Những bài văn đại học gây sốc “Em cũng không hiểu tại sao trong cái đói quay quắt như vậy, người ta vẫn lấy chồng lấy vợ làm gì. Phải chăng bà cụ Tứ muốn có cháu bế cho đỡ buồn, đỡ khổ vì đói?”, một thí sinh tại Vinh (Nghệ An) cảm nhận về tác phẩm Vợ nhặt. Ở một số trường đại học miền Trung, những câu văn ngô nghê của thí sinh khiến cán bộ chấm thi cười ra nước mắt. Trả lời câu hỏi về tình cảm nhân đạo và bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”, có thí sinh viết: “Cũng như giới văn nghệ sĩ khác, Thạch Lam yêu rất nhiều, vì yêu nhiều nên bút pháp nghệ thuật của ông lúc nào cũng thẫm đẫm tình cảm yêu đương. “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn tiêu biểu đó của ông”. Một thí sinh khác lại tán thưởng cố nhà văn này với tư cách là nhà thơ nổi tiếng “Thạch Lam là một trong những nhà văn, nhà thơ xuất sắc bậc nhất Việt Nam đương đại. Hai đứa trẻ là tập truyện thơ tiêu biểu của ông”. Nhận xét về bút pháp lãng mạn của Thạch Lam, một thí sinh đã viết: “Nếu như Vũ Trọng Phụng là bậc thầy trong phóng sự, Xuân Diệu là bậc thầy trong thơ ca, Thạch Lam lại là người xuất sắc nhất Việt Nam về nghệ thuật miêu tả, từ một phố huyện bình thường như những làng quê khác nhưng Thạch Lam đã tưởng tượng ra một phố huyện chỉ có trong … truyện ngắn của ông”. Trong khi nêu lên những cảm nhận của mình về vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt (nhà văn Kim Lân), một thí sinh đã viết “Mặc dù người vợ nhặt này có biệt tài ăn bánh đúc với mắm tôm, nhưng đằng sau cách ăn uống hơi thô lỗ ấy là một vẻ đẹp lung linh tình người”. Có em lại bộc lộ vẻ thương cảm khi viết: “Trong cái đói quay quắt, người đàn bà cô quả phải theo anh Tràng cũng khố rách áo ôm về làm vợ. Về làm vợ mà chỉ có một bát bánh chưng, một nồi cháo cám,… điều này chắc cũng chỉ có trong cổ tích mà thôi” hoặc “Nhà văn Kim Lân cũng là một diễn viên rất nổi tiếng trong những nhân vật khắc khổ. Nhân vật Tràng và người vợ nhặt đã thể hiện khả năng diễn xuất, đạo diễn của nhà văn trước những phận người đau khổ”. Một thí sinh đã thắc mắc về hoàn cảnh nên vợ nên chồng của “Vợ nhặt”: “Em cũng không hiểu tại sao trong cái đói quay quắt như vậy, người ta vẫn lấy chồng lấy vợ làm gì. Phải chăng bà cụ Tứ muốn có cháu bế cho đỡ buồn, đỡ khổ vì đói?”. Thí sinh khác lại bộc lộ sự tức giận lên nhân vật Tràng: “Thương người vợ nhặt bao nhiêu chúng ta lại giận Tràng bấy nhiêu, lấy vợ gì mà chỉ được một chầu bánh đúc, sau đêm tân hôn đã bắt vợ phải ăn cháo cám. Đúng là rõ khổ”. Khi nhận xét về hai nhân vật người vợ nhặt và người đàn bà làng chài, có em viết “Cả hai người phụ nữ trên đều có nổi khổ riêng, các nhà văn đã rất cảm thông và an ủi cho họ khi đưa hai người này vào nhân vật của mình, dẫu khổ nhưng được vào truyện ngắn đã là một vinh dự rồi”. Đề Văn năm nay có câu hỏi yêu cầu trình bày suy nghĩ về đức tính trung thực trong thi cử. Và một số thí sinh đã có những “liên hệ” khiến người chấm phải bật cười: “Ông cha ta vẫn nói, thật thà là cha khôn khéo, trong thi cử cũng vậy, chúng ta phải trung thực, thật thà, nếu không làm được bài thì phải cố gắng nhìn bạn bên cạnh chứ đừng mang tài liệu mà bị lập biên bản“. Bất ngờ về đề thi mở, có bạn đã bày tỏ cảm xúc: “Thật bất ngờ và thú vị khi được làm câu hỏi này. Trước khi đi thi, bố mẹ, thầy cô giáo cũng đã căn dặn không được mang phao vào phòng thi, nhưng như thế thì làm sao chúng em làm được bài!”. Nhiều bạn học sinh liên hệ một cách ngô nghê: “Từ trước đến nay, việc ăn vụng luôn bị ông cha ta lên án, sự không trung thực trong thi cử cũng giống như chúng ta ăn vụng trong cuộc sống hằng ngày, cần phải loại bỏ”; PGS.TS Đinh Trí Dũng, Trưởng khoa Ngữ Văn, ĐH Vinh cho biết, nhiều thí sinh làm bài quá sơ sài, quá nông cạn, đặc biệt ở câu trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong thi cử, nhiều thí sinh đã viết sáo rỗng, máy móc khi liên hệ đến tình hình thực tế. Ở câu hỏi này, rất ít bài thi đạt điểm cao. “Mặc dù vậy, số lượng những câu văn ngô nghê của học sinh trong năm này có giảm hơn các kì thi trước”, ông Dũng cho hay. :y87::y87: các bác cho ý kiến nhá nguồn:Trường Long