Những điều cơ bản khi Setup Bios ( phần 3)

Thảo luận trong 'Tin học căn bản' bắt đầu bởi Seshoumaru, 21 Tháng tám 2009.

  1. Offline

    Seshoumaru

    • Friends

    Số bài viết:
    379
    Đã được thích:
    180
    Điểm thành tích:
    0
    * Power Management Setup:
    Ðối với CPU 486:
    Phần nầy là các chỉ định cho chương trình tiết kiệm năng lượng sẵn chứa trong các Bios đời mới. Chương trình nầy dùng được cho cả 2 loại CPU: Loại thường và loại CPU kiểu S. CPU kiểu S hay CPU có 2 ký tự cuối SL là một loại CPU được chế tạo đặc biệt, có thêm bộ phận quản lý năng lượng trong CPU. Do đó trong phần nầy có 2 loại chỉ định dành cho 2 loại CPU.
    Ðối với Pentium:
    Dùng chung cho mọi loại Pentium hay các chíp của các hảng khác cùng đời với Pentium.
    * Power Management/Power Saving Mode:
    Disable: Không sử dụng chương trình nầy.
    Enable/User Define: Cho chương trình nầy có hiệu lực.
    Min Saving: Dùng các giá trị thời gian dài nhất cho các lựa chọn (tiết kiệm năng lượng ít nhất).
    Max Saving: Dùng các giá trị thời gian ngắn nhất cho các lựa chọn (tiết kiệm nhiều nhất).
    * Pmi/Smi:
    Nếu chọn SMI là máy đang gắn CPU kiểu S của hãng Intel. Nếu chọn Auto là máy đang gắn CPU thường.
    * Doze Timer:
    Mục nầy chỉ dùng cho CPU kiểu S. Khi đúng thời gian máy đã rảnh (không nhận được tín hiệu từ các ngắt) theo quy định, CPU tự động hạ tốc độ xuống còn 8MHz. Bạn chọn thời gian theo ý bạn (có thể từ 10 giây đến 4 giờ) hay disable nếu không muốn sử dụng mục nầy.
    * Sleep Timer/Standby timer:
    Mục nầy chỉ dùng cho CPU kiểu S. Chỉ định thời gian máy rảnh trước khi vào chế độ Sleep (ngưng hoạt động). Thời gian có thể từ 10 giây đến 4 giờ.
    * Sleep Clock:
    Mục nầy chỉ dùng cho CPU kiểu S: Stop CPU hạ tốc độ xuống còn 0MHz (ngưng hẳn). Slow CPU hạ tốc độ xuống còn 8MHz.
    * HDD Standby Timer/HDD Power Down:
    Chỉ định thời gian ngừng motor của ổ đĩa cứng.
    * CRT Sleep:
    Nếu Enable là màn hình sẽ tắt khi máy vào chế độ Sleep.
    * Chỉ định:
    Các chỉ định cho chương trình quản lý nguồn biết cần kiểm tra bộ phận nào khi chạy.
    Chú ý: Do Bios được sản xuất để sử dụng cho nhiều loại máy khác nhau nên các bạn luôn luôn gặp phần nầy trong các Bios. Thực ra chúng chỉ có giá trị cho các máy xách tay (laptop) vì xài pin nên vấn đề tiết kiệm năng lượng được đặt lên hàng đầu. Chúng tôi khuyên các bạn đang sử dụng máy để bàn (desktop) nên vô hiệu hoá tất cả các mục trong phần nầy, để tránh các tình huống bất ngờ như: đang cài chương trình, tự nhiên máy ngưng hoạt động, đang chạy Defrag tự nhiên máy chậm cực kỳ...
    4. Phần dành riêng cho Mainboard theo chuẩn giao tiếp PCI có I/O và IDE On Board (peripheral Setup):
    * PCI On Board IDE:
    Cho hiệu lực (enabled) hay vô hiệu (disabled) 2 đầu nối ổ đĩa cứng IDE trên mainboard. Khi sử dụng Card PCI IDE rời, ta cần chọn disabled.
    * PCI On Board Secondary IDE:
    Cho hiệu lực (enabled) hay vô hiệu (disabled) đầu nối ổ đĩa cứng IDE thứ 2 trên mainboard. Mục nầy bổ sung cho mục trên và chỉ có tác dụng với đầu nối thứ 2.
    * PCI On Board Speed Mode:
    Chỉ định kiểu vận chuyển dữ liệu (PIO speed mode). Có thể là Disabled, mode 1, mode 2, mode 3, mode 4, Auto. Trong đó mode 4 là nhanh nhất.
    * PCI Card Present on:
    Khai báo có sử dụng Card PCI IDE rời hay không và nếu có thì được cắm vào Slot nào. Các mục chọn là: Disabled, Auto, Slot 1, Slot 2, Slot 3, Slot 4.
    * PCI IRQ, PCI Primary IDE IRQ, PCI Secondary IDE IRQ:
    Chỉ định cách xác lập ngắt cho Card PCI IDE rời.
    Chú ý: Trong mục nầy có phần xác lập thứ tự gán ngắt cho các Card bổ sung. Thí dụ: 1 = 9, 2 = 10, 3 = 11, 4 = 12 có nghĩa là Card đầu tiên cắm vào bất kỳ Slot nào sẽ được gán ngắt 9, nếu có 2 Card thì Card cắm vào Slot có số thứ tự nhỏ sẽ được gán ngắt 9, Slot có số thứ tự lớn sẽ được gán ngắt 10.v..v...
    * IDE 32Bit Transfers Mode:
    Xác lập nầy nhằm tăng cường tốc độ cho ổ đĩa cứng trên 528Mb, nhưng cũng có ổ đĩa không khởi động được khi enabled mục nầy dù fdisk và format vẫn bình thường.
    * Host to PCI Post Write W/S, Host to PCI Burst Write, Host to DRAM Burst Write:
    Các mục nầy xác lập cho PCU Bus, không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ CPU, có thể để nguyên xác lập mặc nhiên.
    * PCI Bus Park, Post Write Buffer:
    Khi enabled các mục nầy có thể tăng cường thêm tốc độ hệ thống.
    * FDC Control:
    Cho hiệu lực hay không đầu nối cáp và xác lập địa chỉ cho ổ đĩa mềm.
    * Primary Seral Port:
    Cho hiệu lực hay không cổng COM 1 và xác lập địa chỉ cho cổng nầy.
    * Secondary Serial Port:
    Cho hiệu lực hay không cổng COM 2 và xác lập địa chỉ cho cổng nầy. Chú ý: Nếu bạn sử dụng Card bổ sung có xác lập điạ chỉ là COM 1 hay COM 2, bạn phải disabled cổng tương ứng trong hai mục trên.
    * Parallel Port:
    Cho hiệu lực hay không cổng LPT 1 và xác lập địa chỉ cho cổng nầy.
    5. Hướng dẫn Setup Bios:
    - Trong các tài liệu đi kèm mainboard, đều có hướng dẫn Setup Bios. Khi mua máy hay mua mainboard, các bạn nhớ đòi các tài liệu nầy vì nó rất cần cho việc sử dụng máy.

    - Trong các phần Setup trên, phần Standard, Advanced có ảnh hưởng đến việc cấu hình máy. Phần Chipset ảnh hưởng đến tốc độ máy. Phần PCI ảnh hưởng đến các gán ngắt, địa chỉ cho các Slot PCI, cổng; cách vận chuyển dữ liệu cho IDE On Board.

    - Nếu gặp các thành phần hoàn toàn mới, trước tiên bạn hãy Set các thành phần đã biết, kiểm tra việc thay đổi của máy, cuối cùng mới Set tới các thành phần chưa biết. Chúng tôi xin nhắc lại, việc Setup Bios sai không bao giờ làm hư máy và các bạn sẽ dễ dàng Setup lại nhờ vào chính Bios. Trên mainboard luôn luôn có 1 Jumper dùng để xóa các thông tin lưu trong CMOS để bạn có thể tạo lại các thông tin nầy trong trường hợp không thể vào lại Bios Setup khi khởi động máy.

    - Khi tiến hành tìm hiểu Setup Bios, bạn nên theo một nguyên tắc sau: Chỉ Set từng mục một rồi khởi động máy lại, chạy các chương trình kiểm tra để xem tốc độ CPU, ổ đĩa có thay đổi gì không?. Cách làm nầy gíúp bạn phát hiện được ảnh hưởng của từng mục vào hệ thống và bạn có thể biết chắc trục trặc phát sinh do mục nào để sửa chữa. Khi xẩy ra trục trặc mà bạn không biết đối phó, bạn chỉ cần vào lại Bios Setup chọn Load Bios Default hay bấm F6 trong phần Set mà bạn muốn phục hồi sau đó khởi động máy lại là xong.
    sunboy thích bài này.

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí