Phá . . . thai . . .Có hạnh phúc nào bằng khi đứa bé ra đời từ một cuộc hôn nhân được thăng hoa, từ một tình yêu trong sáng và từ sự mong mỏi của tất cả người thân. Thế nhưng phải làm sao khi đứa bé không được thừa nhận? Việc làm duy nhất mà các bà mẹ phải làm là vứt bỏ đứa bé đi bằng nhiều hình thức khác nhau như: nạo thai, hút thai, “kovax”, phá thai bằng thuốc... Vứt bỏ đi một sinh linh, đối với nhiều cô gái là trút được sự lo lắng và vướng bận Cứ nghĩ nói lên hai chữ “phá thai” là đơn giản, cứ nghĩ nhanh chóng bỏ đứa bé trong bụng là xong, nhưng thực sự có đơn giản không? Để bỏ đứa bé đi là cả một quá trình đắn đo với các bà mẹ. Những câu hỏi sau chắc chắn là những vấn đề cần quan tâm: Anh ấy có chấp nhận cho đứa bé ra đời hay không? Có nên bắt anh ấy phải chịu trách nhiệm với hậu quả mà cả hai đã gây ra, nếu anh ấy không có trách nhiệm trong việc này thì sao? có nên giữ lại đứa con trong bụng hay không? Nếu giữ lại thì mình nuôi con bằng cách nào? Liệu mình có đủ sức để nuôi con và đủ khả năng chịu sự đàm tiếu của dư luận không? Mình đủ bản lĩnh, đủ kiến thức để một mình nuôi dạy một đứa trẻ không? Mình cần phải làm gì để đứa bé được phát triển tốt nhất? Không những thế mà hàng loạt những trăn trở khác tiếp tục trở thành những bài toán khó. Liệu đứa bé có phát triển toàn diện khi nó sống trong sự thiếu thốn tình cảm, sự dạy dỗ, nuôi nấng của cha không ngay cả khi đứa bé được chăm sóc đầy đủ? Nếu anh ấy mong muốn đứa bé ra đời thì nuôi con bằng cách nào khi kinh tế không đảm bảo? Mình chưa quá 18 tuổi, cơ thể chưa phát triển toàn diện để sẵn sàng cho việc sinh nở. Mỗi người mỗi cảnh chính vì thế có biết bao nhiêu đắn đo, bao suy nghĩ: Nên, không nên, nên, không nên,... bỏ đứa bé. Mà đứa bé trong bụng ngày càng lớn, áp lực về thời gian ngày càng tăng. Rồi biết bao hoàn cảnh để người mẹ phải đi đến quyết định cuối cùng là phá thai. Có lẽ đây là dấu ấn “lớn” đối với người mẹ vì “cơn bão” lòng ấy, vì tâm trạng bất ổn và vì tận sâu trong thâm tâm người mẹ, bản năng làm mẹ trỗi dậy mà phải đành đoạn bỏ đứa con chưa kịp nhìn thấy mặt? Khổ đau không khi phải đứt đoạn dứt bỏ kết tinh của một “mối tình”? Sự thật có đơn giản hay nhẹ nhàng khi quyết định phá thai? Cái giá phải trả sau lần phá thai ấy thật “đắt” nếu như không muốn nói là quá sức chịu đựng. + Đối với việc nạo, hút (với thai nhi chưa quá 12 tuần tuổi tức là chưa quá 3 tháng) hay phá thai bằng kovax (đối với thai từ 4 đến 5 tháng tuổi): Nạo thai thường gây đau đớn, tỷ lệ gây biến chứng cao hơn so với hút thai. Nếu nạo thai không được áp dụng ở những bệnh viện hay những nơi uy tín thì những biến chứng để lại rất cao. Còn biện pháp kovax được sử dụng với thai đã lớn (từ 4-5 tháng tuổi) nên biện pháp này, dù muốn dù không có thể đưa ra nhiều tai biến nguy hiểm và thậm chí gây tử vong. Nhìn chung, các biện pháp này (phá thai ngoại khoa) thường có những tai biến như chảy máu, sót nhau, thủng tử cung, ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai sinh sản. Theo kết quả điều tra trong năm 2008 từ bộ Y tế, 5% trong số tử vong bà mẹ liên quan đến nạo hút thai (chủ yếu do nhiễm trùng, chảy máu). Ngoài ra, nạo hút thai còn liên quan đến các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, nhiễm trùng tử cung hoặc nhẹ hơn là rách, lủng tử cung do phải đưa dụng cụ vào buồng tử cung. + Đối với việc phá thai bằng thuốc (với thai nhi chưa quá 9 tuần tuổi tức là không quá 2 tháng 12 ngày tuổi): Tuy biện pháp này đem lại sự tiện lợi, nhanh chóng và đỡ gây sợ hãi nhưng mặt trái của biện pháp này cũng cần quan tâm. Các bạn nữ thường ra huyết âm đạo nhiều, đau bụng và gò tử cung, buồn nôn, tiêu chảy. Một số bạn nhức đầu, chóng mặt, đau lưng, mệt mỏi. Biện pháp này thường xuất độ niêm mạc tử cung thấp hơn khi phá thai bằng thủ thuật sản khoa. Có thể dẫn đến vô sinh Phá thai rất dễ bị vô sinh dù chỉ một lần. Còn may mắn thì bạn trẻ vẫn có khả năng sinh sản nhưng cái giá phải trả là mỗi lần phá thai là một lần không những hủy hoại thể chất mà còn hủy hoại đến cả tinh thần. Còn nếu nhiều lần phá thai thì sao? Nếu không gặp nguy cơ vô sinh thì đứa bé sau này cũng bị ảnh hưởng bởi thuốc và những ảnh hưởng còn “sót lại” sau mỗi biện pháp. Mà nếu có thai được sau này thì thành tử cung cũng đã bị “trầy trụa” nhiều và có khả năng sẽ bị nhiều vấn đề khác như sinh non... Ngoài ra, việc phá thai ở trẻ em và các cô gái trẻ chưa có gia đình ảnh hưởng rất xấu đến tâm lý theo hai thái cực: Có những em sẽ rất đau khổ, thu mình, nhưng cũng có những em phá thai nhiều lần trở nên trơ ra về mặt cảm xúc. Cả hai trường hợp này đều đáng thương như nhau. Hy vọng rằng các bạn đừng để lâm vào những khó khăn, những đau đớn, những chấn động tâm lý. Hy vọng rằng các bạn không gặp phải những hậu quả khó lường, thậm chí không thể cứu vãn... Bằng những biện pháp tránh thai hiệu quả như phòng tránh bằng bao cao su, bằng thuốc ngừa thai hằng ngày hay cấp bách hơn thì dùng thuốc tránh thai khẩn cấp (theo đúng chỉ định và yêu cầu của thuốc và theo đúng hướng dẫn của bác sĩ) để ta không có những hối tiếc, khổ đau không mong muốn. Hạnh phúc chỉ thực sự viên mãn khi cả hai bên dành cho nhau những gì tốt đẹp, trong sáng, trọn vẹn và có những kiến thức nhất định để phòng tránh nếu các bạn không muốn có con và để không phải mang mặc cảm tội lỗi vì đã “giết” một mầm sống đang nảy nở ngay trong chính cơ thể của mình (!) Yêu là lo lắng, suy nghĩ và chăm sóc cho nhau. Yêu là hiểu nhau và thông cảm cho nhau. Yêu không là những đụng chạm thể xác. Những hình ảnh đáng để suy ngẫm : Và... thai nhi 4 tháng rưỡi bị phá bằng cách đốt bằng dung dịch chứa hàm lượng muối... những sinh linh bé bỏng chưa kịp cất tiếng khóc chào đời... "Nguyễn Trung Thu" - một thai nhi ... bé đã chết ... nhưng những ngón tay nhỏ...như níu tay Cha... ... để xin được chút ấm áp...chút tình thương... Abortion ??? Hãy "suy nghĩ" trước khi tính "làm một điều gì đó" !!!