BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG***Số: 367 - QĐ/TWĐTN-VPĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2013 QUYẾT ĐỊNHVề việc ban hành Quy định về ban hành văn bản của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh--------- BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH- Căn cứ Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; - Căn cứ Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khoá X, nhiệm kỳ 2012 - 2017 ban hành kèm theo Quyết định số 84 QĐ/TWĐTN ngày 22/02/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn; - Căn cứ Quy định về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đoàn ban hành kèm theo Quyết định số 1836 QĐ/TWĐTN ngày 23/6/2006 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn; - Để thống nhất trong toàn hệ thống việc ban hành văn bản của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về ban hành văn bản của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 1836 QĐ/TWĐTN ngày 23/6/2006 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về “Ban hành Quy định về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đoàn”. Điều 3. Giao Văn phòng Trung ương Đoàn tham mưu hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quyết định này. Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc, các ban, đơn vị thuộc Trung ương Đoàn căn cứ Quyết định thi hành./. Nơi nhận: - Như điều 4; - VP: CVP, PCVP, Các phòng, bộ phận thuộc VP; - Lưu TH-TĐ10b, VT-LT. TM. BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐOÀNBÍ THƯ THƯỜNG TRỰC (đã ký) Phan Văn Mãi BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG***ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2013 QUY ĐỊNHVề ban hành văn bản của Đoàn (Ban hành kèm theo quyết định số 367 QĐ/TWĐTN ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn)---------------------------- CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng 1. Văn bản này quy định về thể loại, thẩm quyền ban hành văn bản, văn bản điện tử và thể thức văn bản hành chính, bản sao văn bản, được áp dụng thống nhất đối với các ban, đơn vị thuộc Trung ương Đoàn và các cấp bộ đoàn trong hệ thống Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 2. Việc ban hành văn bản của các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trong hệ thống Đoàn thực hiện theo các quy định của pháp luật có liên quan, đồng thời tham khảo thêm quy định này để áp dụng phù hợp với điều kiện của đơn vị. Điều 2. Một số khái niệm cơ bản 1. Văn bản của Đoàn là loại hình tài liệu được thể hiện bằng ngôn ngữ viết để ghi lại hoạt động của các tổ chức Đoàn, do các cấp bộ Đoàn, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền của Đoàn ban hành theo quy định của Điều lệ Đoàn và của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. 2. Hệ thống văn bản của Đoàn gồm toàn bộ các loại văn bản của Đoàn được sử dụng trong hoạt động của hệ thống tổ chức Đoàn từ Trung ương đến cơ sở. 3. Thể loại văn bản là tên gọi của từng loại văn bản, phù hợp với tính chất, nội dung và mục đích ban hành của văn bản. 4. Thẩm quyền ban hành văn bản là phạm vi, giới hạn của một các cấp bộ đoàn, các cơ quan chuyên trách của Đoàn trong việc ban hành văn bản. 5. Văn bản điện tử là những văn bản được tạo ra, gửi, nhận và lưu giữ bằng phương tiện điện tử (máy tính, các thiết bị điện tử, tin học...), đảm bảo thể hiện đầy đủ nội dung của văn bản. 6. Thể thức ban hành văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chung áp dụng đối với các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong từng trường hợp cụ thể. CHƯƠNG IITHỂ LOẠI VĂN BẢN Điều 3: Các thể loại văn bản thường sử dụng 1. Điều lệ Đoàn: Điều lệ Đoàn là văn bản xác định tôn chỉ, mục đích, các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy của Đoàn, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của đoàn viên và các tổ chức Đoàn. 2. Nghị quyết: Nghị quyết là văn bản ghi lại các quyết định được thông qua ở đại hội, hội nghị cơ quan lãnh đạo Đoàn các cấp, hội nghị đoàn viên về đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể. 3. Quyết định: Quyết định là văn bản dùng để ban hành hoặc bãi bỏ quy chế, quy định, quyết định cụ thể về chủ trương, chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc phạm vi quyền hạn của tổ chức, cơ quan của Đoàn. 4. Chỉ thị: Chỉ thị là văn bản dùng để chỉ đạo các cấp bộ Đoàn, tổ chức, cơ quan Đoàn cấp dưới thực hiện các chủ trương, công tác hoặc một số nhiệm vụ cụ thể. 5. Kết luận: Kết luận là văn bản ghi lại ý kiến chính thức của tổ chức, cơ quan lãnh đạo về những vấn đề nhất định hoặc về chủ trương, biện pháp xử lý công việc cụ thể. 6. Quy chế: Quy chế là văn bản xác định các nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ và lề lối làm việc của tổ chức, cơ quan lãnh đạo Đoàn. 7. Quy định: Quy định là văn bản xác định các nguyên tắc, tiêu chuẩn,thủ tục và chế độ cụ thể về một lĩnh vực công tác nhất định của cấp bộ đoàn, tổ chức, cơ quan lãnh đạo Đoàn hoặc trong hệ thống các cơ quan chuyên môn có cùng chức năng, nhiệm vụ. 8. Hướng dẫn: Hướng dẫn là văn bản giải thích, chỉ dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện văn bản hoặc chủ trương của cấp bộ đoàn hoặc của cơ quan lãnh đạo đoàn cấp trên. 9. Thông báo: Thông báo là văn bản dùng để thông tin về một vấn đề, một sự việc cụ thể để các cơ quan, cá nhân có liên quan biết hoặc thực hiện. 10. Báo cáo: Báo cáo là văn bản cùng để tường trình về tình hình hoạt động của một cấp bộ Đoàn, tổ chức, cơ quan lãnh đạo Đoàn hoặc về một đề án, một vấn đề, sự việc nhất định. 11. Kế hoạch: Kế hoạch là văn bản dùng để xác định mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu của nhiệm vụ cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định và các biện pháp về tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó. 12. Chương trình: Chương trình là văn bản dùng để sắp xếp nội dung công tác, lịch làm việc cụ thể của tổ chức, cơ quan Đoàn hoặc của các đồng chí lãnh đạo trong một thời gian nhất định. 13. Đề án: Đề án là văn bản dùng để trình bày có hệ thống về một kế hoạch, giải pháp, giải quyết một nhiệm vụ, một vấn đề nhất định để cấp có thẩm quyền phê duyệt. 14. Tờ trình: Tờ trình là văn bản dùng để thuyết trình tổng quát về một đề án, một vấn đề, một dự thảo văn bản để cấp trên xem xét, quyết định. 15. Công văn: Công văn là văn bản dùng để truyền đạt, trao đổi các công việc cụ thể trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, cơ quan Đoàn. 16. Biên bản: Biên bản là văn bản ghi chép diễn biến sự việc đang diễn ra; ý kiến phát biểu và ý kiến kết luận của đại hội Đoàn, các hội nghị hoặc các cuộc họp của Đoàn; ghi chép việc bàn giao công việc giữa các cá nhân và tập thể có liên quan. 17. Các loại giấy tờ hành chính như: Giấy giới thiệu, Giấy chứng nhận, (hoặc giấy xác nhận, thẻ chứng nhận), Giấy đi đường, Giấy nghỉ phép, Phiếu gửi. Điều 4: Các thể loại văn bản khác Các loại văn bản khác thực hiện theo quy định hiện hành, do các cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn quyết định việc ban hành. CHƯƠNG IIITHẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN Điều 5. Nguyên tắc ban hành văn bản Các cấp bộ Đoàn, tổ chức, cơ quan lãnh đạo của Đoàn ban hành văn bản phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Các văn bản của Đoàn phải được viết bằng tiếng Việt, phù hợp về thể loại và đúng về thể thức (trừ những văn bản giao dịch với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, thư). Điều 6. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản Văn bản của Đoàn chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản của chính cơ quan đã ban hành hoặc bằng văn bản của cơ quan Đoàn cấp trên có thẩm quyền. Điều 7: Thẩm quyền ban hành văn bản của các cơ quan lãnh đạo Đoàn cấp Trung ương 1. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đoàn ban hành -Điều lệ Đoàn Thông báo - Nghị quyết - Quy chế - Thông báo - Thông cáo - Tuyên bố - Lời kêu gọi - Các hình thức khác do Đại hội quyết định 2. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn ban hành - Nghị quyết - Chương trình - Quyết định - Kết luận - Quy chế - Quy định - Đề án - Thông báo - Thông cáo - Tuyên bố - Lời kêu gọi - Kế hoạch - Báo cáo - Các hình thức khác do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn quyết định 3. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn ban hành - Nghị quyết - Tờ trình - Kế hoạch - Quyết định - Chỉ thị - Kết luận - Quy chế - Quy định - Thông báo - Báo cáo - Chương trình - Công văn - Đề án - Các hình thức khác do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quyết định 4. Ban Bí thư Trung ương Đoàn ban hành - Kết luận - Thông tri - Hướng dẫn - Thông báo - Báo cáo - Công văn - Chỉ thị - Biên bản - Kế hoạch - Tờ trình - Quy chế - Quyết định - Chương trình - Quy định - Đề án Điều 8. Thẩm quyền ban hành văn bản của các cơ quan lãnh đạo Đoàn cấp tỉnh (các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc) 1. Đại hội đại biểu Đoàn cấp tỉnh ban hành - Nghị quyết - Quy chế - Thông báo - Thư - Đề án 2. Ban Chấp hành Đoàn cấp tỉnh ban hành - Nghị quyết - Quyết định - Kết luận - Quy chế - Quy định - Thông báo - Báo cáo - Kế hoạch - Chương trình 3. Ban Thường vụ Đoàn cấp tỉnh ban hành - Nghị quyết - Quyết định - Chỉ thị - Quy chế - Quy định - Thông tri - Hướng dẫn - Kết luận - Thông báo - Báo cáo - Kế hoạch - Chương trình - Công văn - Đề án - Tờ trình - Biên bản Điều 9: Thẩm quyền ban hành văn bản của các cơ quan lãnh đạo Đoàn cấp huyện (Đoàn các quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, Đoàn các trường đại học, cao đẳng, các đoàn trực thuộc tỉnh). 1. Đại hội đại biểu Đoàn cấp huyện ban hành - Nghị quyết - Quy chế - Thông báo 2. Ban Chấp hành Đoàn cấp huyện ban hành - Nghị quyết - Quyết định - Kết luận - Quy chế - Quy định - Thông báo - Báo cáo - Kế hoạch - Tờ trình - Công văn 3. Ban Thường vụ Đoàn cấp huyện ban hành - Nghị quyết - Quyết định - Chỉ thị - Kế hoạch - Tờ trình - Công văn - Kết luận - Quy chế - Quy định - Thông tri - Hướng dẫn - Thông báo - Báo cáo - Biên bản Điều 10. Thẩm quyền ban hành văn bản của các cơ quan lãnh đạo Đoàn cấp cơ sở (Đoàn các xã, phường, thị trấn, Đoàn các trường bậc trung học phổ thông, Đoàn trực thuộc Đoàn cấp huyện) 1. Đại hội Đoàn (đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể đoàn viên) ban hành - Nghị quyết 2. Ban Chấp hành Đoàn cấp cơ sở ban hành - Nghị quyết - Quyết định - Kết luận - Quy chế - Quy định - Thông báo - Báo cáo - Kế hoạch - Tờ trình - Công văn 3. Ban Thường vụ Đoàn cấp cơ sở ban hành - Nghị quyết - Quyết định - Quy định - Thông báo - Biên bản - Báo cáo - Kế hoạch - Tờ trình - Công văn Điều 11: Thẩm quyền ban hành văn bản của các cơ quan tham mưu, giúp việc của các cấp bộ đoàn - Hướng dẫn - Báo cáo - Công văn - Thông báo - Tờ trình - Kế hoạch Điều 12. Các đơn vị sự nghiệp thuộc Trung ương Đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cấp tỉnh, cấp huyện được ban hành các loại văn bản liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và các văn bản theo quy định của pháp luật. CHƯƠNG IVTHỂ THỨC VĂN BẢN CỦA ĐOÀNĐiều 13. Các thành phần thể thức bắt buộc Mỗi văn bản chính thức của Đoàn cần bắt buộc phải có đủ các thành phần thể thức sau đây: 1. Tiêu đề; 2. Tên cơ quan ban hành văn bản; 3. Số và ký hiệu văn bản; 4. Địa điểm và ngày tháng năm ban hành văn bản; 5. Tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản; 6. Phần nội dung văn bản; 7. Chữ ký, thể thức đề ký và dấu cơ quan ban hành văn bản; 8. Nơi nhận văn bản. Điều 14: Các thành phần thể thức bổ sung Ngoài các thành phần thể thức bắt buộc tại Điều 12, đối với từng văn bản cụ thể, tùy theo nội dung và tính chất có thể bổ sung các thành phần thể thức sau đây: 1. Dấu chỉ mức độ mật (mật, tối mật, tuyệt mật); 2. Dấu chỉ mức độ khẩn (khẩn, thượng khẩn, hỏa tốc); 3. Các chỉ dẫn về phạm vi phổ biến, giao dịch, bản thảo và tài liệu hội nghị. Điều 15: Bản chính, bản sao và các thành phần thể thức bản sao 1. Bản chính là bản hoàn chỉnh, đúng thể thức, có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền và dấu của cơ quan ban hành. 2. Bản sao là bản sao lại nguyên văn hoặc trích sao một phần nội dung từ văn bản chính. Văn bản sao dưới mọi hình thức đều phải bảo đảm đủ các thành phần thể thức văn bản sau đây: - Tên cơ quan sao văn bản; - Số và ký hiệu bản sao; - Địa điểm và ngày tháng, năm sao văn bản; - Chức vụ, chữ ký, họ và tên người ký sao và dấu cơ quan sao; - Nơi nhận bản sao. Điều 16. Bộ mã chữ Việt sử dụng trong giao dịch văn bản điện tử Bộ mã chữ tiếng Việt sử dụng trong giao dịch văn bản điện tử phải là phông chữ của bộ mã ký tự chữ Việt (font chữ tiếng Việt Unicode) theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001. CHƯƠNG VVĂN BẢN ĐIỆN TỬ Điều 17. Giá trị pháp lý của văn bản điện tử của Đoàn Văn bản của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sử dụng hình thức giao dịch văn bản điện tử không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều 21 quy định này (sau đây gọi là văn bản điện tử) phù hợp với pháp luật về giao dịch điện tử, bảo đảm tính xác thực về nguồn gốc gửi và sự toàn vẹn của văn bản, không nhất thiết phải có chữ ký và đóng dấu, có giá trị pháp lý tương đương như văn bản giấy. Điều 18. Các dạng văn bản điện tử và hình thức giao dịch 1. Các dạng văn bản điện tử sử dụng trong giao dịch bao gồm: a. Tệp (file) dạng văn bản (text, word), dạng bảng tính được tạo lập bằng các phần mềm thông dụng (Microsoft Word, Excel); b. Tệp (file) dạng ảnh thông dụng (dạng PDF, tạo ra từ máy quét) có thể kèm theo dạng file văn bản (text, word); c. Tệp (file) dạng đồ thị, đồ họa; 2. Các hình thức giao dịch văn bản điện tử bao gồm: - Công bố trên Cổng thông tin điện tử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; website của các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc. - Gửi đến hộp thư điện tử của đơn vị ở nơi nhận. Điều 19. Nguyên tắc sử dụng giao dịch văn bản điện tử 1. Các văn bản có phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng trên toàn quốc được công bố trên Cổng thông tin điện tử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 2. Các văn bản có phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng hẹp được gửi tới địa chỉ thư điện tử (email) của nơi nhận. 3. Kết hợp sử dụng giao dịch văn bản điện tử với việc gửi văn bản giấy đối với các trường hợp cần sử dụng văn bản giấy để làm các thủ tục khác liên quan đến tổ chức, cá nhân. Điều 20. Văn bản sử dụng hình thức giao dịch văn bản điện tử - Công văn - Báo cáo định kỳ hằng tháng, báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất - Thông tri - Thông báo - Thông cáo - Văn bản hướng dẫn nghiệp vụ - Giấy triệu tập hội nghị, hội thảo, giấy mời họp - Biểu mẫu thống kê. Điều 21. Văn bản được kết hợp sử dụng cả hình thức giao dịch văn bản điện tử và văn bản giấy. - Hướng dẫn - Kế hoạch - Báo cáo Quý, 6 tháng, 1 năm, nửa nhiệm kỳ, báo cáo chính trị - Điều lệ Đoàn - Nghị quyết - Quyết định - Kết luận - Quy chế - Quy định - Tuyên bố - Lời kêu gọi - Biên bản - Chương trình - Đề án - Chỉ thị Điều 22. Văn bản không sử dụng hình thức giao dịch văn bản điện tử Văn bản thuộc dạng mật, tuyệt mật, tối mật; văn bản liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ, văn bản liên quan đến công tác tài chính không sử dụng hình thức giao dịch văn bản điện tử; chỉ sử dụng hình thức giao dịch văn bản giấy. Điều 23. Địa chỉ hộp thư đến 1. Các ban, đơn vị thuộc Trung ương Đoàn; các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc đăng ký và sử dụng 01 hộp thư điện tử công vụ riêng để giao dịch. 2. Địa chỉ hộp thư điện tử của các ban, đơn vị thuộc Trung ương Đoàn sẽ được công bố trên Website: doanthanhnien.vn; địa chỉ hộp thư điện tử của các tỉnh, thành đoàn, đoàn cơ sở được đăng tải trên Website của Tỉnh đoàn. 3. Chỉ sử dụng hộp thư điện tử công vụ đã đăng ký để giao dịch, không sử dụng hộp thư điện tử của cá nhân người gửi để đảm bảo tính xác thực về nguồn gốc của văn bản. Điều 24. Xử lý văn bản điện tử đến 1. Kiểm tra tính xác thực về nơi gửi và sự toàn vẹn của văn bản. 2. Lưu văn bản điện tử vào cơ sở dữ liệu văn bản đến của đơn vị mình. 3. In văn bản. 4. Các bước xử lý tiếp theo áp dụng theo quy trình về tiếp nhận và xử lý công đến của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Có thể gửi văn bản điện tử tới các đơn vị liên quan theo yêu cầu. Điều 25. Xử lý văn bản đi trong giao dịch văn bản điện tử. 1. Người được giao soạn thảo văn bản, sau khi văn bản đã được cấp có thẩm quyền ký, có trách nhiệm kiểm tra tính trọn vẹn, chính xác của file văn bản so với văn bản giấy và gửi file văn bản điện tử về địa chỉ email nơi nhận. 2. Cán bộ văn thư được phân công phụ trách cấp số hiệu có trách nhiệm: - Truy cập hộp thư văn bản đi để kiểm tra và khẳng định đã nhận được các file văn bản điện tử. - Kiểm tra thể thức, trình tự, thẩm quyền ký và thực hiện quy trình cấp số hiệu và đóng dấu văn bản đi. Không cấp số hiệu và đóng dấu khi chưa nhận được file văn bản điện tử. 3. Cán bộ văn thư phụ trách trực tiếp thực hiện giao dịch văn bản điện tử có trách nhiệm: a. Kiểm tra tính toàn vẹn, xác thực của file văn bản và đảm bảo chắc chắn, tin cậy, file văn bản được gửi tù đơn vị chủ trì soạn thảo trước khi thực hiện các bước giao dịch văn bản điện tử: - Ghi số hiệu, ngày, tháng, năm vào văn bản điện tử - Điền cụm từ “(Đã ký)” vào vị trí phía trên họ và tên của người có thẩm quyền ký vào văn bản điện tử. - Sử dụng địa chỉ thư điện tử để chuyển file văn bản điện tử và thông tin cần thiết liên quan, qua địa chỉ email đến các đối tượng theo “Kính gửi” và “Nơi nhận” được ghi trên văn bản. b. Trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng máy quét để tạo file văn bản dưới dạng ảnh hoặc PDF với đầy đủ chữ ký và dấu son để chuyển phát qua mạng. Điều 26. Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch văn bản điện tử 1. Cung cấp hoặc để lộ mật khẩu và hệ thống thư điện tử cho người khác; để người khác sử dụ ng địa chỉ hộp thư điện tử của mình. 2. Phát tán thư rác và vius vào mạng. 3. Truy cập trái phép vào hộp thư của người khác. 4. Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quy trình truyền, gửi và nhận văn bản điện tử. 5. Thay đổi, xóa, hủy, sao chụp, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ nội dung của văn bản điện tử. CHƯƠNG VIĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 27 1. Các ban, đơn vị thuộc Trung ương Đoàn, các cấp bộ đoàn có trách nhiệm cụ thể hóa và triển khai thực hiện quy định này. 2. Giao Văn phòng Trung ương Đoàn tham mưu hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy định này của các cơ quan, đơn vị có liên quan. 3. Trong quá trình thực hiện, những điều không phù hợp sẽ được xem xét bổ sung, sửa đổi. BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐOÀN