Tại sao phải ngồi chờ cơ hội mà không thay đổi để đón đầu nó??????

Thảo luận trong 'Sinh viên cùng chia sẽ' bắt đầu bởi my_life, 1 Tháng tư 2013.

  1. Offline

    my_life

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    11
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Theo số liệu của Sở Công Thương Đà Nẵng, năm 2012 toàn thành phố có tổng cộng 9.200 doanh nghiệphoạt động trên tổng số gần 14.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh (chiếm 65,7%) bao gồm từ nhà nước, tư nhân đến các hình thức doanh nghiệp. Thử làm phép tính tối giản nhất, mỗi doanh nghiệp chỉ cần 1 nhân viên Iter để quản lý hệ thống máy tính (công việc tất yếu trong thời đại công nghệ số như hiện nay), thì sẽ cần ít nhất từng ấy nhân lực để đảm bảo hoạt động được diễn ra trơn tru và ăn khớp.
    Đó là xét tổng cầu, riêng tổng cung thì con số lại bé nhỏ hơn nhiều so với ước tính “thiển cận” của bạn. Hiện tại, có tất cả trên dưới 10 trường từ Đại học, Cao đẳng đến các trung tâm đào tạo đăng ký tuyển sinh ngành IT và ICT. Mỗi lớp đào tạo trung bình từ 50 à 70 sinh viên. Vậy thì từ năm 2005 đến nay, tổng sinh viên tốt nghiệp chỉ có tầm 5.000 sinh viên trở lại. Chưa kể, không phải sinh viên nào cũng ở lại Đà Nẵng để tiếp tục công việc ICT, mà sẽ chảy máu chất xám đến những thành phố lớn hơn.
    Với hai con số trên cho thấy sự thiếu hụt nguồn nhân lực IT tại Đà Nẵng, chưa nói đến sự khan hiếm của ITer có chất lượng cao. Nghĩa là các bạn sinh viên ICT luôn có nhiều cơ hội để làm việc đúng ngành tại Đà Nẵng. Nhưng chỉ đúng thôi, để biến cơ hội đó trở thành của mình và “sống” với nó thì tôi đồng ý là còn rất khó, bởi chất lượng đầu ra là một vấn đề đáng bàn.
    Đứng trên lập trường của một nhà tuyển dụng (cầu) với 2 đơn vị đào tạo (một công lập - một tư thục) tại Đà Nẵng (cung) để thấy rõ sự thiếu hụt về chất.
    Nếu như nhà tuyển dụng tìm kiếm những con người hội tụ tố chất của một ICTer để tiếp tục đào tạo cho những công việc đòi hỏi cao, thì sinh viên Bách Khoa Đà Nẵng có phần nhỉnh hơn bởi yếu tố đầu vào tốt của trường. Nhưng nếu tìm kiếm một người ICTer để bắt tay ngay vào làm việc thì Duy Tân chẳng hạn lại có lợi thế hơn. Mà theo tôi, thì trong gần 9.200 doanh nghiệp ở trên, số lượng Doanh nghiệp cần những con người biết thực hành sẽ chiếm tỷ trọng nhiều hơn hẳn. Kết quả thực tế này là tất yếu khi Duy Tân đã biết bán cái mà xã hội cần chứ không tập trung vào cái mình có thế mạnh.
    Tuy nhiên, dù công hay tư thì đó cũng chỉ là quá trình để tôi luyện con người, cái chính vẫn là hướng đi và cái đích mà mỗi sinh viên ICT lập trình cho mình khi tới với nghề. Vì vậy, trước khi có một trường Bách Khoa linh hoạt hơn hay một trường Duy Tân chuyên sâu hơn (đòi hỏi nhiều thời gian) thì mỗi sinh viên hãy tự hoàn thiện đầy đủ các yếu tố của công thức: Iter = kiến thức + thực hành + kỹ năng mềm + anh văn để tự tạo cơ hội cho chính mình trong thời cuộc này.

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí