Hehe. Nói nhiều về PR thì phải biết chút ít về lịch sử của nó. Đúng hok? Hơi dài nhưng cố gắng đọc hen (nhất là những ai học ngành này) Khởi Thủy PRPR là gì hiện nay vẫn đang là vấn đề tốn nhiều giấy mực để định nghĩa chính xác và PR xuất hiện từ khi nào còn là một vấn đề gây nhiều trang cãi. PRVN không nhằm mục đích định hình lịch sử ngành PR thế giới – một việc quá lớn, đã và đang được nhiều chuyên gia thực hiện, chúng tôi chỉ mong muốn sưu tầm và chuyển tải một phần “công trình” này đến với các bạn yêu thích ngành này và mong muốn “sống” với ngành. Có nhiều tên gọi khách nhau cho chữ “PR” như Truyền thông tích hợp (Integrated Communication) . Những cái tên củ đã trở nên lững lẫy hơn như Truyền thông Tập Đoàn (Corporate Communication). Nhiều tranh cãi đang diễn ra về vai trò của các chức năng PR cung cấp cho các nhà thực hành một cách nhìn thích hợp về “chức năng toàn diện của PR”. Nói cách khác, ngành PR chỉ nên phục vụ cho các nhiệm vụ quản trị có liên quan đến hoạch định chiến lược. Mặt khác, nghề PR đang liên tục gặp phải những khó khăn trong việc xác định chính mình. Đây là điều không có gì đáng ngạc nhiên khi mà các chuyên gia bất đồng vể điểm khởi thuỷ của ngành PR và định nghĩa cũng như dưng xanh cho ngành này như thế nào cho phù hợp. Nhiều sử gia thì cho rằng vào năm 1807 Thomas Jefferson là người đầu tiên kết hợp chữ “Public” và chữ “Relations” thành cụm từ “Public relations”. Những người khác thì cho rằng cụm từ này được luật sư Dorman Eaton sử dụng vào năm 1882. Bất chấp những ý kiến trái ngược như thế nào, cụm từ “Public Relations” được sử dụng với ý nghĩa hiện nay bắt đầu từ năm 1897, khi nó xuất hiện trong quyển “Niên Giám Bài Văn Hay Của Ngành Đường Sắt” thuộc Hiệp Hội Ngành Đường Sắt Mỹ. Thành công thực sự của từ này có thể nói là thuộc về Ông Edward L.Berneys, mà ông Irwin Ross gọi là “Cha đẻ của ngành PR”…. Bernays chính là người đầu tiên gọi mình là “Chuyên viên tư vấn PR” vào 1921. Hai năm sau, ông viết quyển sách đầu tiên về đề tài “Kết Tinh Quan Niệm Công Chúng”, và dạy khoá đầu tiên về PR tại đại học New York. Như vậy, đó là vào đầu thế kỷ thứ 20, PR đã trở thành cụm từ chính thức, và được xem là một nghề một chương trình đào tạo mang tính học thuật. Cũng như cậu của mình là Ông Sigmund Freud, Bernays đã cống hiến cả cuộc đới mình trong việc nghiên cứu suy nghĩ của con người. Chuyên môn của ông là tâm lý cộng đồng – hay làm thế nào để chuyển tải các quan niệm của quảng đại quần chúng tạo ra một ảnh hưởng hiệu quả và có tính xúc cảm cao. Trong lúc ngành xã hội học còn đang trong thời kỳ sơ khởi, và Walter Lippmann chỉ mới bắt đầu xác định những vấn đề mà Bernays gọi là “Tư tưởng bộ lạc Mỹ” thì Bernays tiến hành nghiên cứu tâm lý học. Hoạt động này được triển khai và kiểm chứng thông qua những lới khuyên mà ông đưa ra cho tập đoàn Procter & Gamble (P&G) giải quyết các vấn đề khủng hoảng xảy ra trong vài thập kỷ trước đây. Khi đó, P&G phải đối đầu với việc những người da đen “tẩy chay” hàng hoá của P&G… Sau khi nghiên cứu, Bernays khuyên P&G loại bỏ những yếu tố phân biệt chủng tộc trong chiến dịch quảng cáo của mình, và thuê những người da đen làm công việc văn phòng và mời những người da đen đến dự lễ khánh thành nhà máy. Ngay lập tức khủng hoảng được giải quyết và hình ảnh P&G được cải thiện. Theo các chuyên gia, cách xử lý của Bernays khá khéo léo và tinh vi. Vi dụ, Ông giúp công ty bao bì Beech-But bán thịt xông khói, nhưng không phải bằng cách đơn thuần quảng bá giới thiệu thịt xông khói. Thay vào đó, ông triển khai các chương trình “đánh” vào mối quan tâm chung của người Mỹ lúc đó là – Dinh dưỡng bữa ăn sáng quan trọng như thế nào. Vào năm 1918, Bernays đã thay đổi một tiến trình lịch sử bằng việc khuyến Tomas Masaryk, người sáng lập ra nước Czechoslovakia, trì hoãn việc công bố ngày quốc gia độc lập một ngày nhằm đạt được nhiều “bài báo” hơn. Bernays mất vào năm 1995, thọ 103 tuổi, tin tưởng chắc chắn rằng PR còn hiệu quả hơn cả những gì một toà soạn báo thực hiện. Tuy nhiên, ông không ngừng xây dựng kế hoạch cho các sự kiện quan trọng hoặc dùng các nhân vật quan trọng để PR cho chính sự kiện. Vào năm 1924, ông giúp tổng thống Coolidge giải quyết vấn đề “hình ảnh xa rời nhân dân” bằng buồi ăn sáng của nhà trắng, hôm đó, Al jolson và một số diễn viên điện ảnh đã được mời. Hay như vào năm 1929, ông công bố kỷ niệm lần thứ 50 của bóng đèn diện bằng cách mời Thomas Edison thực hiện lại phát minh của mình trước sự chứng kiến của tổng thống Hoover…. Mặt khác, Bernays cũng đã từ chối hỗ trợ PR cho Adolf Hitler vào năm 1933, trước khi Hitler nắm quyền lực. Tuy nhiên, Một thư tín viên của tờ Hearst bảo với Bernays rằng trong buổi phỏng vấn với Joseph Goebbels, ông này vài năm sau trở thành Bộ trưởng tuyên truyền của Hitler – Ông đọc quyển sách của Bernays xuất bản năm 1923, Propaganda, trên bàn của Nazi. Đi tìm nguồn gốc của ngành PR Với tất của những ảnh hưởng của mình trong ngành PR, Bernays không phải là người sáng lập ra ngành PR. Thực vậy, nhiều tác giả cho rằng Bernays đã học PR trong khi phục vụ George Creel’s Committee về thông tin công cộng, nhằm mục đích là gia tăng sự ủng hộ của công chúng đối với nước Mỹ trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 1. Ngành PR chắc chắn không chỉ do một người sáng lập mà do nhiều chuyên gia PR thực hành ở Mỹ hình thành như Ivy Lee được xem là chuyên gia PR thực hành theo phong cách hiện đại. Hầu hết các nỗ lực ban đầu của Lee đều là viêc công bố rộng rãi “Publicity”, nhưng sau đó ông và những người cùng thời đã được gọi là trợ lý “Quan hệ báo chí” khi có khủng hoảng xảy ra. Nhiều hoạch định chiến lược và tư vấn đã phát triển trong thời kỳ Bernays. Không nghi ngờ rằng, Ngành PR ở Mỹ phát triển nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Nhà sử học Alan R. Raucher xem đây là do điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị của quốc gia, cũng như sức mạnh của ngành truyền thông nước đó đáp lại các viên nghiên cứu cộng đồng có thể làm tổn thương đến các ý kiến công đồng. PR thực hành cũng đã trở thành một dịch vụ xuất khẩu quan trọng, vì các quốc gia khác nhau đã phát triển các hình mẫu PR thực hành khác nhau. PR về khái niệm không xác định được một người trung tâm, đầu tiên đưa ra, quốc gia cũng như ngày thành lập bởi vì nó tập trung vào những nỗ lực ảnh hưởng – không chi là những quan điểm mà còn những động thái cụ thể. Chính yếu tố này đã tạo nên những chuyên gia vĩ đại của ngành PR. Các nhà sử học nhìn nhận PR như là một nhân tố ảnh hưởng tích cực; xem như là một cầu nối nhằm tranh thủ sự ủng hộ của công chúng về các ý tưởng, các viện nghiên cứu và con người. Mặt khác, tuy nhiên, điều này bắt buộc phải hy sinh các tự do cá nhân bởi nó theo ý chí của số đông. Dĩ nhiên, sự thoả hiệp tương tự là trung tâm để đạt đến bản chất của sự dân chủ; nhưng điều này không cho thấy được vấn đề các quan điểm cộng đồng có thể bị hiểu lầm. PR ra đời từ khi nào? Để hiểu rõ ngành PR, cần thiết phải xem xét những thực tế toàn cầu. Nhiều người Mỹ nghĩ rằng, PR đã phát triển từ Mỹ, và thực tế là người Mỹ đã đóng góp rất nhiều cho lý thuyết và thực hành PR. Tuy nhiên, nhiều quốc gia và khu vực khác cũng có truyền thống lịch sử lâu dài trong hoạt động thực hành PR: chỉ là khác nhau về hỉnh thức và kỹ thuật. Van Ruler và Vercic cho rằng PR Cộng đồng Châu Âu đã tồn tại hơn một thế kỹ, điều này thể hiện qua công ty Krups thành lập bộ phận quan hệ báo chí vào 1870; Giai đoạn sơ khai của PR thực hành tại nước Anh là vào những năm 1920, và văn phòng đầu tiên được thành lập ở Hà Lan vào đầu thế kỷ 20. Hà Lan là đất nước có hiệp hội nghề PR chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới, được thành lập vào năm 1946. Một số chuyên gia Ả Rập cho rằng Mohammed là chuyên gia PR đầu tiên trong nền văn minh của họ, mặc dù trong thế giới Ả Rập, PR và quảng cáo đựơc sử dụng sau những năm 1930. Có ý kiến lại cho rằng ngành PR đã được bắt đầu tại Trung Quốc cách đây hàng nghìn năm. Anantachart cho rằng, tại Thái Lan, PR đã phát triển từ năm 1283, khi đức vua phát triển những ký tự đầu tiên của Thái. Ông thiết lập hệ thống giao tiếp hai chiều với thần dân của mình bằng cách thiết lập lập một cái chuông to phía ngoài lâu đài của mình. Thần dân có thể đánh chuông, và Đức vua sẽ phán xét, giúp giải quyết vấn đề của dân chúng. Rõ ràng nhiều kỹ thuật và cách thức từ các nước trên thế giới đã triển khai trong suốt tiến trình lịch sử có thể rất xa lạ với các chuyên gia PR thực hành hiện nay, nhưng trong nhiều phương cách mục tiêu và mục đích của PR vẫn không thay đổi. (Theo PRVN tổng hợp) PR Xuất Hiện Từ Khi Nào? Hiện nay các học giả lẫn các chuyên gia PR hàng đầu thế giới đều đang tranh cãi khá dữ dội để trả lời câu hỏi PR xuất hiện từ khi nào, hình thức PR đầu tiên trên thế giới ra đời đã bao lâu?… Đã có nhiều người trong chúng ta lầm tưởng PR là mới, vừa xuất hiện trong một vài năm qua, hay từ Chiến tranh Thế giới II hoặc cùng lắm là trong thế kỷ này mà thôi. Đó là chưa kể ở những quốc gia vừ mới giành được độc lập trong khoảng 30 năm trở lại đây thì PR còn khá mới mẻ. Những người nghĩ PR gắn liền với nền công nghiệp hóa lâu đời thì cho rằng PR là một “phát minh” của nước Mỹ… Vậy chính xác PR ra đời từ khi nào? Phải chăng nó được sinh ra trong lòng nước Mỹ? là câu hỏi đang được rất nhiều học giả lẫn những người yêu thích ngành này quan tâm. Theo Frank Jefkins, tác giả cuốn Public Relations – Frameworks (nhà xuất bản Financial Times), thì PR tồn tại trước khi nước Mỹ hình thành khá lâu. Nước Mỹ sản sinh ra nhân vật chuột Mickey, Coca-Cola hay Hollywood nhưng họ không “phát minh” ra PR. Còn nhóm tác giả Otis Baskin, Craig Aronoff và DanLattimore (Public Relations – The Profession and the Practice), thì lại cho rằng nước Mỹ là một lò “đúc nặn” PR hoàn hảo. Với chế độ xã hội cộng hòa, nền dân chủ, thị trường tự do, hệ thống kiểm soát – cân bằng (3 cơ quan: Lập Pháp, Hành Pháp và Tòa Án), và dân chúng độc lập ở Mỹ, PR thật sự là “made in America”. Tuy nhiên, vẫn có nhiều học giả lại cho rằng PR đã xuất hiện từ 9.000 năm trước ở Trung Quốc, từ thời Xuân Thu Chiến Quốc với đại diện khá rõ ràng là Lã Bất Vi. Cũng có ý kiến cho rằng PR ra đời từ thời La Mã cổ đại thông qua hình thức cáo thị mà nhiều học giả nhận định là tờ báo đầu tiên của thế giới. Rõ ràng, PR đã được áp dụng từ nhiều thế kỷ trước. Tóm lại, PR ra đời chính xác từ khi nào vẫn đang là câu hỏi chưa có lời đáp, nhưng có một thực tế không thể phủ nhận là PR đã định hình, phát triển và được “nhào nặn” khá “hoàng tráng” dưới bàn tay của nước Mỹ nổi trội nhất trong thế kỷ 20 vừa qua và được dự báo sẽ thăng hoa trong thế kỷ này. (Theo PRVN) Có ý kiến cho rằng các hoạt động của ngành PR cũng có lịch sử lâu như lịch sử văn minh nhân loại. Để xã hội có thể tồn tại, con người cần đạt được những thoả thuận tối thiểu nhất, và thoả thuận này thường đạt được thông qua tương quan con người và nhóm người với nhau. Nhưng đạt được thoả thuận thường đòi hỏi nhiều hơn việc đơn giản chỉ là chia sẽ thông tin; điều này đòi hỏi những yếu tố thuyết phục mạnh mẽ về phần của từng đối tượng liên quan trong quá trình đưa ra quyết định. Hôm nay, tính thuyết phục vẫn còn là lực lượng chủ yếu trong PR, và nhiều thủ thuật mà những chuyên gia PR hiện đại sử dụng nhằm thuyết phục đã được sử dụng bởi những lãnh đạo của bộ lạc, xã hội vài ngàn năm trước đây. Đài kỷ niệm và các hình thức nghệ thuật khác của thế giới cổ đại đã đưa ra những bằng chứng phản ánh những nổ lực sơ khai của việc thuyết phục công chúng – được xem như một hoạt động PR sơ khai. Đơn cử như Kim tự tháp, các bức tượng, các đền đài, hầm mộ, bức hoạ và những ký tự chữ viết sơ khai…Thử nhìn lại những kỹ thuật và công cụ sơ khai được sử dụng nhằm giúp các hoạt động thuyết phục nâng cao tính hiệu quả. Từ những khái niệm trên cho thấy, trong quá trình phát triển của mình, PR đã sử dụng nhiều kỹ thuật thuyết phục khác nhau đã chứng minh cho tính hữu ích và hiệu quả suốt nhiều thế kỷ. Như Theodore Lustig, giáo sư và sáng lập công ty Sun Chemical Corporation Communications đã từng tuyên bố “Tổ tiên loài người đã làm những gì họ có. Hai phương tiện truyền thông của họ, điêu khắc và đồng tiền, đã thể hiện rất hiệu quả công dụng, và công dụng của nó đã kết thúc và được xác định và khoảng thế kỷ thứ 4 trước công nguyên. ” Các công cụ và chiến lược PR trong suốt tiến trình lịch sử: Trong suốt tiến trình lịch sử: PR đã được sử dụng để khuyến kích chiến tranh, để vận động hành lang cho các nguyên nhân chính trị, để hỗ trợ các phe đẳng chính trị, để khuyến kích tôn giáo, để bán hàng, để tăng tiền tệ và để tuyến bố các sự kiện và con người. Thực vậy, hầu hết các tính năng mà xã hội hiện đại tìm thấy ở PR không mới, và PR thực hành hiện đại đã học rất nhiều từ việc nghiên cứu các chiến dịch thực hiện bởi các chuyên gia trước đây. Vào năm 1095, Pope Urban đệ II khuyến kích chiến tranh và ông ta truyền tải thông điệp theo các kênh mà ông ta có được thời bấy giờ nhằm đạt được mục đích. PR và các hoạt động liên quan đã được sử dụng nhằm khuyến kích tôn giáo trong suốt nhiều thế kỷ qua và chúng ta cũng đã hình thành được từ “tuyên truyền”. Tuy nhiên, các học giả về PR nhận thức rằng một trận chiến/Hoàng đế đạt được trong lịch sử những người nổi tiếng và các sự kiện đặc biệt không thể hoàn toàn giải thích tiến trình phát triển của PR, tầm nhìn vào các giai đoạn phát triển xã hội rất cần thiết cho việc am hiểu những sự kiện này. Các Chiến thuật PR trong suốt tiến trình lịch sử: Nhiều chức năng và công dụng của PR đã tồn tại trong suốt tiến trình lịch sử của nhân loại. Tuy nhiên, Những tính tương đồng không thể nói trước được trong PR thế kỷ 21, vì những điều này thường tùy thuộc và những phát minh liên quan gần nhất. Ví dụ, Nhiều PR hiện đại tùy thuộc vào truyền thông điện tử – điện thoại, fax, vệ tinh…và phương tiện truyền thông đa phương tiện: điện ảnh, radio và truyền hình. PR cũng đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự phát triển của lĩnh vực máy tính, đặc biệt là sự khám phá ra phương tiện truyền thông mới – đó là Internet và Intranet. Dĩ nhiên, không phải tất cả các chiến thuật của PR hiện đại có nguồn gần đây. PR vẫn còn sử dụng thuật hùng biện – được xem là có lịch sử ngang với lịch sử loài người; ký tự – có lịch sử bằng với trí tưởng tượng của loài người; và khẩu hiệu – có nguồn gốc kể từ khi con người sống bầy đàn. Trước cuộc cách mạng công nghiệp, giai đoạn quan trọng nhất trong tiến trình phát triển của PR được xem là có khoảng 100 năm tính từ khoảng thời gian 1450. Trong giai đoạn này, sự phục hưng đạt tới đỉnh cao, nhiều cải cách được bắt đầu và Châu Âu đã phát hiện ra Tân Thế Giới. Những sự kiện này đã cho con người cái nhìn mới về mình, về mọi người và về môi trường sống của họ. Giai đoạn này cũng đánh dấu sự ra đời của thời đại truyền thông mới: Vào khoảng năm 1450, Johann Gutenberg đã phát hiện ra kỹ thuật in và báo chí ra đời. Nhiều phát minh sau đó cũng đã tác động đến văn minh loại người. Những tính năng của những phát minh đó đã được các PR thực hành ứng dụng ngay: sách báo, bảng quảng cáo, truyền đơn, Thông cáo báo chí, báo chí…Dĩ nhiên là Những phương tiện truyền thông này đã tồn tại trước khi Guntenberg và báo chí, nhưng chưa bao giờ được sử dụng một cách hiệu quả nhằm gửi đến và thuyết phục nhiều người cùng một lúc. Như vậy lịch sử PR có thể tạm chia thành 5 giai đoạn như sau: - Giai đoạn Khởi nguyên PR tại nước Mỹ: 1600 – 1799 - Giai đoạn Truyền thông/Nền tảng: Kỷ nguyên Báo chí và tuyên truyền: 1800 – 1899 - Giai đoạn Phản ứng/Trả lời: Thời đại báo chí: 1900 – 1939 - Giai đoạn Hoạch định/Đề phòng: Giai đoạn phát triển PR như là một chức năng quản trị: 1940 -1979 - Giai đoạn chuyên nghiệp hoá: Kỷ nguyên của PR trong truyền thông toàn cầu: 1980-hiện nay. (Theo PRVN) Các Chức Năng Của PR Trong Suốt Tiến Trình Lịch Sử Có ý kiến cho rằng các hoạt động của ngành PR cũng có lịch sử lâu như lịch sử văn minh nhân loại. Để xã hội có thể tồn tại, con người cần đạt được những thoả thuận tối thiểu nhất, và thoả thuận này thường đạt được thông qua tương quan con người và nhóm người với nhau. Nhưng đạt được thoả thuận thường đòi hỏi nhiều hơn việc đơn giản chỉ là chia sẽ thông tin; điều này đòi hỏi những yếu tố thuyết phục mạnh mẽ về phần của từng đối tượng liên quan trong quá trình đưa ra quyết định. Hôm nay, tính thuyết phục vẫn còn là lực lượng chủ yếu trong PR, và nhiều thủ thuật mà những chuyên gia PR hiện đại sử dụng nhằm thuyết phục đã được sử dụng bởi những lãnh đạo của bộ lạc, xã hội vài ngàn năm trước đây. Đài kỷ niệm và các hình thức nghệ thuật khác của thế giới cổ đại đã đưa ra những bằng chứng phản ánh những nổ lực sơ khai của việc thuyết phục công chúng – được xem như một hoạt động PR sơ khai. Đơn cử như Kim tự tháp, các bức tượng, các đền đài, hầm mộ, bức hoạ và những ký tự chữ viết sơ khai…Thử nhìn lại những kỹ thuật và công cụ sơ khai được sử dụng nhằm giúp các hoạt động thuyết phục nâng cao tính hiệu quả. Từ những khái niệm trên cho thấy, trong quá trình phát triển của mình, PR đã sử dụng nhiều kỹ thuật thuyết phục khác nhau đã chứng minh cho tính hữu ích và hiệu quả suốt nhiều thế kỷ. Như Theodore Lustig, giáo sư và sáng lập công ty Sun Chemical Corporation Communications đã từng tuyên bố “Tổ tiên loài người đã làm những gì họ có. Hai phương tiện truyền thông của họ, điêu khắc và đồng tiền, đã thể hiện rất hiệu quả công dụng, và công dụng của nó đã kết thúc và được xác định và khoảng thế kỷ thứ 4 trước công nguyên. ” Các công cụ và chiến lược PR trong suốt tiến trình lịch sử: Trong suốt tiến trình lịch sử: PR đã được sử dụng để khuyến kích chiến tranh, để vận động hành lang cho các nguyên nhân chính trị, để hỗ trợ các phe đẳng chính trị, để khuyến kích tôn giáo, để bán hàng, để tăng tiền tệ và để tuyến bố các sự kiện và con người. Thực vậy, hầu hết các tính năng mà xã hội hiện đại tìm thấy ở PR không mới, và PR thực hành hiện đại đã học rất nhiều từ việc nghiên cứu các chiến dịch thực hiện bởi các chuyên gia trước đây. Vào năm 1095, Pope Urban đệ II khuyến kích chiến tranh và ông ta truyền tải thông điệp theo các kênh mà ông ta có được thời bấy giờ nhằm đạt được mục đích. PR và các hoạt động liên quan đã được sử dụng nhằm khuyến kích tôn giáo trong suốt nhiều thế kỷ qua và chúng ta cũng đã hình thành được từ “tuyên truyền”. Tuy nhiên, các học giả về PR nhận thức rằng một trận chiến/Hoàng đế đạt được trong lịch sử những người nổi tiếng và các sự kiện đặc biệt không thể hoàn toàn giải thích tiến trình phát triển của PR, tầm nhìn vào các giai đoạn phát triển xã hội rất cần thiết cho việc am hiểu những sự kiện này. Các Chiến thuật PR trong suốt tiến trình lịch sử: Nhiều chức năng và công dụng của PR đã tồn tại trong suốt tiến trình lịch sử của nhân loại. Tuy nhiên, Những tính tương đồng không thể nói trước được trong PR thế kỷ 21, vì những điều này thường tùy thuộc và những phát minh liên quan gần nhất. Ví dụ, Nhiều PR hiện đại tùy thuộc vào truyền thông điện tử – điện thoại, fax, vệ tinh…và phương tiện truyền thông đa phương tiện: điện ảnh, radio và truyền hình. PR cũng đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự phát triển của lĩnh vực máy tính, đặc biệt là sự khám phá ra phương tiện truyền thông mới – đó là Internet và Intranet. Dĩ nhiên, không phải tất cả các chiến thuật của PR hiện đại có nguồn gần đây. PR vẫn còn sử dụng thuật hùng biện – được xem là có lịch sử ngang với lịch sử loài người; ký tự – có lịch sử bằng với trí tưởng tượng của loài người; và khẩu hiệu – có nguồn gốc kể từ khi con người sống bầy đàn. Trước cuộc cách mạng công nghiệp, giai đoạn quan trọng nhất trong tiến trình phát triển của PR được xem là có khoảng 100 năm tính từ khoảng thời gian 1450. Trong giai đoạn này, sự phục hưng đạt tới đỉnh cao, nhiều cải cách được bắt đầu và Châu Âu đã phát hiện ra Tân Thế Giới. Những sự kiện này đã cho con người cái nhìn mới về mình, về mọi người và về môi trường sống của họ. Giai đoạn này cũng đánh dấu sự ra đời của thời đại truyền thông mới: Vào khoảng năm 1450, Johann Gutenberg đã phát hiện ra kỹ thuật in và báo chí ra đời. Nhiều phát minh sau đó cũng đã tác động đến văn minh loại người. Những tính năng của những phát minh đó đã được các PR thực hành ứng dụng ngay: sách báo, bảng quảng cáo, truyền đơn, Thông cáo báo chí, báo chí…Dĩ nhiên là Những phương tiện truyền thông này đã tồn tại trước khi Guntenberg và báo chí, nhưng chưa bao giờ được sử dụng một cách hiệu quả nhằm gửi đến và thuyết phục nhiều người cùng một lúc. Như vậy lịch sử PR có thể tạm chia thành 5 giai đoạn như sau: - Giai đoạn Khởi nguyên PR tại nước Mỹ: 1600 – 1799 - Giai đoạn Truyền thông/Nền tảng: Kỷ nguyên Báo chí và tuyên truyền: 1800 – 1899 - Giai đoạn Phản ứng/Trả lời: Thời đại báo chí: 1900 – 1939 - Giai đoạn Hoạch định/Đề phòng: Giai đoạn phát triển PR như là một chức năng quản trị: 1940 -1979 - Giai đoạn chuyên nghiệp hoá: Kỷ nguyên của PR trong truyền thông toàn cầu: 1980-hiện nay. (Theo PRVN) Tiểu Sử Ivy Ledbetter Lee (1877-1934): “Cha Đẻ Của Ngành PR” Sự nghiệp của Lee kéo dài qua giai đoạn kỷ nguyên truyền thông/nhập môn và các kỷ nguyên sau này Phản ứng/trả lời (1900-1939). Vào thời kỳ bình minh thế kỷ thứ 20, thời kỳ suy thoái của PR và có nguy cơ kết thúc. Nước Mỹ bây giờ đã trở nên hùng mạnh, quốc gia công nghiệp với nhiều thông tin báo chí và thông báo công chúng rộng rãi thông tin. Thời điểm đúng lúc cho kiểu thực hành nhằm có thể đồng bộ hoá và phối hợp các tính năng khác nhau – tuyên truyền, xúc tiến, đại diện báo – đã phát triển song hành với sự phát triển quốc gia. Sau khi tốt nghiệp trường Đạo học Princeton. Ivy Lee trở thành phóng viên của thành phố New York nhưng sau đó ông cũng từ bỏ công việc và trở thành một nhà tuyên truyền chính trị. Sau đó, năm 1904, Ông và George F. Parker thành lập Cục Tuyên Truyền Quốc Gia thứ 3. Trước năm 1906, ông đã rất thành công trong ngành PR non trẻ và đã đại diện cho George F. Baer và các đối tác khác (những người liên minh với đế chế taì chính J.P Morgan) trong lĩnh vực gây đầy tranh cãi dư luận đó là đình công trong ngành than đá. Lee đã xử lý vấn đề rất triệt để: Thành thật tuyên bố ông là nhà tư vấn công chúng, ông đã mời báo chí đặt câu hỏi, chuẩn bị thông cáo báo chí và đại diện cho khách hàng của ông với tư cách là người đại diện và truyền đạt thông tin. Bản tuyên bố nguyên tắc của Lee đã được phát hành vào năm 1906 cho các tổng biên tập các thành phố trên cả nước, đã dành được sự tôn trọng của mọi người dành cho ngành PR (và không làm tổn thương nhóm Baer). Cũng trong năm đó, Lee đại diện đường sắt Pennsylvania khi có tai nạn xảy ra ngay trên đường ray chính. Thay vì cố tìm cách ỉm đi sự việc, tai nạn, Lee đã mời phóng viên báo đài đến chứng kiến tai nạn và ông đã cung cấp tất cả những tình tiết liên quan đến cho phóng viên và hỗ trợ cho phóng viên ảnh. Kết quả là, Pennsylvania Railroad và ngành đường sắt đã nhận được sự ủng hộ của những tờ báo trong nhiều năm. Quan điểm của Lee rất xuất sắc, phong cách thẳng thắn, tất cả những đức tính đó có từ sự ngưỡng mộ của ông dành cho ngành PR và tài chính, và ông xem đó như là mục tiêu của mình nhằm yêu cầu các công ty phải trao đổi thông tin cho công chúng. Trước khi 30 tuổi, Lee đã đạt được tính chuyên môn, phần lớn là vì ông là người đã giới thiệu và đẩy mạnh tiêu chuẩn đạo đức đầu tiên. Sự nghiệp của Lee tiếp tục đạt được nhiều thành công bởi những ý kiến sáng tạo mang tính đột phá của ông. Ông bắt đầu làm việc cho gia đình Rockefeller năm 1913, lúc đó ông chứng kiến những “sự việc” về đình công mỏ than tại Colorado và dẫn đến kết quả là tai nạn được biết đến với tên Ludlow Massacre…. Lee có rất nhiều khách hàng bao gồm Hiệp Hội Thương Mại Nga Mỹ và German Dye Trust, giúp ông kiếm được 25.000 đô la trong một năm và Ông luôn liên quan đến những vấn đề PR – làm cách nào để bảo vệ công việc của ông trước tổ chức Nazi. Ông cũng đã bị phê bình rất nặng nề khi đã hỗ trợ cho Stalin của Liên Xô và những khuyến khích của ông cho mối quan hệ Mỹ – Xô. Lee đã từng viết “Mối quan hệ giữa công ty và con người…liên quan nhiều hơn những gì mình đang nói – nó liên quan đến cách làm.”. Tuy nhiên, Đó cũng chỉ là một ví dụ về tài năng PR của Ivy Lee mà ngày nay ông được biết đến không phải dựa vào những gì ông đã từng làm trong đỉnh cao sự nghiệp mà là những gì ông nói và làm khi ông mới độ khoảng 20 tuổi. (Theo PRVN)