Tật xấu của sinh viên

Thảo luận trong 'Sinh viên cùng chia sẽ' bắt đầu bởi withyou, 23 Tháng mười hai 2010.

  1. Offline

    withyou

    • Windows 3.0

    Số bài viết:
    99
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    40
    Đại đa số sinh viên là những người năng động, tự tin, nhiệt tình đầy bản lĩnh. Nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều, rất nhiều sinh viên “nhiễm” thói xấu có hại cho bản thân và cho cả xã hội.



    Ngủ nhiều và lười

    [IMG]


    Ngủ nhiều đôi khi được xem như “hội chứng” tập thể của sinh viên, nhất là vào mùa đông. Cả phòng đóng cửa ngủ, phòng này ngủ, phòng bên cạnh cũng… ngủ. Một lần đến kí túc xá trường X thăm đứa em họ. 9 giờ sáng mà không khí vẫn im ỉm, không thấy động tĩnh gì. Tôi cứ tưởng đang vào dịp hè. Đứa em tôi bảo: em lên chuông dậy rồi, mở mắt thấy chưa đứa nào dậy, lại... ngủ tiếp!

    Không chỉ ngủ vùi hai ngày cuối tuần, kịch bản những ngày trong tuần… vẫn vậy. Có sinh viên bỏ học để ngủ bù buổi tối thức khuya quá vì… xem phim. Có sinh viên cố gắng dậy sớm đi học từ tiết hai. Nói là lên giảng đường mà có “chiến đấu” tới cùng đâu. Lại vật vã trên bàn và rồi “ngàn thu” khi nào không hay. Nghĩ mà thương. Hết giờ đôi khi không biết đường mà về. Thấy sinh viên ngủ nhiều mà sợ.

    Hằng- sinh viên năm thứ 3 HVNH được bạn bè cùng phòng đặt cho biệt danh là “công chúa ngủ trong chăn”. Hễ đi học về là Hằng ngủ. “Thà ngủ còn hơn ăn cơm”- đó là triết lý sống của cô. Ngủ nhiều đến nỗi hai mí mắt Hằng lúc nào cũng híp lại, hai má thì căng tròn trông thật dễ thương. Do ngủ nhiều nên Hằng chẳng biết gì về tình hình trong kí túc xá, cả chuyện ở lớp và cả cuộc sống nhộn nhịp bên ngoài. Bạn bè rủ đi chơi cũng… chào thua cô nàng hay ngủ như Hằng.

    Một ngày 24 tiếng đồng hồ mà ngủ hơn một nửa, thậm chí 2/3 số thời gian trên. Đôi mắt lúc nào cũng lim dim, nhìn đời chỉ bằng 3/4 con mắt mà thấy buồn…

    Tiến sĩ văn học Đoàn Hương trong một lần lên lớp đã phải thốt lên: Tôi chẳng thể nào hiểu nổi sinh viên bây giờ họ đọc gì. Tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách nằm ở khu sách đại hạ giá có 2000 đồng mà không ai ngó ngàng. Vào thời tôi, chính cuốn tiểu thuyết đó đã lấy đi bao nhiêu nước mắt của một thế hệ độc giả…

    Thầy giáo dặn đọc kỹ giáo trình bài giảng, sinh viên vẫn… ngoan cố không chịu đọc với lý do không có thời gian và giáo trình khô khan, cứng nhắc.

    Lớp tổ chức giao lưu đá bóng thông báo các bạn đi cỗ vũ. Trận đấu diễn ra với lượng khán giả khiêm tốn, chỉ điếm trên đầu ngón tay. Cứ kêu ca phàn nàn chưa lần nào tham gia phong trào Đoàn, Hội nhưng khi có phong trào lại không đi.

    Tệ hơn các bạn sinh viên nữ còn lười cả…đi ăn cơm. Đến bữa nhờ ai mua cơm được thì tốt, không thì ăn mì tôm, đỡ mất công đi xuống căng tin.

    Việc hôm nay chớ để ngày mai, sinh viên ta bây giờ có việc hôm nay là họ có thể để đến tuần sau, tháng sau, thậm chí là năm sau. Hoàn thành được thì tốt, không hoàn thành được thì chặc lưỡi: kệ, chơi cái đã !!! Đến khi “nước sôi lửa bỏng” nên mới sinh chuyện đối phó, sinh nạn tiêu cực trong thi cử. Kết quả tốt thì không sao, lỡ “sẩy” chân thì đỗ lỗi cho thầy cô giáo, đỗ lỗi cho giáo trình. Thật là đường nào cũng nói được.

    Bệnh lười khiến không ít sinh viên mất đi “kháng thể”chống chọi với phong ba bão táp cuộc đời. Họ ngại khó, ngại khổ, ngại va chạm. Họ bê trễ trong học hành, trong mọi hoạt động của đời sống. Và khi ra trường sự khắc nghiệt của công việc làm họ cảm thấy ngột ngạt, thậm chí bỏ lỡ nhiều cơ hội.

    Giờ cao su
    [IMG]

    Mới đây đất nước xinh đẹp Peru mở một chiến dịch “chống lại giờ cao su”, họ cho rằng đây là thói xấu ảnh hưởng tới công việc và năng suất lao động.

    Ở nước ta thói quen xấu này không chỉ hình thành nơi công sở, cơ quan Nhà Nước mà ngay cả tầng lớp sinh viên tri thức cũng bị… dính.

    Giờ học chính thức từ 7 giờ thì hơn 7 giờ sinh viên mới có mặt. Không biết ai chờ ai nhưng thực tế ở một số giảng đường thầy giáo “chờ” sinh viên là chuyện có thật 99,9%.

    Giao lưu, hội thảo dành cho sinh viên bao giờ cũng cao su thời gian từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ là chuyện… đời thường. Ai cũng nghĩ chắc họ cũng như mình, chưa ai đến đâu mà vội. Chậm một tí, muộn một tí chẳng ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới nên chẳng cần phải… vội.

    Hình như cụm từ “thời gian cao su” đã ăn sâu vào tiềm thức của sinh viên nên chẳng ai trách được ai. Không chỉ cao su thời gian từng giờ, sinh viên bây giờ có xu hướng kéo dài thời gian từng ngày, từng tháng. Thời gian nghỉ tết tương đối dài, vậy mà ra tết một tuần rất nhiều giảng đường vắng sinh viên như Chùa Bà Đanh. Chẳng hiểu sinh viên cao su thời gian tết để đi chơi cho đã hay vì một lý do nào đó mà chỉ có sinh viên mới biết.

    Thiếu tự tin
    [IMG]

    Có ý kiến cho rằng người Việt ít khi chủ động bắt chuyện, không thích trò chuyện với người lạ. Họ sẵn sàng bỏ qua nhiều cơ hội để làm quen, sinh viên cũng vậy.

    Thiếu tự tin khiến sinh viên không phát huy sáng tạo cá nhân. Sẵn sàng đi theo lối mòn có sẵn, nhất là trong học tập. Đó là điều đáng phê phán.

    Giảng viên giảng bài, phía dưới sinh viên nói chuyện riêng. Lúc giảng viên dành thời gian cho sinh viên thảo luận, phát biểu ý kiến thì… ngồi im. Một thực tế là sinh viên năm thứ 3, thứ 4 đại học mà còn ngại phát biểu ý kiến hoặc trình bày trước đám đông vì thiếu tự tin, thiếu thói quen suy nghĩ, đi học chỉ biết chép chính tả.

    Vì thiếu tự tin mà không ít sinh viên ta khi tiếp xúc với khách du lịch nước ngoài bị “cứng lưỡi” không thốt được từ nào tử tế. May ra chỉ bi bô vài câu giới thiệu họ tên, quê quán, chỉ đường cho khách tây là cùng. Dẫu rằng thâm niên học ngoại ngữ của các bạn đâu phải tính tứng ngày mà phải mất 3 năm, 5 năm, có nơi 7 năm. Lý giải cho sự “không nói được” là vì run quá!!!

    John Goodman, giám đốc chương trình đào tạo doanh nghiệp trường đại học tổng hợp nam Califomia từng phát biểu rằng: Có rất nhiều phẩm chất hình thành nên một nhà doanh nghiệp thành công, trong đó phải kể đến yếu tố: bạn có tự tin vào khả năng của mình không?

    Phong cách thế hệ mới?
    Sinh viên có lắm điều hay mà còn nhiều cái dở, cái xấu. Hình như ở lứa tuổi này sinh viên chưa ý thức, chưa làm chủ được bản thân nên một số sinh viên cả nam và nữ đều sống buông thả, không có trách nhiệm với tương lai.

    Sinh viên nam nghiền game, chơi điện tử, say sưa với ma men suốt ngày đêm. Nhiều sinh viên nữ muốn chứng tỏ bản lĩnh nữ nhi, ta đây là sành điệu, là biết đời cũng zô, cũng uống, cũng chiến đấu đến “giọt rượu” cuối cùng.

    Gần đây dư luận phản ánh nhiều tình trạng giới trẻ “chăm chỉ” đi chùa, trong đó có sinh viên. Hành vi đó là tốt, đáng khen ngợi nếu như: sinh viên ta đừng ăn mặc quá “tươi mát” làm ảnh hưởng đến chốn lình thiêng nơi cửa chùa.

    Sinh viên tiếp thu ngôn ngữ một cách ồ ạt mà thiếu sự chọn lọc. Họ sẵn sàng gọi bố mẹ là ông bô bà bô, ông già bà già, gọi người yêu là lão ấy, gọi thầy giáo là ông… Thôi thì, nói theo ngôn ngữ trẻ là bó tay.

    Ai cũng có tật xấu, biết mình có tật xấu là tốt, sửa tật xấu lại càng tốt hơn. Dường như sinh viên chúng ta cứ vùi đầu vào tật xấu, rủ nhau dính vào tật xấu, tuyên truyền tật xấu cho nhau. Mà chưa có ai đi tiên phong trong phong trào chống những tật xấu của mình cả. Bạn nghĩ sao về điều này?
    ngoisaobang, heorung^oo^zinzin thích bài này.
  2. Offline

    meoden

    • Windows 2000

    Số bài viết:
    913
    Đã được thích:
    345
    Điểm thành tích:
    350
    để bỏ hết đc những tật xấu thì ko dễ,cơ bản là phải đc dạy dỗ tự nhỏ và ý thức cao về sự tôn trọng người khác và bản thân!!mình muốn người ta đối sao với mình thì mình phải cư xử như vậy trước với họ..
    ChIpKut3 thích bài này.

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí