã xóa tan điều người ta hằng tưởng ông là tín đồ của chủ nghĩa công năng. Bây giờ thì đã rõ về ý niệm và cái lô gích của ông qua các công trình, là ông đặt những sáng tạo hình lập thể lên trên chức năng, chừng nào điều này do tính hợp lý và yêu cầu tự thân của kiến trúc đòi hỏi. Qua những mô hình của ông, người ta thấy những vẻ đẹp, sự sắp xếp lớp lang, sự khác biệt trong tính thống nhất của nghệ thuật kiến trúc. Từ ngôi biệt thự Fallet đến biệt thự Schwob, từ biệt thự La Roche đến căn hộ chung ở Marseille, từ ngôi nhà thờ Ronchamp đến nhà tu kín Torette, từ trụ sở Liên hiệp quốc đến thành phố Chandigarh ở Ấn Độ, từ ngôi nhà Citrohan đến chiếc cabin trên tàu xuyên đại dương v.v... Với ông, trước khi trở thành hình khối, công trình kiến trúc trước hết phải là một không gian để sống, được nhìn nhận theo công năng trong con mắt người sử dụng nó. Đây chính là sự quan tâm đến mức khắc khoải giữa nghệ thuật và nhân sinh trong cuộc đời sáng tạo kiến trúc của ông. Người ta còn nhắc lại một câu chuyện nhỏ, đời thường về ông, khi ông xây dựng khu chung cư ở Marseille. Ông hỏi ông André Wongensky - tổng công trình sư và là cộng sự với ông: "Thế liệu những người sống ở đó có sung sướng không?" Phần thưởng dành cho ông là câu trả lời của người dân ở khu này: "Họ cảm thấy sung sướng, và sẽ luôn sống ở đó, nếu họ có dời đi nơi khác, họ luôn nhớ để quay về". Bởi lẽ, trong việc tổ chức không gian, Le Corbusier còn có một cái gì cao hơn là một khối thực thể vật chất, đó là một tâm hồn của riêng ông dành cho Con người. Le Corbusier mãi mãi xứng đáng là một nhà kiến trúc, nhà thiết kế đô thị, một nghệ sĩ tài năng thực thụ, một tâm hồn thơ, cộng với một cảm quan sáng tạo nghệ thuật... Một bài viết ngắn chưa thể nói đầy đủ về cuộc đời sáng tạo của ông. Khi tôi còn là sinh viên kiến trúc, các thầy của tôi gọi ông là "Bậc thầy của các thầy" mỗi khi giảng về công trình do ông sáng tác. Vào nghề, tôi có dịp được tham khảo qua sách báo, tài liệu để học hỏi nhiều hơn về tính triết lý trong nghệ thuật kiến trúc của ông theo "trường phái Le Corbusier". Tôi viết, để mong góp phần làm rõ hơn về chân giá trị đích thực của một tài năng và ngôn ngữ triết lý từ nghệ thuật sáng tạo của kiến trúc mang lại. Theo tôi, kiến trúc là một tổ hợp hình khối không gian đầy tính nghệ thuật, nhưng trước hết kiến trúc phải phục vụ cho con người. Hoặc là con người sẽ sống đến trọn đời bên công trình, hoặc là cộng đồng dân cư sẽ chiêm ngưỡng nó hàng ngày trong cuộc sống. Do vậy kiến trúc mang tính đặc thù khoa học + nghệ thuật và xã hội. Bất kỳ sự lý giải nào về một công trình kiến trúc, một khi đã thoát ly tính khoa học của xây dựng, hoặc xa rời tính cộng đồng của xã hội đương thời thì khối vật chất kia chi có thể là một thực thể của sản phẩm tạo hình điêu khắc - chưa đạt đến sự toàn vẹn của sáng tạo kiến trúc. Nhưng nghệ thuật điêu khắc tự thân đã có thứ ngôn ngữ riêng của nó. Do vậy, nếu sự vay mượn khiên cưỡng hay áp đặt loại hình kiến trúc để phản ánh ý đồ sáng tạo chủ quan bằng phương pháp điêu khắc (hay ngược lại) thì sản phẩm của nó chỉ có thể tiến về hai cực hoặc là kỳ quan tuyệt tác, hoặc là thoát ly nghệ thuật. Công trình đầu tiên của ông là biệt thự Fallet, biệt thự Schowb, biệt thự Jeanneret ở vùng núi La Chaux de Fonds đã thể hiện những giải pháp sáng tạo ở việc xử lí các chi tiết kỹ thuật. Những công trình đã sử dụng tài tình những ngôn ngữ của kiến trúc bản địa vùng núi Alps. Các công trình này dần dần đã thể hiện bước tiến trong tư duy về không gian kiến trúc với việc đơn giản hóa hình khối của trong kiến trúc. Ham muốn khám phá đã thúc đẩy Le Corbusier rời quê nhà đi du lịch vòng quanh châu Âu. Năm 1907, Le Corbusier đến Paris và làm việc cho kiến trúc sư Auguste Perret, bậc thầy về sử dụng bê tông của kiến trúc Pháp giai đoạn đó. Từ tháng 10 năm 1910 đến tháng 3 năm 1911, Le Corbusier làm việc cho văn phòng của kiến trúc sư Peter Behrens, nhà tiên phong của kiến trúc hiện đại ở Đức ở Berlin. Tại đây ông đã gặp kiến trúc sư trẻ Ludwig Mies van der Rohe. Những sự kiện này đã có ảnh hưởng rõ rệt trong sự nghiệp của ông sau này. Vào cuối năm 1911, Le Corbusier đi du lịch các nước vùng Balkans, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ. Ông đã ký họa rất nhiều những gì ông nhìn thấy trong chuyến du lịch của mình, bao gồm những công trình nổi tiếng như đền Parthenon ở khu Acropolis (Athena, Hy Lạp). Những công trình mà sau này ông tán dương trong tác phẩm "Hướng về một nền kiến trúc" (Vers une architecture) viết năm 1923. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Le Corbusier giảng dạy tại trường học cũ của ông tại La-Chaux-de-Fonds. Trong thời kì này, ông tiến hành các nghiên cứu về lý thuyết kiến trúc với kỹ thuật hiện đại. Một trong số đó là hệ thống nhà Dom-ino trong giai đoạn 1914-1915 với hy vọng đáp ứng cho việc xây dựng công nghiệp sau chiến tranh. Đồ án này đề xuất một hệ thống sàn bê tông lắp ghép với các cột xung quanh, với các nút giao thông đứng được bố trí bên cạnh. Đây là một hệ thống không gian mở và linh hoạt. Đồ án này trở thành nền tảng cho hầu hết các công trình của ông trong vòng 10 năm sau đó. Sau khi chiến tranh kết thúc, ông quay lại Paris, cộng tác với người em họ là Pierre Jeanneret (1896-1967) mở một hãng thiết kế hoạt động đến năm 1940. - 1912 - Biệt thự Jeanneret, La Chaux-de-Fonds, Thụy Sĩ - 1916 - Biệt thự Schwob, La Chaux-de-Fonds, Thụy Sĩ - 1923 - Biệt thự LaRoche/Biệt thự Jeanneret, Paris, Pháp - 1924 - Gian triển lãm Tư tưởng mới (Pavillon de L'Esprit Nouveau) tại Triển lãm Thế giới, Paris, Pháp (đã bị phá hủy) - 1924 - Quận Modernes Frugès, Pessac, Pháp - 1926 - Biệt thự Cook, Boulogne-sur-Seine, Pháp - 1927 - Biệt thự Weissenhof Siedlung, Stuttgart, Đức - 1928 - Biệt thự Savoye, Poissy-sur-Seine, Pháp - 1929 - Nhà chúa Cứu thế (Armée du Salut) khu tị nạn, Paris, Pháp - 1930 - Tòa nhà Thụy Sỹ, Thành phố đại học, Paris, Pháp - 1933 - Tòa nhà chính phủ Tsentrosoyuz, Moskva, Liên Xô - 1938 - Nhà chọc trời "Cartesian" - 1947 - 1952 - Đơn vị ở lớn Marseille (Unité d'Habitation), Marseille, Pháp - 1949 - Nhà máy Claude và Duval, Saint-Dié-des-Vosges, Pháp - 1950 - 1955 - Nhà thờ Notre Dame du Haut, Ronchamp, Pháp - 1951 - Nhà nghỉ Le Corbusier, Roquebrune-Cap-Martin - 1951 - Tòa nhà Jaoul, Neuilly-sur-Seine, Pháp - 1952 - 1959 - Khu nhà chính phủ ở Chandigarh, Ấn Độ - 1952 - Toà án tối cao - 1952 - Bảo tàng nghệ thuật - 1953 - Văn phòng tổng trưởng - 1953 - Câu lạc bộ Hải dương - 1955 - Quốc hội - 1959 - Trường nghệ thuật - 1953 - Toàn nhà Bresil, Thành phố Đại học, Paris, Pháp - 1956 - Đơn vị ở lớn Briey và Forêt, Briey en Forêt, Pháp - 1957 - 1960 - Sainte Marie de La Tourette, gần Lyon, Pháp - 1957 - Đơn vị ở lớn ở Berlin-Charlottenburg, Heilsbergen Dreieck 143, Berlin, Đức - 1958 - Pavillon Philips, Brussels, Bỉ (đã bị phá hủy) - 1960 - Unité d'Habitation de Firminy, Firminy, Pháp - 1961 - Trung tâm Nghệ thuật Thị giác, Đại học Harvard, Cambridge, Massachusetts, Mỹ Hệ Modulor Đây là một hệ tỉ lệ trong kiến trúc được Le Corbusier giới thiệu lần đầu vào năm 1948 và ứng dụng lần đầu tiên trong Đơn vị lớn Marseille. Hệ tỉ lệ này, được xây dựng trên tỉ lệ vàng truyền thống của kiến trúc châu Âu cổ đại được Le Corbusier kết hợp với các số đo của nhân trắc học con người nhằm mục đích phù hợp với các thiết kế kiến trúc cũng như đạt được vẻ đẹp hài hòa với tự nhiên. Theo Le Corbusier: "Tự nhiên là toán học, tấc cả các tuyệt tác của nghệ thuật đều hài hòa với tự nhiên, những tác phẩm đó thể hiện những quy luật của tự nhiên và phục vụ những quy luật đó". Hệ Modulor có hai chỉ bậc là dãy xanh và dãy đỏ theo quy luật của Dãy Fibonacci dựa trên các số đo hình thể. Dãy đỏ bắt đầu với đơn vị chuẩn là 1,13 m bằng 1M và dãy xanh với đơn vị chuẩn là 2,26 m tức 2M. Le Corbusier bắt đầu thiết kế đồ nội thất từ năm 1928 sau khi mời kiến trúc sư Charlotte Perriand tham dự vào xưởng thiết kế của ông. Người anh em họ của ông là Jeanneret cũng cộng tác trong nhiều thiết kế. Tư tưởng về kiến trúc của Le Corbusier có ảnh hưởng đến nhiều kiến trúc sư Hiện đại sau này như Richard Meier, Ando Tadao, Mario Botta...