Một số trò chơi hoạt động đoàn thể

Thảo luận trong 'Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Hội Sinh' bắt đầu bởi hongoctrien, 10 Tháng mười 2010.

  1. Offline

    hongoctrien

    • Friends

    Số bài viết:
    2.449
    Đã được thích:
    2.464
    Điểm thành tích:
    2.431
    Tình hình là 4rum mình chuẩn bị off, mình xin gửi lên đây một số trò chơi nhỏ thường được sử dụng trong các hoạt động tập thể. BQT có thể tham khảo.

    Cao - Thấp - Dài - Ngắn
    * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
    * Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
    * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
    * Thời gian: 5 -> 7 phút
    Cách chơi: quản trò (hành động tay của mình) hô: Cao – Thấp – Dài – Ngắn. Người chơi làm theo lời quản trò, quản trò phải dần dần làm nhanh để người chơi dễ bị sai
    ** Chú ý: quản trò phải cho người chơi làm nháp 1 lần rồi mới bắt đầu.
    Đố nghề
    * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
    * Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
    * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
    * Thời gian: 5 -> 7 phút
    Cách chơi: Quản trò chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng. Quản trò sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì. Quản trò phải diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm.
    Thi tìm những con vật có từ láy
    * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
    * Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
    * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
    * Thời gian: 5 -> 7 phút
    Cách chơi: trong hội trường có bảng (nếu có). Quản trò chia ra làm 3 -> 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên, quảntrò sẽ ra mật hiệu cho các bạn là “Tìm những con vật có từ láy”
    Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm, …

    4 đội 1 lượt và 1 người viết con này xong chạy về cho người khác lên viết tiếp … Trong vòng 5 phút đội nào viết được nhiều con vật có từ láy nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc.

    Nói và làm ngược

    * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
    * Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
    * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
    * Thời gian: 5 -> 7 phút
    Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
    - Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”
    - Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
    - Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
    - Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
    Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt.


    Con thỏ ăn cỏ

    * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
    * Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
    * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
    * Thời gian: 5 -> 7 phút
    Cách chơi:
    - Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”
    - Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ”
    - Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “ăn cỏ”
    - Người chơi: làm theo và nói “ăn cỏ”
    - Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước”
    - Người chơi: làm theo và nói “Uống nước”
    - Quản trò: đưa tay lên lỗ tai hô “chui vô hang”, chấp tay lại hô “thỏ ngủ”
    Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú ý phải làm dần dần nhanh (có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác nhau).


    Tôi bảo

    * Mục đích: tạo không khí vui tươi
    * Số lượng: không hạn chế
    * Địa điểm: ngoài sân, trong phòng
    * Thời gian: 2 -> 3 phút
    * Ban tổ chức: 1 quản trò

    Cách chơi:
    - Quản trò hô: “Tôi bảo tôi bảo”
    Người chơi hỏi: “Bảo gì bảo gì”
    - Quản trò nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay 2 cái”
    Người chơi: vỗ tay 2 lần
    Khi quản trò hô “tôi bảo” thì người chơi phải làm theo. Nếu như quản trò không nói “tôi bảo” mà người chơi làm thì sẽ bị phạt.




    Mưa rơi

    * Mục đích: tạo không khí sinh động
    * Số lượng: không hạn chế
    * Địa điểm: ngoài sân, trong phòng
    * Thời gian: 2 -> 3 phút
    * Ban tổ chức: 1 quản trò

    Cách chơi: người chơi trong phòng hoặc ngoài sân. Quản trò giơ tay lên cao thì nói “Mưa rơi mưa rơi” – quản trò đưa tay càng cao thì người chơi vỗ tay càng lớn – quản trò đưa tay thấp xuống thì người chơi vỗ tay càng nhỏ. Quản trò phải nhanh nhẹn đưa tay lên xuống liên tục – trò chơi không có phạt.


    Con muỗi

    * Mục đích: tạo không khí vui vẻ
    * Số lượng: 50 -> 70 người
    * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
    * Ban tổ chức: 1 quản trò

    Cách chơi: người chơi đứng thành hàng dài, dọc, ngang
    - Quản trò (hô to): “Tay đâu” (2 lần)
    - Người chơi (hô to): “Tay đây” (2 lần)
    Quản trò bắt bài hát: “Mình dài dài dáng thon thon ngày ngày chui rút ở trong bụi rơm,chiều tà tà tối bay ra nhằm vào con mắt mà chích người ta” – và người chơi làm theo hành động chích vào mắt người bên phải mình. Quản trò tiếp tục đưa ngón tay lên và làm con muỗi – người chơi cũng tiếp tục đưa ngón tay lên và cùng với quản trò kêu “O …O” và quản trò la to “cắn vào má” và người chơi làm theo quản trò lại hô to “đập” và người kế bên “đập” thật mạnh vào con muỗi.

    Người chơi phải làm theo lời nói của quản trò chứ không làm theo hành động của quản trò.

    Ví dụ: quản trò nói cắn vào miệng mà tay của quản trò cắn vào tai thì người chơi không làm theo – nếu làm sai sẽ bị phạt.

    Ba - Má - Tôi

    * Mục đích: rèn luyện phản xạ nhanh
    * Số lượng: 70 -> 100 người
    * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
    * Thời gian: 3 -> 5 phút
    * Ban tổ chức: 1 quản trò

    Cách chơi: người chơi đứng thành vòng tròn, quản trò chỉ tay lên đầu nói đây là “Ba” – chỉ tay lên má nói “Má” – chỉ tay xuống khỏi cổ và nói đây là “Tôi”. Người chơi làm theo các động tác của quản trò. Quản trò có thể nói “Ba má” thì người chơi phải dùng 2 tay (1 tay chỉ lên đầu, 1 tay chỉ lên má) …

    Này bạn vui

    * Mục đích: tạo không khí sinh động
    * Số lượng: không hạn chế
    * Địa điểm: trong phòng
    * Thời gian: 3 -> 5 phút
    * Ban tổ chức: 1 quản trò

    Cách chơi: người chơi trong hội trường, quản trò bắt bài hát “Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (1, 2). Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (1, 2). Này bạn vui mà muốn tỏ ra mà lòng bạn nôn nao cho quanh đây biết lòng bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (1, 2)” – Người chơi vỗ tay theo nhịp đếm 1, 2 của quản trò. Quản trò có thể thay đổi “vỗ tay” thành “dậm chân” hoặc “gật đầu”.


    Trò chơi biểu tượng

    * Mục đích: tạo vui nhộn
    * Số lượng: 70 -> 100 người
    * Địa điểm: ngoài sân
    * Thời gian: 5 -> 7 phút
    * Ban tổ chức: 1 quản trò

    Cách chơi: người chơi đứng thành vòng tròn, tất cả vừa ca vừa nhảy múa. Khi nghe tiếng còi “te” các bạn đang đứng ở tư thế nào thì đứng ở tư thế đó – sau đó khi nghe tiếng còi “tích” các bạn lại tiếp tục nhảy múa. Khi nghe tiếng còi “tích” mà các bạn chưa đứng im thì bạn đó sẽ bị phạt.



    Bà Ba buồn Bà Bảy


    * Mục đích: tạo vui nhộn
    * Địa điểm: trong phòng
    * Ban tổ chức: 1 quản trò
    * Số lượng: 2 đội mỗi đội mang tên bà ba – đội kia mang tên bà bảy. Hai bên sẽ đọc tên đội mình cộng thêm một (động từ – trạng từ – tính từ…) có chữ đầu là chữ “B” và cuối câu là tên của đội kia.

    Thí dụ: Bà ba buồn bà bảy
    Bà bảy bắn bà ba
    Người quản trò chỉ định đội nào nói trước – đội đó sẽ cử 1 người đại diện đứng lên đối đáp. Đội nào cuối cuộc chơi mà bí là đội đó thua.

    ** Chú ý: không được trùng câu đội kia đã nói.

    Tai đây - mũi này

    * Mục đích: rèn luyện tính phản xạ nhanh
    * Địa điểm: trong phòng, trên xe
    * Số lượng: 50 người, không chia đội
    * Thời gian: 20 phút
    * Ban tổ chức: 1 người nhanh nhẹn, hài hước

    Cách chơi: tay phải giữ lấy mũi, tay trái giữ lấy tai trái (quy định cho tất cả). Người quản trò hô “Tai đây mũi này” thì tất cả đồng loạt đổi tay – tay trái giữ lấy mũi – tay phải giữ lấy tai trái.

    ** Chú ý: để trò chơi khó hơn người quản trò quy định thêm sau khi buông tay để đổi mọi người phải vỗ tay 1 cái thật lớn. Người quản trò phải nhanh tay và nhanh mắt để bắt những người phạm lỗi để phạt.


    Múa hình tượng

    * Mục đích: trò chơi là những bài học ôn lại lịch sử, các danh nhân anh hùng
    * Số lượng: có 2 đội tham gia, mỗi đội từ 8 -> 10 người
    * Địa điểm: trong phòng, tập trung tại sân bãi rộng
    * Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển
    * Thời gian: có thể quy định
    * Vật dụng: hãy liệt kê tất cả tên những danh nhân, anh hùng dân tộc của đất nước. Tìm hiểu những hành động, cử chỉ, dáng đứng… đã trở thành hình tượng (hình ảnh quen thuộc trong lòng dân).

    Cách chơi: mỗi đội lần lượt cử 1 đại diện lên sân khấu (đứng trước đội mình) diễn tả hành động hay tạo dáng hình tượng 1 danh nhân, anh hùng dân tộc nào đó để cho đội mình đoán và nêu tên. Mỗi đội có 5 lần ra lời đố, mỗi lượt trả lời quy định cho trả lời 1 lần, đội nào có nhiều câu trả lời đúng đội đó thắng.

    ** Chú ý: trước lúc ra lời đố, người đại diện phải đưa đáp án trước cho trọng tài.

    Bà Ba đi chợ

    * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, tính phản ứng nhanh
    * Số lượng: ít nhất 2 đội tham gia – mỗi đội từ 4 -> 10 người
    * Vật dụng: mỗi đội gồm giấy + viết
    * Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển
    * Địa điểm: trong phòng
    * Thời gian: trong vòng 10 phút

    Cách chơi: tìm trái cây, thức ăn, vật dụng … theo chữ. Hai đội vào vị trí riêng biệt của mình – giấy viết đặt phía trước mỗi đội cách xa 2 -> 4m. Khi nghe hiệu lệnh thứ tự từng người (của mỗi đội) lên ghi những trái cây có chữ “N” đứng đầu vào giấy, sau 30 giây đến 1 phút trọng tài ra hiệu lệnh cho những người thứ nhất về cho những người thứ hai lên … Sàu cùng thời gian đội nào ghi được nhiều nhất đội đó thắng (Trò chơi có thể thay đổi nhiều nội dung: từ mua trái cây đến mua thịt, cá, con vật,…).

    Tin mật

    * Mục đích: rèn luyện khả năng nhớ
    * Vật dụng: 1 cây viết + mảnh giấy trắng
    * Số lượng: mỗi nhóm 10 người, chia nhiều đội
    * Ban tổ chức: 1 người, soạn sẵn những nội dung thông tin vào mảnh giấy (không quá 5 dòng)
    * Địa điểm: trong phòng hoặc ngoài sân

    Cách chơi: tất cả các đội xếp hàng dọc, người quản trò (người điều khiển) cho người đứng đầu hàng đọc nội dung của bản thông tin (tất cả cùng chung 1 bản). Thứ tự từ đội thứ nhất truyền tin cho người thứ hai bằng cách (nói nhỏ vào tai) – cứ thế người trước truyền tin cho người sau – người cuối cùng nhận tin và ghi vào giấy và trao cho người điều khiển. Đội nào có nội dung bản tin giống bản tin gốc nhất là đội đó thắng.


    Địa danh Việt Nam

    * Mục đích: sự hiểu biết về địa danh đất nước
    * Số lượng: mỗi nhóm 5 -> 10 người (có từ 2 nhóm trở lên)
    * Vật dụng: trang bị giấy viết cho mỗi nhóm, hoặc trang bị bảng + phấn chia ô cho mỗi nhóm
    * Thời gian: 5 -> 10 phút
    * Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển
    * Địa điểm: trong phòng, trên xe

    Cách chơi: các đội sẽ ghi lên bảng tên các Tỉnh, Thành phố, Huyện, Thị xã (thuộc Tỉnh) trong toàn cả nước. Quy định: chữ đầu của từ cuối Tỉnh trước là chữ đầu của từ đầu Tỉnh sau.

    Thí dụ: Hà Nội, Nghệ An, An Lão (Huyện của Tỉnh Hải Phòng), Long Thành (Đồng Nai), …
    Không được lập lại – nếu lặp lại sẽ bị trừ điểm địa danh đó nhưng tiếp theo vẫn được tính, sau khoảng thời gian đội nào có nhiều địa danh đội đó thắng.

    Xé giấy

    * Mục đích: sự hiểu ý giữa các thành viên trong đội
    * Số lượng: chia 2 đội (Nam – Nữ đều nhau)
    * Vật dụng: những miếng giấy giống nhau
    * Ban tổ chức: 1 người

    Cách chơi: mỗi đội lần lượt cử 1 Nam 1 Nữ lên thực hiện. Nam + Nữ đứng xoay lưng lại với nhau – 2 người cầm 2 miếng giấy – sau đó 1 trong 2 người sẽ ra lệnh cho người kia gấp giấy rồi xé. Những người phía dưới (không tham gia) không được nhắc nhở cho đội mình, sau 1 thời gian như nhau đội nào có số đôi (giấy xé giống nhau) nhiều là đội đó thắng.


    Tìm tên bài hát

    * Cũng tương tự các trò chơi trên – tuy nhiên trò chơi này có thể áp dụng trong 1 cuộc tập trung hội họp – phần thưởng sẽ áp dụng cho từng cá nhân.

    Cách chơi: mời 1 số bạn bước lên sân khấu xếp hàng ngang. Người điều khiển ra điều kiện: hãy tìm tên bài hát có từ (mẹ, xuân, hoa, tình,…) và hát lên 1 vài câu của bài hát đó. Trò chơi áp dụng luật (nốc ao) cho từng bạn 1 -> 2 người cuối cùng sẽ được lãnh giải vô địch.

    ** Chú ý: các từ quy định: mẹ, xuân, hoa, tình,… phải viết trước để khách quan hơn..


    Cuộc thi thử tài hiểu biết âm nhạc

    * Mục đích: sự hiểu biết, suy đoán nhanh
    * Số lượng: có nhiều đội (mỗi đội 10 người) – ngồi táchbiệt nhau trong phòng, trên xe, …
    * Ban tổ chức: 1 người
    * Vật dụng: phải soạn nội dung vào giấy để thi đố, ca
    * Địa điểm: trong phòng

    Cách chơi: người điều khiển hát lên 1 câu đầu hoặc câu cuối trong bài hát – sau 5 giây 2 đội xung phong trả lời và hát lại bài hát. Đội nào trả lời nhanh, đúng (tên bài hát – tên tác giả – hát lại bài hát đó) thì được 4 điểm, sai phần nào trừ điểm phần đó. Cuối cuộc thi cộng điểm các đội, đội nào có nhiều điểm thì đội đó thắng.

    Cùng sở thích

    * Mục đích: tạo sự thoải mái, vui tươi, làm quen
    * Địa điểm: trong phòng
    * Vật dụng: một người 1 mảnh giấy trắng
    * Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
    * Số lượng: không hạn chế, chia thành 2 nhóm Nam – Nữ

    Cách chơi: 2 nhóm ngồi riêng biệt, mỗi người sẽ ghi những sở thích của mình (trung thực) vào miếng giấy, gồm:
    - Họ tên
    - Cao, cân nặng
    - Sở thích: Hoa, màu sắc, phim, ca nhạc, nhiếp ảnh, thể thao,…
    - Nguyện vọng trở thành: kỹ sư, bác sĩ, ca sĩ,…

    Sau đó gom vào 2 cái nón và trao đổi (của Nam cho Nữ – của Nữ cho Nam). Sau khi trao đổi các mảnh giấy được chia đều cho mọi người (chưa được mở ra xem). Sau đó thứ tự từng người một đứng lên giới thiệu về mình và mở giấy ra đọc những sở thích của mình. Ai có trùng sở thích và các điều kiện khác được quà của BTC.



    Tình yêu có lời

    * Mục đích: vui tươi, lành mạnh, khôi hài, …
    * Số lượng: 20 hoặc 40 người (đồng đều Nam – Nữ)
    * Vật dụng: mỗi đội 5 miếng giấy nhỏ
    * Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
    * Địa điểm: trên xe, trong phòng

    Cách chơi: chia Nam và Nữ ra 2 nhóm trong phòng, bên Nam sẽ cùng nhau bàn luận và ghi 5 câu hỏi (tỏ tình) vào 5 miếng giấy – bên Nữ sẽ ghi 5 câu (từ chối) vào 5 miếng giấy. Sau 10 phút 2 đội đổi giấy cho nhau, sau đó tuần tự đọc câu tỏ tình (bên Nữ đọc) – có thể bình chọn những câu hay nhất, xuất sắc nhất.

    ** Chú ý: nếu số người ít có thể quy định mỗi người ghi một câu.



    Trăm nghe không bằng một thấy

    * Mục đích: sự suy đoán
    * Số lượng: không hạn chế
    * Địa điểm: trong phòng
    * Vật dụng: mỗi người 1 tờ giấy (có thể giống nhau)
    * Ban tổ chức: 1 người quản trò nhanh nhẹn
    * Chuẩn bị: mỗi người 1 tờ giấy cầm trên tay, cả người quản trò

    Cách chơi: người quản trò sẽ hò, cầm giấy lên, gấp đôi dọc, gấp tiếp, gấp ngang,… xé 1 góc đối diện. Sau khi xé, người quản trò quay lại đề nghị mọi người mở tờ giấy ra.

    ** Chú ý: chắc chắn rằng sẽ có rất ít người có miếng giấy có những lỗ khuyết giống người quản trò. Sau đó mời 1 người lên làm hướng dẫn: có thể ra điều kiện ai giống mảnh giấy của người hướng dẫn, thì người đó được quà.



    Hỏi - Trả lời

    * Mục đích: tạo sự vui tươi, hóm hỉnh, gần gũi
    * Số lượng: 40 người (Nam, Nữ), chia làm 2 nhóm: nhóm Nam và nhóm Nữ
    * Vật dụng: mỗi người 1 miếng giấy trắng nhỏ, 2 cái nón cho 2 nhóm
    * Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
    * Địa điểm: trong phòng, trên xe

    Cách chơi: trên miếng giấy các bạn bên Nữ ghi 1 câu hỏi bất kỳ – còn bên Nam tưởng tượng ra 1 câu trả lời bất kỳ. Sau đó gom tất cả vào chiếc nón của nhóm mình – sau khi xong 2 nhóm cử ra 2 người lần lượt lên bốc câu hỏi – câu trả lời đọc lên cho mọi người nghe (lần sau có thể làm ngược lại: Nam hỏi – Nữ trả lời).



    Cây sen

    * Mục đích: rèn luyện phản ứng nhanh
    * Số lượng: 20 -> 30 người, không chia đội
    * Tổ chức: 1 quản trò
    * Địa điểm: trong phòng

    Cách chơi: người quản trò hô: “Nụ sen” – người chơi úp 2 lòng bàn tay lại tạo thành nụ sen. Người quản trò hô: “Hoa sen” – người chơi xòe 2 lòng bàn tay tạo dáng cong như bông hoa sen. Người quản trò hô: “Lá sen” – người chơi xòe thẳng bàn tay tạo thành lá sen. Người quản trò hô “Trái sen” – người chơi úp 2 bàn tay lại tạo thành trái…

    Khi tất cả mọi người đã hiểu cách chơi, làm quen tay thì người quản trò quy định “làm theo lời nói của tôi chứ không làm theo hành động của tôi” – sau đó cuộc chơi diễn ra theo sự dẫn dắt của người quản trò (lời nói làm ngược động tác).

    ** Chú ý: người quản trò tinh mắt bắt phạt những người làm sai động tác để tạo không khí hấp dẫn lôi cuốn. Tương tự có thể chuyển thành nụ hoa, thì thụt, nắm mở…



    Suy luận

    * Mục đích: phát huy trí tưởng tượng, sự suy luận và tinh thần đồng đội
    * Địa điểm: trong phòng, trên xe
    * Tổ chức: 1 quản trò
    * Số lượng: 20 người đến 30 người, chia thành 2 đội

    Cách chơi: người quản trò chia số người chơi thành 2 đội (A và B), đồng thời chỉ định đội nào sẽ chơi trước.

    Đội A (được chỉ định trước) cử 1 người lên giao đáp án cho trọng tài (người quản trò): “Chúng tôi sẽ đố đội B về con gà” – sau đó đội A quay sang đội B kể 1 vài đặc điểm (giới hạn là 5 đặc điểm).

    Thí dụ: Đố con gà – Nó là vật nuôi, nó có lông, nó có đuôi,…
    Bên A kể ra 5 đặc điểm xong, sau 30 giây bên B phải trả lời (cử 1 người đại diện) và chỉ được trả lời 3 lần (tuỳ quy định). Nếu không đúng là thua.

    ** Chú ý: chỉ lấy thông tin từ người đại diện, tránh tình trạng lộn xộn.



    Phản xạ nhanh

    * Mục đích: tạo sự nhanh nhạy, phản xạ
    * Địa điểm: trong phòng, …
    * Tổ chức: 1 quản trò
    * Số lượng: cả tập thể

    Cách chơi: người quản trò phổ biến trò chơi gồm 3 động tác: vỗ tay, đứng lên, ngồi xuống. Khi quản trò hô vô tay thì tất cả cùng vỗ tay và làm theo vỗ tay 1 cái… với động tác đứng lên, ngồi xuống cũng vậy… Sau khi đã chơi thử, người quản trò phổ biến lại trò chơi (khó hơn): quản trò hô vỗ tay thì tất cả vỗ tay nhưng động tác thì đứng lên – khi quản trò hô đứng lên thì tất cả nói đứng lên nhưng động tác thì ngồi xuống – người quản trò hô ngồi xuống thì tất cả ngồi xuống nhưng động tác thì đứng lên… Cứ thế trò chơi tiếp tục – ai làm sai sẽ bị mời ra và chịu hình phạt do người quản trò áp dụng.



    Cử đại diện

    * Điều kiện: như trò chơi “Suy luận”

    Cách chơi: đội A cử đại diện của mình sang đội B lấy thông tin, sau đó về truyền lại thông tin cho đội mình bằng diễn đạt động tác cho mọi người hiểu (không được nói).

    Thí dụ: đội B cho thông tin người đại diện đội A là: “Chúng tôi cần 1 chiếc nón” – sau đó người đại diện sẽ diễn tả bằng hành động, động tác cho đội nhà đoán nội dung, sau 2 lần đội A phải nêu được thông tin (cho phép nói 2 lần) – nếu không nói được là thua.

    ** Chú ý: nếu đội nào thua phải chịu hình phạt chung cho cả đội.



    Nếu thì

    * Mục đích: tạo không khí vui tươi, thân mật
    * Tổ chức: 1 quản trò điều khiển
    * Địa điểm: chơi trong phòng học
    * Số lượng: không hạn chế, chia 2 đội nam và nữ

    Cách chơi: Nam, nữ ngồi riêng biệt, mỗi người trang bị 1 miếng giấy nhỏ. Quy định cho bên Nam ghi vào giấy bắt đầu bằng chữ “Nếu” – còn bên nữ bằt đầu bằng chữ “Thì”. Sau 3 phút lần lượt mời 1 bạn Nam lên đọc câu của mình sau đó mời bạn Nữ tiếp tục đọc câu của mình… Trò chơi tiếp tục, hướng dẫn làm sao tất cả lần lượt tự giác đứng lên đọc câu của mình (như 1 trò chơi hát đối đáp), câu nào có ý nghĩa thì vỗ tay tán thưởng hoặc tặng quà lưu niệm.



    Tìm bạn

    * Mục đích: tạo sự vui tươi, thân mật
    * Số lượng: 30 -> 40 người, chia 2 đội Nam và Nữ
    * Vật dụng: giấy rôky cắt hình trái tim
    * Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
    * Địa điểm: trong phòng hội trường
    * Vật dụng: cắt giấy hình trái tim, sau đó cắt trái tim làm 2 mảnh sao cho không đường cắt nào giống nhau, số lượng phụ thuộc người chơi

    Cách chơi: phát một nửa trái tim đều cho Nam và Nữ (trên nửa của Nam ghi “Nếu”, còn bên Nữ ghi “Thì”. Sau khi nghe hiệu lệnh tất cả các đôi Nam, Nữ tìm nửa của mình ghép lại, đôi nào nhanh nhất sẽ được giải – sau đó lần lượt từng đôi đọc lên những câu viết của mình.



    Liên khúc đầu và đuôi

    * Điều kiện chơi: như trò chơi “Hội thi hoa kiểng”, nhưng thay vì gọi tên hoa thì hai đội cùng thi hát.

    Cách chơi: đội A ca lên một câu trong bài hát bất kỳ, khi kết thúc ở từ nào ở cuối câu thì từ đó phải là từ đầu câu của bài hát đội B.
    Thí dụ: - Đội A hát: Thanh niên ta sẵn sàng vì ngày mai xây dựng tổ quốc yên vui…
    - Đội B phải hát: Vui đã nhiều rồi bây giờ mình chia tay…

    Quy định: đội nào tới lượt mình mà không tìm được câu hát (trọng tài đếm từ 1 đến 10) là thua. Tương tự có cách chơi hát bài hát có chữ: Hoa, Xuân, Mưa…



    Nhà báo tìm dũng sĩ

    * Mục đích: tạo mối thân thiết giữa những thành viên mới
    * Địa điểm: trong phòng
    * Số lượng: từ 10 đến 30 người, không chia đội
    * Tổ chức: 1 người vừa là trọng tài

    Cách chơi: trọng tài chỉ định 1 thành viên làm nhà báo sau đó mời nhà báo ra khỏi phòng (nhà báo không được nhìn vào phòng) – tiếp tục trọng tài chỉ định 1 người làm dũng sĩ (mời dũng sĩ đứng lên cho mọi người ngắm dung nhan), sau đó mời dũng sĩ ngồi xuống và mời nhà báo vào phòng. Nhà báo có nhiệm vụ tìm ra dũng sĩ bằng 3 đến 5 câu hỏi tuỳ quy định

    Thí dụ: - Dũng sĩ là nam phải không?
    - Dũng sĩ có mang kiếng không?
    (Nếu là đúng thì tất cả vỗ tay – nếu không đúng thì cười, hoặc lắc đầu).

    ** Lưu ý: trọng tài phải biết hạn chế câu hỏi của nhà báo, biết đồng ý hay không đồng ý với câu hỏi của nhà báo.
    - Sau 5 câu hỏi nhà báo phải chỉ ra dũng sĩ nếu không tất cả sẽ đếm từ 1 đến 10 và nhà báo thua (phải chịu hình phạt của tập thể đề ra: múa, hát,…)
    - Nếu nhà báo chỉ ra dũng sĩ thì dũng sĩ phải vào vị trí nhà báo và cuộc chơi lại tiến hành lại từ đầu
    Tương tự có thể tìm bạn thân, người yêu, kẻ gian,…



    Tìm nghề nghiệp

    * Mục đích: tạo sự hài hước, suy đoán nhanh
    * Số lượng: 10 người đến 30 người, chia thành 2 -> 3 đội
    * Địa điểm: trong phòng
    * Tổ chức: 1 quản trò (trọng tài)
    * Vật dụng: viết + nhiều miếng giấy trắng nhỏ

    Cách chơi: chia người chơi thành 2 -> 3 đội nhóm, trọng tài ghi 1 nghề vào miếng giấy (nhiều nghề nhiều miếng giấy). Mỗi đội cử 1 người (thứ tự) lên bốc thăm – trúng nghề nào thì phải diễn tả nghề đó cho đồng đội nêu đáp án (vận động viên lên sân khấu chỉ được diễn tả bằng hình thể, không được nói). Sau 30 giây đội đó không trả lời đúng thì các đội khác có quyền trả lời – nếu đúng là đội đó thắng, còn đội kia sẽ thua.

    Trò chơi chỉ diễn ra cho từng đội một, mỗi đội chỉ được trả lời 5 lầni lên bốc thăm, xem xong phải trả giấy thăm lại cho trọng tài. Khi trả lời áp dụng luật đếm nốc ao (1 -> 10) (có thể dùng khăn bịt miệng người trả lời cho khách quan).

    http://thpt-vinhdinh-quangtri.edu.vn/4rum/viewtopic.php?f=104&t=1432&p=8075
    hoang_b7 thích bài này.
  2. Offline

    hongoctrien

    • Friends

    Số bài viết:
    2.449
    Đã được thích:
    2.464
    Điểm thành tích:
    2.431
    Tiếp nữa: Kỹ năng quản trò

    I - KHÁI NIỆM :
    Quản trò là người điều hành, tổ chức một trò chơi, một cuộc chơi. Quản trò là một vấn đề của khoa học và nghệ thuật. Khoa học ở chỗ người quản trò phải có đủ khả năng để nắm bắt đối tượng, hiểu được đối tượng để tác động một cách tích cực đến người chơi, tạo ra một giá trị định hướng về giáo dục trí tuệ, thể chất và tính cách của con người. Quản trò phải thấu hiểu giá trị mà trò chơi mang lại và nghiên cứu một cách sâu sắc những giá trị đó đối với đời sống sinh hoạt của tập thể thanh niên. Nghệ thuật ở chỗ biết khai thác các giá trị đó theo một tuần tự nhất định, phải tự rèn luyện hoàn thiện mình ở lĩnh vực chức năng, ở phong cách, ở cách sống để có thể gần gũi tác động đến đối tượng từ những trò chơi đa dạng, vừa sức với thanh niên. Không ít người cho rằng quản trò là một anh, một chị chuyên làm trò hề cho thiên hạ, cười cợt, mua vui, có máu tiếu lâm, tính tình bông đùa hời hợt, khi vào việc quan trọng, đứng đắn thì chẳng ai dám tin tưởng giao phó, sợ biến thành trò đùa.
    I - BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG :

    Trong thực tế, để làm một quản trò dễ thương, một quản trò tài giỏi, trước hết bạn phải có một tâm hồn cởi mở, một ý thức sâu sắc, một bản lĩnh vững vàng và một tài năng đa dạng.

    1- Tâm hồn cởi mở : để dễ dàng đón nhận và đóng góp khả năng của mình với mọi người cho cuộc vui chung, cho bầu không khí tập thể thêm đậm đà, gắn bó

    2- Ý thức sâu sắc : để biết làm, biết nói sao cho đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng để từng chút một nâng cao tính cách giáo dục sâu xa cho tập thể và cá nhân.

    3- Bản lĩnh vững vàng : để biến bao nhanh nhẹn, thành công không kiêu, thất bại không nản và sẵn sàng ra đi nhường bước cho người khác mà không mặc cảm.

    4- Tài năng đa dạng : để không gì mà không có thể được tận dụng nhằm biến thành trò chơi, biết tất cả mọi lĩnh vực để khai thác, biết ăn nói dõng dạc, cư xử hài hòa, đủ cả sở trường, sở đoản để biến thành người kể chuyện, đệm đàn, tập hát, tập múa, người đóng kịch, người chịu trách nhiệm cuối cùng khi có tâm sự mà không còn ai giải quyết.

    Vâng ! anh quản trò không là anh hề, một người láu cá, lém mồm, lắm miệng và lắm thủ đoạn tài vặt. Anh quản trò là một người có trình độ và thiện chí, có thể làm chủ cả một tập thể từ ít người đến ngàn người trong thời gian ngắn hay dài mà kết quả là phần thưởng tinh thần tự người ấy cảm nhận mà thôi.

    Quản trò phải luôn tự học hỏi, tự rèn luyện, thực hành thường xuyên, luôn trong tư thế sẵn sàng.

    5- Rèn luyện giọng nói to dõng dạc : trình bày trò chơi, hướng dẫn luật chơi với ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu. Khi làm trọng tài phải công bằng, nghiêm trang mà vẫn vui vẻ. Khuôn mặt tươi tỉnh, cởi mở, nhìn bao quát toàn bộ. Tránh lộ vẻ nóng nảy, sốt ruột hoặc nản lòng bên ngoài. Mệnh lệnh dứt khoát nhưng không nạt nộ, ra lệnh gay gắt.

    6- Cử chỉ và dáng điệu gần gũi
    : gây thiện cảm, tạo được chú ý, mới xuất hiện đã làm cho tập thể vui nhộn lên để tương tác giao kết mọi người với nhau. Làm quản trò hay trọng tài mà dường như ở cùng một phía với người chơi.

    7- Sức khỏe : Bạn sẽ nghĩ gì nếu bạn hay thở hổn hển, nói đứt quảng, không chơi mẫu nổi, sức khỏe và sự dẻo dai về thể lực của bạn sẽ góp phần động viên tập thể trong các cuộc chơi đòi hỏi nhiều thể lực. Sự nhanh nhẹn và tháo vát của bạn trong khi xử lý các tình huống, trong các kỹ năng hoạt động khác (vẽ, đàn, hát, chơi thể thao ...)

    Có thể khẳng định quản trò là một nghề giáo dục, đặc biệt là đối với thanh thiếu nhi. Bạn có thể từ việc bắt chước, nhưng sau đó phải nghiên cứu, tìm học ở bậc thầy, ở bạn bè, nâng thành hệ thống lý luận, trở thành kiến thức của riêng mình rồi đem nó ra phục vụ lại cho mọi người, làm cho mọi người nhận ra một cách khéo léo các giá trị mà trò chơi đem lại.

    Xuất hiện thường xuyên ở các cuộc chơi, mang theo quyển sổ tay, cây viết để học trò chơi mới, tích lũy kinh nghiệm, tự mình “chế biến” sáng tạo ra trò chơi, để mỗi lần xuất hiện là hứa hẹn một trò chơi lý thú, hấp dẫn, có duyên, có ý nghĩa, đáp ứng tốt nhu cầu. Kết thân và rủ bạn cùng sưu tầm trò chơi, tạo ra một quỹ “tín dụng”, “ngân hàng” trò chơi cho phong phú.

    8- Quản trò thường xuyên trao đổi và rút kinh nghiệm :trong hoạt động thực tiễn, xin nêu ra các vấn đề sau đây để cùng tham khảo:

    * Số lượng người chơi : - Ít người : đòi hỏi trò chơi có trình độ cao, phải quan sát, suy luận và có sự khéo kéo, dẻo dai.

    - Trò chơi có đông người thì càng đơn giản, nhiều động tác tại chỗ, di chuyển ít, những trò chơi mang tính bắt chước, làm băng reo.

    * Đối tượng người chơi [IMG] Những tập thể có đội ngũ, có kỷ luật cần đưa ra trò chơi mới lạ, càng lúc càng khó hơn, nhiều thử thách và trắc trở.

    - Những tập thể mới, tập họp đột xuất nên đưa ra trò chơi đơn giản, bắt chước, bài hát ngắn dễ học kèm theo động tác.

    - Nếu có người lớn và trẻ em thì dùng trò chơi dễ hiểu dễ chơi, không cần vận động nhiều, có tính duyên dáng, ý nhị, gây cảm tình, tạo sự hòa đồng trẻ trung (đố danh nhân theo vần, đi du khảo tại chỗ, hát theo chủ đề ...)

    * Trình độ người chơi [IMG] Tập thể chưa quen, cần có trò chơi, “phá vỡ” sự ngại ngùng, nam, nữ. Người quản trò thường xuyên khích lệ họ, hướng dẫn trò chơi cặn kẽ. Không nên chơi quá lâu, quá nhiều dễ gây nhàm chán (trò chơi đoàn kết, trò chơi đoán tên, gọi tên ...).

    - Tập thể quen sinh hoạt trò chơi nâng lên về cường độ hoặc sáng tạo hơn những gì mà họ quen thuộc (đoàn kết được chuyển thành kết thân, tựa lưng, chụm đầu, tựa vai ...).

    * Về bầu không khí tập thể [IMG] Cần đánh giá ngay không khí của tập thể lúc chuẩn bị vào cuộc chơi. Họ đang thờ ơ, hay thích thú ? họ đang thụ động hay đang phấn khởi ? để đưa trò chơi cho thích hợp.

    - Nếu tập thể đã ngồi lâu, hội thảo tranh luận căng thẳng thì trò chơi phải hoạt náo. Nếu họ đang vận động nhiều thì chuyển sang trò lắng đọng đi vào chiều sâu.

    9- Tóm lại : ĐIỀU CẦN LƯU Ý CHO MỘT QUẢN TRÒ :

    a- Giới thiệu tên trò chơi.

    b- Yêu cầu mục đích trò chơi, đối tượng.

    c- Số người chơi : tùy theo tính tình, lứa tuổi.

    d- Chuẩn bị dụng cụ : lo trước, linh hoạt sáng tạo.

    e- Chuẩn bị chỗ chơi :

    + Cách sắp xếp theo sự chỉ dẫn.

    + Không theo máy móc.

    f- Chỉ dẫn cách chơi.

    - Dùng ngôn ngữ đơn giản, xen kẽ động tác mẫu để diễn đạt cách chơi giúp người chơi hiểu đúng và làm nhanh hơn.

    - Phổ biến cách tính điểm, cách phân biệt thắng thua, giúp và tạo hứng thú cho người chơi cố gắng phấn đấu.

    g- Điều cần lưu ý:

    - Cần phân tích chi tiết để ngăn ngừa sự sai phạm và hành vi xấu.


    III - KẾT LUẬN :

    1- Vai trò của quản trò tốt giống như vai trò của một nhạc trưởng, hiểu rõ mỗi nhịp trong bản nhạc và tài nghệ cùng là thiếu sót của các nhạc công, sẽ thực hiện được một bản hòa tấu du dương.

    2- Trò chơi có giá trị đích thực của nó, nhiều quản trò cho rằng chơi cho vui, cho có không khí, cho nên nhiều lúc đã thiếu nghiên cứu, thiếu đầu tư xây dựng một kế hoạch cho tập thể mình. Mỗi ngày trò chơi phải nâng cấp hơn, đi vào chiều sâu của tâm hồn, góp phần cải biến tư chất của con người. Chơi đâu chỉ có chơi mà nói theo Tú Xương “Nghề chơi cũng lắm công phu”.

    3- Tổ chức thực hiện một trò chơi đạt hiệu quả giáo dục, đảm bảo an toàn, đoàn kết, gây hứng thú thật sự cho người tham dự nhiều khi còn khó hơn việc kể một câu chuyện hấp dẫn hoặc lên lớp giảng bài, vì thế người phụ trách công tác giáo dục thanh thiếu nhi - người đứng ra điều khiển trò chơi - muốn đạt được kết quả tốt đẹp trong công tác của mình thì ngoài tấm lòng yêu trẻ, nhiệt tình đối với công tác giáo dục trẻ, sự hiểu biết về tâm sinh lý từng lứa tuổi, phải không ngừng học tập trao dồi nghệ thuật sử dụng trò chơi làm công cụ giáo dục trong sự nghiệp “trồng người” cho Tổ quốc.

    Hoạt đông tập thể trong sinh hoạt đoàn co ý nghĩa vô cung quan trọng. Hoạt động này giúp cho sinh hoạt đoàn co những ý nghĩa. Trong các buổi sinh hoạt tập thể nó giúp cho liên kết các sinh viên với nhau.Dưới đây là một số kĩ năng tổ chức trò chơi

    1. Quản trò là người quan trọng nhất: Nội dung trò chơi hay người chơi tham gia nhiệt tình nhưng quản trò không biết cách tổ chức trò chơi thì cuộc vui chơi tập thể sẽ kém phần hấp dẫn và khó thành công. Vì vậy rèn luyện kỹ năng quản trò là một vấn đề hết sức quan trọng đối với người cán bộ thanh niên ở cơ sở.

    1.2. Biết cách sử dụng trò chơi đúng đối tượng và hợp với trò chơi: Khi chuẩn bị cuộc chơi, quản trò phải quan sát trạng thái tâm lý, niềm say mê nhiệt tình của người chơi, từ đó lựa chon những trò chơi cho phù hợp. Hãy chọn những trò chơi đơn giản mà mọi người đều có thể dễ dàng thực hiện. Khi người chơi đã nhập cuộc thì tiếp tục đưa vào những trò chơi đòi hỏi cao hơn, phức tạp hơn. Cũng cần có những trò chơi hay dành cho phần kết thúc để người chơi có cảm giác "thòm thèm" muốn chơi nữa.

    Theo www trung ương đoàn

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí