Thảo luận Những điều cần lưu ý khi học chữ kanji.

Thảo luận trong 'Sinh viên cùng chia sẽ' bắt đầu bởi nguoidixaytoam, 10 Tháng bảy 2014.

  1. Offline

    nguoidixaytoam

    • Windows 95

    Số bài viết:
    58
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    100
    Sau đây là một số điểm cần lưu ý để việc học chữ漢字 để đạt kết quả tốt hơn
    I. Cấu trúc chữ漢字 .Chữ 漢字 hầu hết được tạo thành từ 2 phần:
    1. Phần bộ ( chỉ ý nghĩa của chữ )
    2. Phần âm ( chỉ âm đọc gần đúng của chữ )

    Phần bộ: Chỉ ý nghĩa của chữ.

    Thí dụ: các chữ có liên quan tới con người đều có bộ Nhân, liên quan tới nước có bộ Thủy, tới cây có bộ Mộc, tới lời nói có bộ Ngôn…Bộ thường được viết bên trái như bộ Nhân Đứng
    trong chữ Trú 住 . Hoặc bên phải như bộ Đao trong chữ Phẩu ( dùng để giải phẩu ) hoặc phía trên như bộ Thảo trong chữ Dược 薬 ( Vì thuốc ngày xưa chủ yếu từ cây cỏ ), hoặc dưới như bộ Tâm trong chữ Cảm ( con tim cảm nhận )...
    Việc nhận định hình thù và vị trí viết của các bộ hơi khó đối với người mới học, nhưng nếu đã học qua 1 lần có thể nhớ ra ngay, và như vậy mỗi chữ
    漢字 chỉ cần nhớ phân nửa chữ còn lại ( phần chỉ âm ) là xong và 漢字 sẽ thấy đơn giản còn phân nửa.
    Phần chỉ âm: cạnh “ Bộ “ là phần chỉ âm đọc của chữ. Có thể ở đây người ta đã căn cứ theo âm đọc của người Hoa, khi chuyển sang âm Việt, âm này không còn chính xác nữa. Tuy nhiên có thể nhận biết quy tắc này trong 1 số chữ:

    Thí dụ:
    Bạch ( trắng ), Bách ( Trăm ), Bá ( Chú bác ), Phách ( nhịp ), Bạc ( phiêu bạc ), Bách ( thúc bách ).

    Thí dụ: vừa kể có nhiều, song không phải là tất cả, nó không giúp chúng ta quyết định từng chữ phải viết như thế nào, nhưng khi thấy nó, ta có thể phần nào đoán được âm đọc ( một phần có thể đoán từ ý nghĩa của phần “ Bộ “, và ký ức của mình về các từ liên quan ).

    3. Các đặc điểm khác về cấu trúc:

    Chữ
    漢字 trông rất phức tạp vì gồm nhiều nét, ngang dọc lung tung, rất khó nhớ. Tuy nhiên, mỗi chữ đều hình thành từ nhiều bộ phận, từ nhiều chữ đơn giản. Tựa như chữ Trường trong Việt ngữ do chữ t, r, ư, ơ, n, g và dấu huyền hợp thành, chữ 漢字 cũng vậy, như chữ Phúc gồm bộ Thị, chữ Nhất, chữ Khẩu, chữ Điền. Do vậy, để nhớ ta phải phân tích nó ra, hay nói ra hơn phải đánh vần nó, như trường hợp chữ Phúc sẽ đánh vần tựa như sau: Bộ Thị, Nhất, Khẩu, Điền ( tất nhiên phải đánh vần theo thứ tự Viết ). Như vậy sẽ dễ nhớ hơn. 

    4. Chữ
    漢字 do nhiều bộ phận nhiều chữ đơn giản hợp lại, để diễn đạt thành 1 ý, do đó các thành phần của nó cũng giúp ta suy nghĩ ra ý tưởng của chữ.

    Thí dụ: chữ Nam
    gồm bộ Điền cộng với Lực, nghĩa là người làm việc chính trên đồng ruộng, hay chữ Dũng gồm chữ, chữ Nam, chữ Liệt gồm chữ Thiểu và bộ Lực, nghĩa là thiếu sức. Điểm này không hoàn toàn đúng với mọi mặt chữ, nhưng có thể dùng nó để đặt thành những câu vè để dễ nhớ.

    Thí dụ: chữ Nỗ
    gồm chữ Nô và chữ Lực nghĩa là Nỗ lực như người nô lệ.

    Tóm lại, khi học
    漢字 nên lưu ý tới sự tồn tại của các Bộ và sự kết hợp của các chữ đơn giản, các chữ có cấu trúc giống nhau thường có âm đọc gần giống nhau, hay ý nghĩa của chữ đôi khi có thể suy luận từ các bộ phận cấu thành.
    Trung tâm tiếng nhật SOFL - Tiếng Nhật cho mọi người !
    Tác giả bài viết: http://trungtamnhatngu.edu.vn/
    Nguồn tin: trungtamnhatngu.edu.vn

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí