Những con số biết nói * Các doanh nghiệp Việt Nam đã làm gì với "thương hiệu"? Thông qua cuộc điều tra 500 doanh nghiệp Việt Nam cho thấy những mối lo ngại sâu sắc : 1. Hơn 95% doanh nghiệp không nhân thức được rằng thương hiệu là vũ khí cạnh tranh. 2.Hơn 70% doanh nghiệp chưa có bộ phận chuyên trách về xây dựng và quảng bá thương hiệu . 3. Trên 80% doanh nghiệp đầu tư chưa đến 5% doanh số cho thương hiệu. 4. Chưa đến 50%doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu . Quảng cáo và hộ trợ thủ tục pháp lý là hai hoạt động mà doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ nước ngoài quan tâm. Trong khi các hoat động vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu như: xây dựng chiến lược, hoat động tiếp thị, phát triển thương hiệu thì lại không được chú ý hoặc rất hạn chế . 5. Nhận thức của cộng đồng về giá trị của thương hiệu rất hạn chế . Xã hội còn thờ ơ với việc phát triển thương hiệu Việt Nam cũng như chưa tạo được môi trường thuận lợi cho thương hiệu Việt phát triển . Chỉ vì chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của thương hiệu mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải trả giá đắt . * Nhiều doanh nghiệp điêu đứng về nạn ăn cắp thương hiệu Trong lúc các nhà xuất khẩu Việt NAm còn đang lo chạy đơn đặt hàng, lo nguyên liệu, lo thành phẩm đúng chất lượng,quy cách, không ai nghĩ đến một điều hết sức hệ trọng mà nếu mất nó hoặc mất quyền sử dụng nó thì mọi nỗi lo ở trên có vượt qua cũng thành " đổ sông, đổ biển ". Đó là việc bảo vệ thương hiệu hàng hóa của mình trước pháp luật ! Thật vậy, lâu nay nạn ăn cắp thương hiệu đã làm điêu đứng một số doanh nghiệp Việt Nam . Tiêu biểu đó là bài học cay đắng của bánh tráng rế Ngọc Linh. . Chỉ vì hào phóng chưa đánh giá được hết tầm quan trọng của "quên sở hưu trí tuệ " mà nhãn hiệu bánh tráng rế nổi tiếng nhất nước này đã trỏ thành nạn nhân của của nạn ăn cắp thương hiệu . Mọi việc được bắt đầu từ cách đây vài tháng, một nhóm doanh nhân Nhật giả làm khách hàng du lịch đến cơ sở Ngọc Linh xin phép quay video các hoạt động của cơ sở . Chủ cơ sở đã hào phóng cho nghi lại quá trình sản xuất bánh và thậm chí còn cho phép khách lấy mẫu bột gạo về nghiên cứu . Nắm được quy trình sản xuất và công thức pha bột, những người khách Nhật Bản đã đăng ký độc quyền thương hiệu Ngọc Linh tại Nhật . Ngay sau đó bánh tráng rế NL bị cấm vào Nhật. Ngay cả nước mắm Phú Quốc, đặc sản đảo Phú Quốc cũng rơi vào danh sách các nạn nhân ăn cắp thương hiệu. Lợi dụng thời gian hàng hóa Việt Nam chưa cho phép vào thị trường Mỹ do bị cấm vận, một công ty Thai Lan đã đăng ký thương hiệu Phú Quốc để xuất nước mắm sang Mỹ, Châu Âu .............để phục vụ cộng đồng người Việt vốn quen với hương vị nước mắm nổi tiếng này .......... Làm thế nào để thương hiệu thành công nhất ? Gần đây, có một số thương hiệu như Bino,Number One, ....chỉ trong thời gian ngắn đã tạo được ấn tượng trên thị trường dù tài chính không mạnh, kinh nghiệp chưa nhiều. Ông Vũ Quốc Chính, một chuyên viên nghiên cứu thị trường, đã có cuộc trao đổi với báo giới về những yếu tố quyết định thành công này. - Làm thế nào để thương hiệu nhanh chóng thâm nhập thị trường ? - Nguyên nhân thành công của mỗi doanh nghiệp có thể khác nhau, nhưng xét về toàn diện thì đều có mô hình chung: ý chí - tổng lực - chuyên nghiệp. Về ý chí, ban giám đốc các doanh nghiệp đã có một quyết định táo bạo trong việc lựa chọn và triển khai phương thức thâm nhập bằng chương trình quảng cáo rầm rộ và có hệ thống .Với sự khiêm tốn về tài chính và thiếu kinh nghiệm mọi mặt, đây được coi là sự mạnh dạn thay đổi tư duy và dũng cảm thực hiện . Về tổng lực, ngoài quảng cáo trên truyền hình là hạt nhân chính, các hoạt động hỗ trợ đều được tiến hành đồng bộ : từ pano,áp phích, băng rôn ngoài trời, thông tin tại địa điểm bán , khuyến mại kênh phân phối , xổ số cho người tiêu dùng... tới các bài báo phân tích,các chương trình trình quan hệ cộng đồng ..... Yếu tố chuyên nghiệp để thể hiện ở việc những chương trình trên được thiết kế và tiến hành một các rất chi tiết, theo đúng bài bản , chứng tỏ doanh nghiệp đã có một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng . Thực hiện 3 yếu tố đó là cả một tập hợp những nỗ lực vô cùng khó khăn. Ngoài yếu tố một là nhận thức và ý chí hai yếu tố còn lại thuộc về năng lực bao gồm cả khả năng tìm ý tưởng , cộng tác với nhà tư vấn và nguồn tài chính để triển khai . - Nhà tư vấn có vai trò trong các chương trình này ? Chuyên môn hóa là đặc tính của một nền kinh doanh hiện đại . Khi doanh nghiệp tìm đến sự trợ giúp của nhà tư vấn chuyên nghiệp , họ sẽ có 3 cái lợi : Thứ nhất, họ khai thác những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệp phong phú của nhà tư vấn , tiếp thu công nghệ thiết kế và tổ chức thực hiện chương trình quảng cáo chuyên nghiệp, từ đó giảm thiểu rủi ro trong giai đoạn thâm nhập . Thứ hai, họ có thêm đối tác đóng vai trò phản biệt , lại được đặt ở góc độ khách quan , như người mách nước bàn cờ, nên ý tưởng sáng suốt hơn . Thứ ba , tạo điều kiện cho đội ngũ nhân lực trong bộ phận marketing của công ty có thể tiếp cận với quy trình quảng cáo hiện đại và phong các làm việc mới , dần dần tiến tới chính quy . - Khi đã thành công , làm thế nào để duy trì đươc hình ảnh thương hiệu của mình ? - Tôi nghĩ họ đã có một xuất phát thuận lợi và bây giờ là lúc cần phải bình tĩnh thiết kế chiến lược củng cố . Có lẽ trong 3 yếu tố tóm tắt hàng đầu, nên thay đổi yếu tố tổng lực, vì cũng như bóng đá , tổng lực dựa trên sức mạnh, mà về mặt này các công ty Việt Nam thua xa những người khổng lồ bên kia đại dương . Ý chí và và tính chuyên nghiệp cũng cần có , những ưu tiên số một lúc này là " bảo vệ tỷ số " và đặc tính" khéo léo" của người Việt Nam có lẽ sẽ phát huy tác dụng . Tôi cảm giác một số công ty có vẻ hài lòng , một số công ty khác thì quyết định đương đầu trực diện ... cả hai trạng thái đều có vẻ không chắc chắn .... Với tư cách một quan sát viên, tôi nghĩ giải pháp không lằm ngoài triết lý cạnh tranh đơn giản sau đây : " Tránh đối đầu - Tạo chiều sâu - Tìm khác biệt ". Cái cây đã mọc lâu rồi, bây giờ phải chăm sóc cho bộ rễ bám sâu vào đất, và dĩ nhiên phương pháp đầu tư mới sẽ phải thiên về chất chứ không chú trọng tới lượng như trước nữa Mô hình xây dựng thương hiệu và phát triển bền vững Đầu tiên là : Nghiên cứu thị trường, xác định đối tượng khách hàng mục tiêu 02. Thiết kế& định vị thương hiệu cho sản phẩm trong một chiến lược marketing tổng thể nhằm vào khách hàng mục tiêu . Phần này có thể chia thành hai giai đoạn : - Doanh nghiệp xây dựng uy tín & hình ảnh thương hiệu bằng cách không ngừng nâng cao: chất lượng sản phẩm & dịch vụ chăm sóc khách hàng. - Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm ( hàng hóa dịch vụ ) 03. Xây dựng mạng lưới phân phối đưa thương hiệu đến với người tiêu dùng . 04. Quảng bá thương hiệu thông tin sản phẩm thuyết phục người tiêu dùng 1 cách có hiệu quả 06. Không ngừng đầu tư vào nghiên cứu & phát triển, tạo sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng . 07. Nhà nước hộ trợ để các thương hiệu Việt Nam đứng vững trên thị trường trong nước & vươn ra thị trường thế giới thông qua : - Tuyên truyền nâng cao nhận thức về thương hiệu . -Tăng cường lăng lực kinh doanh, năng lực quản lý & xây dựng thương hiệu . - Xây dựng và quản lý thương hiệu quốc gia . - Tăng cường chế thực thi bảo hộ thương hiệu chống hàng giả, hàng nhái . Tất cả những điều này ->Thương hiệu bền vững Từ đó chúng ta phải đi đến : Quảng cáo & chăm sóc khách hàng -> Tác động tích cực tới nhận thức của đối tượng tiêu dùng trong và ngoài nước . Tạo dựng một phong cách đặc biệt và khác biệt của thương hiệu . ->Đối tượng tiêu dùng chấp nhận gắn bó và phổ biến thương hiệu (Sưu tầm)