Khảo sát gần đây của ESA đã hé lộ một thông tin thú vị: trên thế giới vẫn có những quốc gia vượt mặt cả Trung Quốc về nạn vi phạm bản quyền. Trái ngược hoàn toàn với ấn tượng của phần đông thế giới về Trung Quốc, đất nước này lại không phải là quốc gia đứng đầu về nạn vi phạm bản quyền tác phẩm liên quan đến game nhiều nhất thế giới. Nghiên cứu gần đây của ESA (Tổ chức phần mềm giải trí) đã chỉ ra rằng, trên thế giới vẫn có những nước vượt qua cả Trung Quốc về vấn nạn này. Một website cung cấp game lậu. Bất ngờ hơn nữa, đó lại là hai quốc gia được đánh giá là có mức sống khá cao ở châu Âu: Tây Ban Nha và Ý. Hai quốc gia này hiện đang dẫn đầu về tỉ lệ game bị download trái phép. Trong đó, tỉ lệ vi phạm lên tới 17,1% ở Ý và 15,1% ở Tây Ban Nha. Con số này gần gấp đôi tỷ lệ 7,9% của nước đứng thứ ba là Pháp. Quả thật đây đúng là một con số đáng kinh ngạc, nhất là khi nó xuất phát từ châu Âu. Điều đáng nói hơn là hai quốc gia kể trên vốn tự hào về tiềm lực kinh tế cũng như trình độ văn hoá cao của người dân. Ý và Tây Ban Nha lần lượt là các nền kinh tế lớn thứ 4 và thứ 5 tại Châu Âu. Tuy không phải là trung tâm công nghiệp game như Anh, Pháp nhưng hai quốc gia vùng Nam Âu này đều là những nước hăng hái tham gia vào việc thực hiện công ước Berne. Vậy nguyên nhân của tình trạng game lậu là do đâu? PSP thất thu vì game lậu. ESA chỉ ra rằng những quy định lỏng lẻo trong công tác bảo mật và phân phối trên mạng chính là kẽ hở cho những kẻ làm ăn phi pháp. Trong số 10 nhà cung cấp có hoạt động trao đổi game lậu “nhộn nhịp” nhất thế giới bị ESA "chỉ mặt" thì Ý và Tây Ban Nha cùng đóng góp đến tận 3 “tên tuổi”. Một nguyên nhân khác được nêu ra là Chính phủ Ý và Tây Ban Nha vẫn chưa đưa ra được những giải pháp đủ mạnh tay với nạn game lậu khi so với các nước phát triển khác. Ở California, kinh doanh game lậu có thể phải ngồi tù từ 15-30 tháng. Ở Singapore, "xào xáo" lại một tựa game console cũng là phạm pháp. Còn ở Mexico, buôn bán game trái phép sẽ bị đánh thuế rất nặng. Nếu không muốn tiếp tục xấu hổ với bạn bè quốc tế, chắc chắn hai quốc gia phải xem lại luật pháp và có thái độ nghiêm khắc hơn với những hành vi buôn bán mờ ám, đặc biệt là mua bán trên mạng. Thật dễ dàng để có một đĩa game không có bản quyền. Trước tình hình game lậu hoành hành, ESA đã thuyết phục được nhiều đại gia game như Sony, Sega, Koei, Square Enix… cùng góp sức. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia châu Âu, Nam Mỹ và châu Á cũng đã vào cuộc. 17 bang thuộc Hoa Kỳ đã phê chuẩn đạo luật chống ăn cắp bản quyền. V iệt Nam hiện đã bước đầu tham gia vào ESA. Có thể tin rằng, khi tầm ảnh hưởng của ESA trở nên rộng lớn hơn thì tầm hoạt động của game lậu sẽ phải thu hẹp lại.