Lời khuyên cho những người tự tập Guitar

Thảo luận trong 'Đời sống sinh viên' bắt đầu bởi duyen.only.it, 25 Tháng mười hai 2010.

  1. Offline

    duyen.only.it

    • Friends

    Số bài viết:
    569
    Đã được thích:
    522
    Điểm thành tích:
    350
    5 lời khuyên của tác giả Lê Thu, dịch giả của quyển Carruli - Methode de Guitare



    1. Tự học bao giờ cũng phải theo đúng phương pháp mà sách chỉ dạy.
    2. Đừng học vội vàng, đừng thấy dễ mà đọc sơ qua.

    3. Đừng cho bài học nào là khó cả.
    4. Hãy kiên nhẫn và tin tưởng ở lời chỉ dẫn để có kết quả tốt đẹp.

    5. Phải biết ép mình vào khuôn khổ học tập, lúc nào học lý thuyết, lúc nào thực hành.


    Nếu bạn học đàn với một thầy giáo, bạn sẽ không gặp khó khăn gì đặc biệt, vì thầy giáo sẽ hướng dẫn các bài học và bài tập vào những thời điểm thích hợp, và khi cần sẽ buộc bạn quay lại với những bài đã học khi cảm thấy có những điểm bạn bỏ sót hoặc chưa đạt yêu cầu. Tuy nhiên nếu bạn tự học, bạn phải hoàn thành nhiệm vụ vừa của một thầy giáo vừa của một học viên.

    Trước hết, quan trọng nhất là đừng tìm cách học quá nhanh. Việc bạn có thể đọc được nhanh những bài học không khó không có nghĩa bạn đã sẳn sàng cho những bài khó hơn. Việc tập các bài dễ cho nhuần nhuyễn rất có ích cho bạn khi tập các bài khó về sau. Phải xây dựng một nền tảng căn bản cần thiết. Việc chuyển nhanh qua các bài khó mà không có nền tảng vững chắc sẽ làm cho bạn thất vọng khi gặp khó khăn (điều này luôn xảy ra) và cho rằng mình không có khả năng. Đừng ngại tốn thời gian luyện những bài tập nhiều lần cho đến khi người thầy trong bạn cảm thấy hài lòng về người học viên trong bạn! Một giáo trình không thể tập nhanh hơn trong một khoảng thời gian tối thiểu là hai năm được.

    Kế tiếp hãy cực kỳ cẩn thận với các minh hoạ và hướng dẫn về thế tay. Thường thì người thầy phải mất nhiều tháng để chỉnh thế sai của bàn tay, và đây là điểm sai sót hay gặp đối với người tự học. Ngay từ đầu có thể bạn sẽ không quen với những thế này nhưng đó là những thế tay đã được định ra sau hàng thế kỷ kinh nghiệm của nhiều bậc thầy, các thế này tạo cho tay bạn sự khéo léo, thuận tiện và nhanh nhẹn cần thiết. Thế sai của bàn tay ở các bài đầu sẽ tạo khó khăn cho bạn khi học những bài khó hơn, và sẽ rất khó điều chỉnh khi những sai sót ấy trở thành cố tật rồi.

    Một điều quan trọng nữa là hãy dành một thời gian cho việc tập đàn mỗi ngày một cách kiên trì. Cũng giống như tập thể dục, bạn sẽ đạt thành công nếu cố gắng tích cực luyện tập đều đặn, thay vì chỉ tập khi nào mình thấy thích.

    Người thầy có thể lập đi lập lại một yêu cầu, trong khi sách tự học chỉ đề cập đến các kỹ thuật, bài học, bài tập một lần mà thôi. Bạn phải chịu khó hết sức đọc đi đọc lại những phần quan trọng nhiều lần. Tự học có thể đạt kết quả rất đáng ngạc nhiên, nhưng bạn phải hết sức kỹ lưỡng và tỉ mỉ trong vai trò vừa là thầy vừa là học viên của mình!

    (Chọn lọc và trích từ quyển học đàn guitar solo của Frederick M. Noad)

    Cần thiết phải biết nhạc lý

    Cần thiết phải biết nhạc lý. Khó chấp nhận việc tự luyện mà không cần thị tấu trước. Thứ nhất bạn phải có khả năng đọc và hiểu một bản nhạc trước khi tập để có thêm hứng thú. Thứ hai, bạn sẽ có thêm hứng thú là đã có thể đọc và hiểu nhanh những hợp tuyển, sưu tập như bạn đọc một quyển sác. Thứ ba, bạn có thể gặp gỡ các nhạc sĩ khác để chơi những bản duo và hoà tấu.



    Những tay đàn ghita thường là những người nổi tiếng đọc nốt nhạc kém so với những người chơi các nhạc cụ khác. Họ thường có khuynh hướng học những bản nhạc theo từng ô nhịp một, cố gắng nhớ khi chơi đàn. Nếu tránh được khuyết điểm này, bạn có thể tiến bộ nhanh hơn về lâu dài và có khả năng trở thành một nhạc sĩ hoàn hảo!

    Hai quy tắc cần nhớ:

    1. Học đếm khi bạn đang đọc
    2. Liên tục nhìn vào bản nhạc, không nhìn vào bàn tay trái và phải của mình

    Học Thuộc bản nhạc

    Khi tập đàn, bạn cần phải có khả năng nhìn bản nhạc và đánh đàn. Tuy nhiên để chơi một bản nhạc một cách chính xác và tin tưởng như khi biểu diễn, cần phải học thuộc lòng. Thuộc lòng giúp bạn nhìn bàn tay trái và kiểm soát các ngón tay cho chúng đứng thẳng trên phím. Nó cũng giúp tránh được sự phân tâm giữa bản nhạc và nhạc cụ.

    Khi nào cần học thuộc?


    Vì nhớ một bản nhạc giúp người đàn chơi dễ dàng nên nhiều người rơi vào bẫy này bằng cách học thuộc ngay khi mới bắt đầu tập. Chẳng hạn, lần đầu tiên xem bản nhạc, họ bắt đầu học nhịp và nốt của một hoặc hai ô nhịp rồi tập bàn tay trái cho đến khi thạo. Sau đó lại thêm vài ô nhịp kế tiếp. Sự tai hại ở đây gấp đôi. Thứ nhất không nắm được toàn bộ bản nhạc để biết tính liên tục từ đoạn này đến đoạn kia ra sau. Thứ hai, phần nhạc bị bỏ qua nhanh đến nỗi không hình dung được bản nhạc, vì thế các nốt trở nên vô nghĩa và người học cách này không thể trở lại với phần nhạc khi đột nhiên bị ngắt quãng. Lúc đó bản nhạc như hoàn toàn mới.

    Vì thế, học chơi bản nhạc từ lúc khởi đầu cho đến lúc chấm dứt, với các ngón tay hoàn toàn chính xác và chơi một cách liên tục dù chậm trước khi thuộc nó.

    Học thuộc bằng cách nào?

    Cách thuộc an toàn nhất là không chỉ thuộc ngón nào phải làm gì và các mẫu mực và hình dạng trên cần đàn mà còn phải hình dung được bản nhạc. Điều này chỉ khó đối với những người bắt đầu học vì lúc ấy bản nhạc tự nó chỉ có một chút ý nghĩa thôi. Sự hình thành một thói quen tốt trong giai đoạn này sẽ mang lại nhiều lợi ích về sau.

    Sau đây là những đề nghị.


    1. Cho là bạn đã chơi bản nhạc này nhiều lần, hãy bắt đầu chơi bản nhạc và thử xem bạn có thể chơi trong bao lâu mà không cần nhìn vào bản nhạc.

    2. Khi bị ngưng giữa chừng, phải tìm ra chỗ bạn bị ngưng, và không chơi thử xem bạn có nhận ra thêm được một vài ô nhịp nữa không.

    3. Để nhạc sang một bên , bạn bắt đầu đàn lại và để ý xem bạn có tiến bộ thêm được bao nhiêu. Nếu lại bị ngừng, bạn tiếp thục theo cách ấy. Nhớ rằng vừa đàn vừa nhìn bản nhạc không giúp bạn thuộc được bản nhạc.

    Bài tập hằng ngày

    Thói quen tập luyện kỹ thuật hằng ngày có lợi nhiều vì nó mang lại những ưu điểm cần đạt được và loại bỏ những khuyết điểm cần bỏ. Một vài bài tập được chọn lọc cẩn thận có thể thay thế hàng giwò ôn tập những bài học cũ và đảm bảo cho bạn một kỹ thuật cao hơn trên guitar. Điều này được chứng minh bởi một câu chuyện có thật như sau.

    Một tay guitar hoà tấu nổi tiếng được nhập ngũ. Lo sợ sẽ quên mất kỹ thuật anh ta dành ra 40 phút một ngày , thời gian tối đa mà anh ta cho là đủ để duy trì phong độ. Sau hai năm quân dịch, chẳng những anh ta duy trì được khả năng chơi đàn mà còn tiến bộ hơn trước. Sau đó anh ta bảo, kỹ thuật không dừng lại ở một chỗ mà chỉ có thể tiến hoặc lùi!

    NHẠC CẢM

    Khi đã vượt qua được những khó khăn kỹ thuật căn bản, điều quan trong phải nhớ là mục tiêu chơi một nhạc cụ là không phải phát ra nốt mà phát ra nhạc. Nhạc là một phương tiện diễn tả và truyền đạt. Vì lý do ấy nhạc được xem như một ngôn ngữ. Ngôn ngữ nói được chia ra thành câu cú, đoạn văn mạch lạc. Cùng một cách ấy, khi ta nói, ta dùng giọng điệu ở nhiều cao độ và âm lượng khác nhau, vì ta biết một giọng đều đều là vô cảm và buồn chán.

    Có một vài bước đơn giản làm cho bản nhạc có hồn hơn. Trước tiên là kiểm tra các thông tin ở đầu bản nhạc. Thường đầu đề là một chỉ dẫn có tính cách chung của cả bản nhạc và là điểm đầu tiên phải chú ý. Nếu đầu đề là Air (làn điệu) , Song Tune (điệu bài ca), Aria (điệu hát) rõ ràng là nhà soạn nhạc muốn nói bản ấy có tính thi cảm và thanh tao. Ngược lại, nếu đầu đề dưới dạng múa như Minuet, Jig, Waltz, ... là nhịp điệu chuẩn xác được chỉ định. Một chỉ dẫn khác là tốc độ tempo có nhiều ý nghĩa hơn chứ không chỉ là một sự thay đổi tốc độ. Chẳng hạn lento maestôso có nghĩa là yêu cầu kiểu trình diễn chậm và oai vệ.

    Bước kế tiếp ;là quan tâm đến những dấu sắc thái. Nếu đó là chỉ dẫn của nhà soạn nhạc chúng ta phải ghi nhận và thực hiện cẩn thận. Nếu chủ yếu do các nhà xuất bản gợi ý thay đổi vì lý do nào đó, thì ta cần phải xem xét lại. Nhớ rằng ghita không phải là nhạc cụ có âm lượng lớn và đặc biệt quan trọng ;là biết khai thác phạm vi mà nó cho phép. Khi phải diễn lại một đoạn nhạc, có thể chơi lớn tiếng lần đầu và nhẹ ở lần sau, như vậy nét nhạc sẽ hay hơn chứ không đơn thuần là một sự diễn tấu lập lại.

    Sau khi nắm vững những lý thuyết trên, đã đến lúc thử nghiệm. Hãy cố gắng thấy được nội dung bản nhạc cần phải thể hiện như thế nào và đặc biệt không gấp gáp đi từ phần này đến phần kia. Một sai lầm thông thường người học đàn mắc phải là rút ngắn lại một nốt dài ở cuối mỗi câu để có thể đi tiếp đến nốt khác mà không nghỉ đúng trường độ. Kết quả là đã chơi gấp rút và nóng vội. Nhạc sĩ chuyên nghiệp sẽ kinh nghiệm ở chỗ vẫn hgiữ trường độ của nốt và không ngại cho nhạc "thở", nghĩa là chỉ nghỉ một chốc ở cuối mỗi đoạn như thể để thở vậy.

    Một cách để tăng kiến thức và hiểu biết âm nhạc là biết lắng nghe một cách thông minh. Tuy không có gì hay bằng nghe nhạc sống nhưng các đĩa nhạc cũng có thể mang lại cho bạn hiểu biết thêm về các nhạc sĩ tiếng tăm. Chúng giúp bạn so sánh một bản nhạc qua các cách thể hiện khác nhau và giúp bạn hiểu tại sao hai nhạc sĩ có thể có quan điểm và phong cách biểu diễn khác nhau về một bản nhạc. Không chỉ tập trung lắng nghe tiếng ghita mà thôi, còn phải biết thêm về các nhạc cụ khác nữa.

    Chúc các bạn học tốt!!
    IMEngoisaobang thích bài này.

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí