Phía sau hiện tượng FarmVille

Thảo luận trong 'Thông tin công nghệ' bắt đầu bởi NguyenTanBinh, 28 Tháng mười một 2009.

  1. Offline

    NguyenTanBinh

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    130
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    0
    Từ khi xuất hiện trên Facebook giữa tháng 6/2009, trò chơi FarmVille của Công ty Zynga (http://www.zynga.com) thu hút được trên 60 triệu người chơi tích cực (tính đến đầu tháng 11/2009). Mark Pincus - người sáng lập Zynga - tự hào khẳng định: "FarmVille chứng tỏ tiềm năng cực lớn của thị trường trò chơi xã hội (social game). Chỉ sau 9 tuần từ khi phát hành, FarmVille trở thành một hiện tượng văn hóa. FarmVille nay là trò chơi trực tuyến lớn nhất Bắc Mỹ và sẽ nhanh chóng trở thành trò chơi trực tuyến lớn nhất thế giới". Tương lai sẽ đáp lại dự đoán của Pincus nhưng thành công của FarmVille và bản thân Zynga quả thực là một hiện tượng của năm 2009.

    [IMG]
    Mark Pincus và chú chó cưng Zynga


    Zynga vốn là tên gọi chú chó cưng của Pincus (thuộc giống chó Bull). Chú chó Zynga là biểu tượng của Công ty Zynga.
    Zynga thu được lợi nhuận to lớn từ việc bán hàng hóa ảo và từ quảng cáo trong trò chơi FarmVille. Từ lợi nhuận thu được, Zynga đang chi những khoản tiền khổng lồ cho việc quảng cáo FarmVille và những trò chơi xã hội khác của mình trên Facebook đến mức giới báo chí hóm hỉnh gọi đó là hiện tượng "cái đuôi chó (Zynga) đang vẫy thân mình nó (Facebook)".
    Ý tưởng của trò chơi FarmVille thật... dễ thương. Khi chơi FarmVille, bạn vào vai một trại chủ. Chỉ cần chịu khó cày xới thửa ruộng của mình, vun trồng các loại cây, bạn sẽ hả hê thu hoạch mùa màng. Với "tiền" thu được từ việc bán nông sản, bạn có thể phát triển nông trại của mình bằng cách xây dựng thêm nhà kho, nhà kính,... Nếu muốn, bạn còn có thể mua heo, bò, gà, vịt, thỏ,... về nuôi.
    Thực ra, điều hấp dẫn nhất ở FarmVille là chức năng giao tiếp xã hội. Người chơi FarmVille có thể mời những người bạn của mình ở Facebook cùng tham gia, làm "hàng xóm" của nhau, trao đổi nông sản với nhau, giúp nhau trong công việc đồng áng để có... điểm thưởng. Chính chức năng giao tiếp xã hội tạo nên sự "lây lan" nhanh chóng của FarmVille.

    [IMG]
    Trò chơi FarmVille đứng hạng nhất ở Facebook (60 triệu người chơi)


    Cơn nghiện FarmVille
    FarmVille làm cho phong trào "người người làm nông" phát triển đến mức nhiều trường trung học và đại học tại Mỹ đã cảnh báo "thần dân" của mình không nên tiêu tốn quá nhiều thời gian cho FarmVille.
    Taylor Lee Sivils - sinh viên Đại học California - bộc bạch: "Giờ đây trong câu chuyện hằng ngày, chúng tôi không thể không đề cập đến các vụ gieo trồng, ở FarmVille. Người thì trồng táo, người thì trồng lúa mì. Tôi đang nóng lòng chờ ruộng đậu nành của các bạn tôi lớn nhanh. Chừng nào họ chưa thu hoạch, tôi chưa... yên tâm. Cũng có lúc tôi muốn thay đổi đề tài trò chuyện qua việc khác, thiết thực hơn, nhưng rồi chúng tôi lại trở về đề tài FarmVille".
    Chứng kiến "niềm đam mê nông trại" của giới sinh viên, Robert Thompson - giáo sư Đại học Syracuse - nhận xét: "Giống như trò chơi Guitar Hero làm cho người chơi có cảm giác rằng mình là ngôi sao ca nhạc, phải làm điệu bộ và nhảy nhót đôi chút khi chơi, FarmVille khiến bạn có cảm giác mình đang làm điều gì đó rất hiệu quả. Việc thu lợi "thực sự" từ cánh đồng ảo khiến người chơi rất hài lòng".
    "Bọn trẻ" khó biết được thế nào là "quá nhiều" khi giới "người lớn" cũng hăng say không kém. Một người vợ viết ở trang blog của mình: "Tôi đang có thai, mọi việc phải nhờ cậy chồng tôi. Trong khi tôi ngồi trong xe chờ chồng tôi chở đi ăn tối, anh ấy vẫn cứ mải mê... thu hoạch vụ dâu ngu xuẩn của mình ở FarmVille!".
    Tuy thuộc loại trò chơi không liên tục (casual game), FarmVille len lỏi vào cuộc sống bất kể giờ giấc: phải bón phân, phải thu hoạch, phải vắt sữa, phải trao đổi sản phẩm,... đúng lúc nếu không muốn "xôi hỏng bỏng không".

    [IMG]
    Trò chơi Mafia Wars đứng hạng nhì ở Facebook (25 triệu người chơi ở Facebook)


    Jil Wrinkle - một thợ cơ khí ở Philippines - cho biết ông phải dúng đồng hồ báo thức để có thể dậy lúc một giờ rưỡi sáng, nhằm thu hoạch ở "thửa ruộng" của mình cho đúng thời điểm. "Tôi đặt máy tính xách tay của mình ở cạnh giường. Khi vừa thức giấc buổi sáng, tôi phải thu hoạch ngay. Tôi còn phải thu hoạch mấy lần nữa trong ngày: lúc 10 giờ sáng, lúc trưa, lúc chiều tối và ngay trước khi ngủ".
    Một cách tự nhiên, những người hâm mộ FarmVille thường "tụ tập" trên mạng. Tại FarmVille Freak (http://farmvillefreak.com/), mọi người có thể chia sẻ kinh nghiệm "làm nông" của mình, chỉ dẫn cho nhau cách lập bảng tính để chọn phương án đầu tư vào FarmVille hiệu quả nhất.
    Lại có cả phong trào FarmVille Art (http://farmvilleart.com/) dành cho những "nông dân" yêu nghệ thuật. Trong các cuộc thi ở FarmVille Art, những người tham gia cần gieo trồng nhiều thứ ở FarmVille sao cho thửa ruộng của mình trở thành một bức tranh. "Giải thưởng lớn" trị giá 10 USD trong tháng 10/2009 đã được trao cho "nông dân" Kevin Johnson vì thửa ruộng FarmVille của anh trở thành bức tranh Mona Lisa!
    Các chuyên gia tâm lý học cho rằng sự đam mê FarmVille bắt nguồn từ sự mệt mỏi với lối sống đô thị, khiến con người cảm thấy thich thú với hoạt động nông trại. Ý kiến khác cho rằng FarmVille giống trò chơi The Sims hoặc đồ chơi Tamagotchi (thú nuôi ảo) ở chỗ khơi dậy bản năng "vun vén", "lo toan", "nuôi dưỡng".

    [IMG]
    Trò chơi Café World đứng hạng ba ở Facebook (24 triệu người chơi ở Facebook)

    Chiến lược Zynga
    Ở góc nhìn của người kinh doanh, Pincus giải thích đơn giản rằng thành công của Zynga là sự "nối dài" thành công của Facebook. Zynga vừa đáp ứng nhu cầu giao tiếp xã hội, vừa đáp ứng nhu cầu giải trí.
    Sau khi tốt nghiệp Trường Kinh doanh Harvard, Pincus tham gia thành lập nhiều công ty cuối thập niên 1990, đều tập trung vào nền kinh tế Internet và đều thành công (ở thời điểm Pincus chuyển nhượng phần sở hữu của mình). Là người kinh doanh thuần túy, Pincus không nhắm đến việc xây dựng công ty của mình thành Apple hay Google. Ông chỉ quan tâm đến việc nắm bắt thời cơ để tạo được hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Độc thân và giàu có, Pincus vẫn không ngơi tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới.
    Quan sát sự lớn mạnh nhanh chóng của mạng xã hội Facebook, Pincus nhận định: "Họ tạo ra một bữa tiệc, mời được rất nhiều người đến dự, nhưng không có chuyện chi để làm. Tốt nhất là cùng nhau chơi một trò gì đó".
    Đầu năm 2007, biết được Facebook sắp công bố giao diện lập trình ứng dụng, Pincus vội tập hợp đội ngũ, lập nên Công ty Zynga để chuẩn bị làm trò chơi trên Facebook. Trò chơi đầu tiên của Zynga là trò chơi bài Poker ở dạng ứng dụng Flash. Người chơi bài có thể "ngồi cùng bàn" với bạn bè của mình ở Facebook (thể hiện bằng hình đại diện). Trò chơi được cung cấp miễn phí nhưng khả năng thu lợi nhuận của Zynga thật rõ ràng: người chơi có thể mua từ Zynga những đồng tiền ảo trong trò Poker bằng tiền thật. Người chơi cũng có thể kiếm tiền ảo bằng cách chấp nhận sử dụng dịch vụ nào đó trên mạng.
    Các trò chơi tiếp theo của Zynga (Café World, Mafia Wars, FarmVille) đều theo cùng mô hình kinh doanh như trò Poker và đều trở thành trò chơi hàng đầu ở Facebook. Từ vài nhóm người chơi ban đầu, "mạng lưới quan hệ" chằng chịt ở Facebook khiến trò chơi lan truyền cực nhanh. Các trò chơi Zynga tự động gửi thư mời người chơi mới nhờ nắm được những mối quan hệ của những người chơi hiện tại.
    Do thành công ở Facebook, việc triển khai trò chơi của Zynga tại các mạng xã hội khác (MySpace, Bebo, Friendster, Hi5) suôn sẻ lạ thường, khiến Pincus có ý định xây dựng Zynga thành một công ty lớn dựa trên trò chơi xã hội trên máy tính và trên điện thoại di động.

    [IMG]
    Mark Pincus


    Trong Hội thảo Trò chơi Xã hội 2009 (Social Gaming Summit - http://www.socialgamingsummit2009.com/), Pincus kêu gọi Apple và Palm làm cho điện thoại của họ trở thành một thiết bị "có tính xã hội" bằng cách tích hợp Facebook ở mức thấp, trở thành nền tảng cho ứng dụng. Hiện tại, trên điện thoại iPhone của Apple, Facebook chỉ là một ứng dụng bình thường, các ứng dụng iPhone khác không thể sử dụng hiệu quả dịch vụ của Facebook, do vậy chưa có cơ hội để phát triển trò chơi xã hội thực sự trên iPhone. Pincus cũng đề nghị Apple mở rộng giao diện lập trình ứng dụng để người làm ứng dụng trên iPhone có thể đọc được danh sách các số điện thoại liên hệ của chủ nhân và phân biệt được những ai đang dùng iPhone.
    Pincus khẳng định: "Đối với tôi, đó là Web 3.0. Nếu Apple thực hiện cải tiến như vậy, số ứng dụng iPhone mà họ bán được sẽ tăng từ hai tỉ lên bốn tỉ rất nhanh". Dĩ nhiên, điều đó cũng sẽ giúp Zynga tăng trưởng khó lường.
    Tại Facebook có một nhóm mang tên "Tôi ghét FarmVille" (http://www.facebook.com/pages/I-Hate-Farmville) với trên 17.000 thành viên, là những người phải chịu đựng hệ lụy từ cơn nghiện FarmVille của người khác. Khi một lực lượng đông đảo đến thế phải tập hợp để chống lại FarmVille, bạn có thể tin rằng Zynga đang tiến những bước vững chắc theo chiến lược đã định.
  2. Offline

    integer

    • Tiếu Ngạo Giang Hồ

    • :-?
    Số bài viết:
    1.695
    Đã được thích:
    1.313
    Điểm thành tích:
    900
    trên facebook có 1 trò vui lắm
    trò nuôi cá, tụi mình đang có 2 thằng chơi trò này
    face book bị cấm truy cập bằng IP việt nam, hay là trường mình cấm truy cập face book không biết
    nếu muốn thử bạn hãy tìm 1 web proxy để vô facebook

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí