Nên quên hay phải nhớ

Thảo luận trong 'Sinh viên cùng chia sẽ' bắt đầu bởi Nguyen Van Phuc, 22 Tháng mười 2013.

  1. Offline

    Nguyen Van Phuc

    • Đời sống sinh viên

    • Tu Bach Cua íIì CoFfee CluB ft PhuC CoN íIì Smile Lun Tim Ve Ky Uc Da Qua Tim Ban Dong Hanh Va Chia Se
    Số bài viết:
    419
    Đã được thích:
    277
    Điểm thành tích:
    220
    1. Những câu hỏi: 1.Sao người ta hay hối tiếc quá khứ đến vậy? Ai cũng muốn nói, muốn viết về những ngày tháng đã qua? 2. Quá khứ bao giờ cũng đẹp cả, bao giờ cũng đáng nhớ? 3. Người quên quá khứ thì thường hay bị chê trách?
    2. Trả lời cho 2 câu hỏi đầu thật đơn giản, ai cũng trả lời được: Quá khứ là cái đã một đi không trở lại (đã mất, đã không thể có), mà trên đời có gì đẹp bằng, có gì quý bằng cái mình không có, không thể có. Và vì không thể có, vì đẹp đến thế nên người ta hay hồi tưởng, muốn nói, muốn viết về nó mà thôi.
    3. Người quên quá khứ hay bị chê trách: Điều này theo tôi không đúng. Nhớ hoài qpá khứ thì ai cũng làm được, nhưng quên đi, bỏ qua quá khứ (đặc biệt là những quá khứ đau buồn) mới thực sự là khó, và chắc chắn ko phải ai cũng làm đc điều này. Bởi nhớ là nó như thế, như định sẵn chỉ cần có cái cớ gì là nhớ đc liền (kiểu như Enter một phát là có ngay…), còn quên thật khó vì phải cố gắng, phải nỗ lực, phải rèn luyện mới quên đc (vì thế mà có người bảo trong bao nghệ thuật sống, nghệ thuật buông bỏ là độc đáo nhất, ý nghĩa nhất).
    Thế hệ 7x chúng tôi gặp nhau (chỉ ở vùng nông thôn nghèo như tôi thôi), thân nhau thật dễ dàng. Gặp nhau hỏi nhau vài câu “Biết bài hát đó, bài hát đó không?”, “Hồi ấy có chơi trò đó không?”, “Có xem phim ấy không?”, “Có đọc truyện ấy không?”, “Có đi chăn bò không?” “Nhà bạn đông con không?”….Và cứ ngỡ như là thân nhau lâu lắm rồi…Chúng tôi nhìn nhau và ôn lại ngày xưa: Có ngày xưa phải nhớ mãi như đi chạy nhông nhông tắm mưa ngoài đường, có ngày xưa cũng đáng nhớ khi tôi nhìn mưa đá. Ngày xưa nghe mưa đá là cả bọn hò reo như bắt đc vàng vậy “Tụi bây ơi, mưa đá”…Đâu phải lãng mạn để xem mưa đá đẹp thế nào, lạ thế nào như trong truyện hay mô tả, với tôi và bọn trẻ mưa đá thú vị vì được ăn đá (p/s: với quê tôi lúc bấy giờ kem – hay còn gọi là cà rem là thứ quà xa xỉ phẩm…). Lượm đc viên đá nào là bỏ vào miệng, ăn ngon lành…Có những ngày xưa chơi trò rồng rắn, chơi trò đuổi bắt, chơi trò trốn tìm… thật đáng nhớ. Có những ngày xưa khi anh em thương yêu nhau, bạn bè vì nhau… Nhưng cũng có những ngày xưa không biết có đáng để nhớ mãi hay không? Đó là những bữa cơm độn khoai độn sắn, đến bữa ăn ba phải cấm không được lựa (nghĩa là chọn chỗ cơm nhiều để lấy), đó là những ngày ăn khoai sắn thay cơm, đó là những ngày thèm ăn kẹo, thèm ăn đường đến nỗi quay quắt…Và chắc chắn không khí gia đình cũng bổng nhiên lắng lại. Đó là những tháng ngày thiếu ăn, bị ghẻ lở đầy người, quá ngứa chúng tôi đã lấy bột thuốc súng làm thuốc bôi lên chỗ ghẻ lở (không thể tin đc, nhà tôi có một qủa đạn hỏng, bỏ dưới gầm giường, tối lôi ra cạo cạo thuốc súng thành bột và bôi lên da). Đó là khi bị thương, vết thương chảy máu chúng tôi đã lấy đất bột để tấp vào cho bớt chảy máu…
    Có đáng nhớ không có những lần bị đòn roi. Có đáng nhớ không cái thằng bạn trai đã từng làm trái tim ta rỉ máu. Có đáng nhớ không những lần thất bại…
    4. Ta hay tự bảo với chính mình rằng “Let bygones, be bygones”, rồi cũng bảo học trò ta như vậy. Nhưng nào ai biết chính ta cũng đâu phải dễ dàng mà “Let bygones, be bygones”. Ta vẫn hay ngồi với đám bạn 7x rồi cũng ôn lại cái ngày xưa ấy, cái ngày xưa nhiều niềm vui mà cũng lắm nỗi buồn. Những người đi trước hay bảo bọn trẻ “Bọn trẻ giờ hư thật, không như ngày xưa…”. Ngày xưa gì chứ, ngày xưa, trường làng có 10 đứa trẻ thì chỉ có một đứa trụ lại trên lớp học, hỏi làm sao giống bây giờ. Đôi khi tôi thầm nghĩ, nói như mấy ông bà mình, không lẽ để thành công, nên người là cứ phải sống cho cực, cho khổ, cho không ra sống thì mới nên người sao (vì họ hay kêu ca, giờ thế này là vì sướng quá, nhiều tiền quá…). Họ bảo, ngày xưa cực mà vui. Vui nỗi gì chứ, làm sao vui nổi khi cái nghèo, cái đói, thất học, lạc hậu cứ đeo bám theo, len lỏi vào từng bữa cơm, từng giấc ngủ của mỗi gia đình…
    Vì thế, nếu như có một số giáo viên 6x, 7x khác nhìn bọn trẻ bị dị ứng thì tôi lại khác. Nhìn bọn trẻ bây giờ biết học, biết ăn diện, biết chơi sành điệu, biết yêu, biết tận hưởng cuộc sống, biết vui…trẻ trung, xinh đẹp…Với tôi, đó là điều đáng mừng đáng vui!
    Vì thế, cứ ôn lại ngày xưa, rồi tự an ủi mình sống như thế nên giờ nhiều kỉ niệm đẹp, kí ức đẹp, nhiều vốn sống (trải nghiệm mà – nói cho nó văn hoa là vậy). Nhung tôi vẫn thấy thèm và ganh tị với những người bạn cùng thế hệ nhưng được sinh ra trong gia đình giàu có, ba mẹ làm cán bộ. Vì sao, nói chuyện với họ cũng được, cũng có nhiều kỉ niệm giống nhau nhưng không giống. Kiểu như bạn bảo :mình thèm ăn khoai ăn sắn lắm, khoai sắn ngon ơi là ngon. Hay, mình muốn đi tắm mưa lắm nhưng ba mình không cho (tiểu thư mà - tắm mưa sẽ bị cảm ngay). Mình muốn đi chăn bò ghê cơ, chăn bò thật là thú vị, thế mà ba mình chẳng cho…Ô la la! Tôi chỉ biết ngồi cười và cười mà thôi (trong bụng nghĩ thầm: đi chăn bò đi rồi biết nó thú vị cỡ nào con ạ)
    Không ai chọn được quê hương, cũng không ai chọn được gia đình, bố mẹ. Dẫu thế nào thì tôi vẫn luôn tự hào mình thuộc thế hệ 7x, tự hào vì mình được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo như vậy. Tự hào vì mình là con nông dân bao đời giờ được làm “Cán bộ” – làm giáo viên…ha ha ha! (AQ mất rồi)
    Và giờ thực lòng tôi muốn nói: có những ngày xưa đáng nhớ nhưng cũng có những ngày xưa đáng quên, nên quên dù rất khó có thể quên được!
    Lâm Thi Thủy
    white.smut thích bài này.

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí