Đến hẹn lại lên, tạp chí Business Week và hãng Interbrand công bố danh sách 100 thương hiệu hàng đầu thế giới năm 2008, trong đó, giống như năm ngoái, có sự xuất hiện của 12 mác xe hơi, nhưng với một vài xáo trộn. Ngành công nghiệp ô tô đang trong giai đoạn chuyển giao, do tác động của giá xăng dầu và tình hình khó khăn chung của kinh tế thế giới. Dòng xe cỡ lớn đang dần nhường chỗ cho những mẫu xe tiết kiệm nhiên liệu và mang tính thực tế cao hơn. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy giai đoạn suy thoái kinh tế lại là chính là thời điểm thích hợp để đầu tư xây dựng thương hiệu. Một trong những chiến dịch phát triển thương hiệu thành công nhất trong 6 thập kỷ qua là của BMW, được khởi đầu vào đúng thời điểm kinh tế thế giới khó khăn. Khẩu hiệu “The Ultimate Driving Machine” (Cỗ máy tốt nhất) mà BMW đưa ra từ năm 1974 vẫn được dùng cho tới tận ngày nay, và đã giúp hãng thay đổi hình ảnh trong mắt khách hàng Mỹ từ nhà sản xuất ô tô thể thao sang một thương hiệu hạng sang có tất cả các loại xe, từ mui trần đến SUV. Tác giả khẩu hiệu trên của BMW, Martin Puris, nói “Tôi thích những thời điểm khó khăn. Khi tình hình kinh tế thuận lợi, mọi người có khuynh hướng ngại thử cái mới. Nhưng trong giai đoạn khó khăn, người ta buộc phải thử nghiệm cái mới”. Một ví dụ khác là Volkswagen. Khi tình hình tiêu thụ xe ở Mỹ thời gian gần đây sụt giảm mạnh, nhà sản xuất ô tô Đức đã chọn cho mình lối đi mà các đối thủ cạnh tranh Mỹ gần như bỏ trống: dòng xe minivan. Việc chọn đúng thời điểm ra mắt đã khiến mẫu Routan minivan của VW dễ dàng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng mà không cần đầu tư nhiều tiền quảng cáo. Tựu chung, nếu doanh nghiệp có khả năng và ban lãnh đạo dám mạo hiểm đầu tư cho một chiến dịch xây dựng thương hiệu hợp lý vào thời điểm kinh tế khó khăn thì tỷ lệ thành công là khá cao. Dưới đây là 12 thương hiệu ô tô có mặt trong danh sách 100 thương hiệu hàng đầu thế giới năm 2008: 6. Toyota Chủ sở hữu: Tập đoàn Toyota Giá trị thương hiệu năm 2008: 34,050 tỷ USD Thứ hạng năm 2007: 6 Sức mua ô tô trên thị trường thế giới nhìn chung đang giảm mạnh, do tình hình kinh tế khó khăn. Ngay cả thương hiệu bình dân và phổ biến nhất thế giới là Toyota cũng bị ảnh hưởng. Nhưng hãng ô tô Nhật Bản đã sớm có bước chuyển hướng sang thị trường xe hybrid tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường. Do đó, dù hiện tại khó khăn nhưng có thể thấy Toyota có một tương lai khá tươi sáng phía trước. 11. Mercedes-Benz Chủ sở hữu: Tập đoàn Daimler Giá trị thương hiệu năm 2008: 25,577 tỷ USD Thứ hạng năm 2007: 10 Dù đã lấy lại được uy tín chất lượng và vị trí dẫn đầu trên thị trường xe hạng sang tiết kiệm nhiên liệu, nhưng Mercedes vẫn bị tụt 1 hạng trong Top 100 thương hiệu hàng đầu thế giới năm 2008. 13. BMW Chủ sở hữu: Tập đoàn BMW Giá trị thương hiệu năm 2008: 23,298 tỷ USD Thứ hạng năm 2007: 13 Giá trị đồng USD sụt giảm đã gây ảnh hưởng đến doanh số của BMW tại Mỹ, nhưng nhờ có công nghệ động cơ hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu, cái tên BMW vẫn duy trì vị trí thứ 13 trong Top 100. 20. Honda Chủ sở hữu: Tập đoàn Honda Giá trị thương hiệu năm 2008: 19,079 tỷ USD Thứ hạng năm 2007: 19 Uy tín lâu năm về công nghệ tiết kiệm nhiên liệu đã giúp Honda “sống khoẻ” trong bối cảnh giá nhiên liệu leo thang 49. Ford Chủ sở hữu: Tập đoàn Ford Giá trị thương hiệu năm 2008: 7,896 tỷ USD Thứ hạng năm 2007: 41 Chiến lược hiện nay của Ford là tập trung vào các mẫu xe cỡ nhỏ tiết kiệm nhiên liệu và không phát triển tản mát nhiều thương hiệu. Ford đã bán hai thương hiệu xe sang là Jaguar và Land Rover cho tập đoàn Tata của Ấn Độ, nhằm giảm gánh nặng tài chính và dồn nguồn lực phát triển thương hiệu Ford. 50. Harley-Davidson Chủ sở hữu: Công ty Harley-Davidson Giá trị thương hiệu năm 2008: 7,609 tỷ USD Thứ hạng năm 2007: 45 Đây là thương hiệu xe máy duy nhất lọt vào Top 100 thương hiệu hàng đầu thế giới, dù về thị phần trên thị trường mô-tô vẫn đứng sau các hãng xe Nhật Bản. 53. Volkswagen Chủ sở hữu: Tập đoàn Volkswagen Giá trị thương hiệu năm 2008: 7,047 tỷ USD Thứ hạng năm 2007: 54 Việc đẩy mạnh hoạt động tại Trung Quốc và các thị trường mới nổi là nhân tố giúp VW cạnh tranh với Toyota trên thị trường xe bình dân. 67. Audi Chủ sở hữu: Tập đoàn Volkswagen Giá trị thương hiệu năm 2008: 5,407 tỷ USD Thứ hạng năm 2007: 68 Phong cách thiết kế thể thao hơn cộng với tính năng vận hành được cải tiến đã giúp Audi cạnh tranh tốt hơn với hai đồng hương Đức là BMW và Mercedes. 72. Hyundai Chủ sở hữu: Tập đoàn Hyundai Giá trị thương hiệu năm 2008: 4,846 tỷ USD Thứ hạng năm 2007: 72 Việc giá dầu leo thang là một rào cản đối với quyết tâm lên hạng thị trường xe sang của Hyundai. Tuy nhiên, hãng xe Hàn Quốc này cũng đã khá khôn ngoan và tỉnh táo khi kịp thời bổ sung một số mẫu xe cỡ nhỏ tiết kiệm nhiên liệu để cải thiện doanh số. 75. Porsche Chủ sở hữu: Công ty Porsche Giá trị thương hiệu năm 2008: 4,603 tỷ USD Thứ hạng năm 2007: 75 Bằng việc 3 năm liên tiếp đứng đầu kết quả khảo sát của J.D. Power về chất lượng sản phẩm, Porsche đã chứng minh rằng tính năng vận hành và độ tin cậy của xe không tỷ lệ nghịch. 90. Lexus Chủ sở hữu: Tập đoàn Fiat Giá trị thương hiệu năm 2008: 3,588 tỷ USD Thứ hạng năm 2007: 92 Năm nay Lexus tăng 2 hạng trong danh sách Top 100 thương hiệu hàng đầu thế giới, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, như sức mua giảm, chi phí sản xuất tăng. Thế mạnh của Lexus là uy tín về chất lượng và sự sáng tạo trong từng sản phẩm. 93. Ferrari Chủ sở hữu: Tập đoàn Fiat Giá trị thương hiệu năm 2008: 3,527 tỷ USD Thứ hạng năm 2007: Không có Đây là cái tên đã đánh bật Nissan ra khỏi danh sách 100 thương hiệu hàng đầu thế giới năm 2008, nhờ doanh số tăng mạnh tại châu Á và Trung Đông. Nhật Minh Theo Business Week Khakha. Thấy xe mừ ham.:y45: Tui rất thích Lexus trắng:y44:, mà sao Lexus chỉ xếp thứ 90/100 hả trùi. Không bít năm 2009, Lexus có tăng hạn hok ta?:yyc21: