TB :Giới Thiệu Các Chuyên Ngành Đào Tạo Của Trường CD CNTT Việt Hàn .

Thảo luận trong 'Thông báo từ Đoàn trường' bắt đầu bởi sunboy, 16 Tháng năm 2009.

  1. Offline

    sunboy

    • Thành viên sáng lập

    • No thing
    Số bài viết:
    1.616
    Đã được thích:
    1.340
    Điểm thành tích:
    1.000
    I. Ngành Tin học ứng dụng (Mã ngành: 01)

    1. Chuyên ngành Đồ họa máy tính

    Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Cao đẳng CNTT ứng dụng, chuyên ngành Đồ họa máy tính phải đạt được các yêu cầu sau:

    - Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức nếp sống lành mạnh, có lòng yêu nghề. Nắm vững chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

    - Có trình độ cơ bản vững vàng về việc quản lý dữ liệu đồ họa và các công cụ thiết kế đồ họa 2D/3D..

    - Có khả năng sử dụng thành thạo các công cụ thiết kế đồ họa vi tính trong việc lập mô hình, thiết kế và tạo các đối tượng đồ họa trong không gian 2D/3D.

    - Có khả năng kết hợp lý thuyết và thực hành để sáng tác, thiết kế các đồ án thiết kế đồ họa cơ bản.

    Công việc đảm nhiệm: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm các công việc sau: Triển khai các dự án, công trình thiết kế mỹ thuật 2D/3D với sự kết hợp ý tưởng của các chuyên viên thiết kế đồ họa mỹ thuật. Đồng thời có khả năng tự thiết kế ý tưởng và thực hiện ý tưởng cho các chương trình thiết kế mỹ thuật cơ bản.



    2. Chuyên ngành Thiết kế kiến trúc

    Chuyên ngành Thiết kế kiến trúc trang bị cho sinh viên:

    - Kiến thức cơ bản của ngành Kiến trúc xây dựng & Luật xây dựng.

    - Khả năng thực hành thiết kế và thể hiện các Đồ án kiến trúc xây dựng bằng máy tính điện toán.

    - Sử dụng thành thạo các Phần mềm máy tính hỗ trợ quá trình thiết kế kiến trúc.

    Hoàn thành khóa học, sinh viên sẽ được trang bị toàn diện kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, dễ dàng hòa nhập và thích nghi tốt với môi trường thiết kế kiến trúc chuyên nghiệp.

    Áp dụng khung chương trình và phương pháp đào tạo tiên tiến của Hàn Quốc, giảng dạy lý thuyết kết hợp thực hành, trong đó đề cao kỹ năng thực hành và ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực thiết kế kiến trúc, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội.

    Kết thúc chương trình học, sinh viên trở thành Cử nhân Thiết kế Kiến trúc (hệ Cao đẳng), có thể sử dụng thành thạo máy tính hỗ trợ quá trình thiết kế tại các công ty Kiến trúc xây dựng trong & ngoài nước.

    Cử nhân Thiết kế Kiến trúc có thể đảm đương các công việc sau:

    - CIO (Chief Information Office) xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch ứng dụng CNTT vào lĩnh vực kiến trúc xây dựng tại các công ty Kiến trúc xây dựng.

    - Họa viên kiến trúc triển khai các bản vẽ thiết kế kiến trúc (2D & 3D) dưới sự chủ trì của KTS.

    - Nhân viên thiết kế các dự án hoặc các hạng mục xây dựng có quy mô vừa & nhỏ.

    - Thành lập và điều hành hoạt động công ty với chức năng “gia công” bản vẽ thiết kế cho các công ty kiến trúc trên toàn cầu.



    3. Chuyên ngành Công nghệ CAD/CAM/CNC
    Chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ CAD/CAM/CNC nhằm trang bị cho người học kiến thức chuyên sâu về:

    - Vẽ và tính toán thiết kế cơ khí với sự trợ giúp của máy tính (Computer Aided Drawing và Computer Aided Design – CAD) bằng cách sử dụng các phần mềm vẽ, tính toán tối ưu.

    - Sử dụng các phần mềm chế tạo với sự trợ giúp của máy tính ( Computer Adided Manufacturing )

    - Gia công trên các máy công cụ và máy CNC (Computer Numberic Control).

    - Tự động hóa trong công nghiệp

    Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư thực hành chuyên ngành Công nghệ CAD/CAM/CNC có trình độ lý thuyết và kỹ năng thực hành vững vàng, có khả năng tự đào tạo và nâng cao trình độ để làm việc trong các lĩnh vực thiết kế, chế tạo máy, chế tạo khuôn mẫu, lắp đặt các thiết bị cơ khí, thực hiện bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị cơ khí, có khả năng tổ chức và lập kế hoạch quản lý một tổ, nhóm sản xuất, có khả năng cập nhật kiến thức nâng cao trình độ phù hợp với nhu cầu công việc đồng thời có thể học liên thông lên trình độ cao hơn.



    4. Chuyên ngành Tin học Viễn thông

    Chuyên ngành Tin học - Viễn thông nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn về lĩnh vực điện tử và công nghệ thông tin, bên cạnh đó sinh viên cũng được trang bị đầy đủ các kiến thức về kỹ thuật viễn thông để có thể thích ứng để làm việc trong môi trường hội tụ Công nghệ thông tin và viễn thông, có khả năng áp dụng những nguyên lý cơ bản và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của kỹ sư cao đẳng công nghệ, đồng thời có khả năng thích ứng với sự thay đổi của công nghệ điện tử viễn thông.

    Cơ hội việc làm:

    - Các công ty, xí nghiệp về điện tử, các dây chuyền lắp ráp, đo kiểm thiết bị vi điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông.

    - Các trung tâm truyền thông thông tin – viễn thông, bưu điện.

    - Các nhà máy, xí nghiệp sản xuất linh kiện điện tử.

    - Các công ty chuyên thiết kế điện tử ứng dụng.

    - Tham gia giảng dạy trong các trường và các trung tâm dạy nghề điện tử.





    II. Ngành Khoa học máy tính (Mã ngành: 02)

    1. Chuyên ngành Hệ thống thông tin

    Đào tạo cử nhân ngành Hệ thống thông tin (Information Systems) trình độ cao đẳng nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về hệ thống thông tin, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội. Có khả năng xây dựng các hệ thống thông tin cho việc quản lý kinh tế, hành chính và dịch vụ. Có năng lực tham mưu tư vấn và có khả năng thực hiện nhiệm vụ với tư cách như là một chuyên viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

    Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các công việc của các phân tích viên hệ thống, lập trình viên, nhà quản trị CSDL ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, cơ quan và tổ chức.

    2. Chuyên ngành Lập trình máy tính

    Mục đích giáo dục của ngành là đào tạo ra những lập trình viên máy tính chuyên nghiệp, những người sẽ hiểu biết và sử dụng thành thạo các công cụ, các ngôn ngữ lập trình khác nhau để có thể tham gia, thiết kế, xây dựng, khai thác và phát triển phần mềm trong các lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

    Ngoài việc trang bị các kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng với trình độ cao đẳng, sinh viên còn được trang bị các lý luận, các hiểu biết về kiến thức xã hội, cũng như các lĩnh vực ứng dụng của công nghệ thông tin trong tương lai. Qua đó, giúp cho sinh viên có thể tiếp tục học thêm ở các mức đào tạo cao hơn, có đủ khả năng phát triển kiến thức, đáp ứng yêu cầu làm việc trong xã hội tri thức thông tin của thế kỷ 21.



    3. Chuyên ngành Mạng máy tính

    Chuyên ngành Mạng máy tính cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về mạng máy tính và dữ liệu, các giao thức hoạt động trong mạng, kỹ thuật kết nối mạng LAN, WAN, đồng thời trang bị các kiến thức khác về mạng như quản trị mạng, mạng không dây, an ninh mạng, chuyển mạch và định tuyến dữ liệu. Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị khả năng về lập trình mạng.

    Với chương trình đào tạo chú trọng vào thực hành trên các trang thiết bị và dụng cụ về mạng máy tính chuyên nghiệp nên các sinh viên khi ra trường sẽ có được kỹ năng về thực hành và có thể đáp ứng ngay được công việc trong thực tế.



    III. Ngành Quản trị kinh doanh (mã ngành 03)

    1. Chuyên ngành Quảng cáo và quan hệ cộng đồng

    Mục tiêu của chuyên ngành này đào tạo các cử nhân trong lĩnh vực Quảng cáo và Quan hệ cộng đồng. Sinh viên được trang bị các kiến thức chuyên ngành quảng cáo và quan hệ cộng đồng, các kỹ năng quan hệ với khách hàng và các kiến thức kinh doanh cơ bản.

    Sau khi sinh viên tốt nghiệp:

    - Có khả năng giao tiếp tốt; có thể viết các thông điệp quảng cáo, các thông cáo báo chí, các bài thuyết trình; nghiên cứu, tư vấn và tạo mối quan hệ với khách hàng; tổ chức các sự kiện đặc biệt cho một tổ chức; tổ chức họp báo; xây dựng các kế hoạch quảng cáo và truyền thông tới các đối tượng khác nhau.

    - Có thể trở thành: Người điều hành quảng cáo, chuyên viên quảng cáo, nhà thiết kế quảng cáo, chuyên viên thiết kế và tổ chức sự kiện đặc biệt, chuyên viên xây dựng các kế hoạch quảng bá và truyền thông cho một tổ chức, phát ngôn viên, thuyết trình viên.



    2. Chuyên ngành Thương mại điện tử

    Đào tạo cử nhân ngành Thương mại điện tử có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, nắm vững những kiến thức cơ bản về tin học, kỹ năng thao tác, lý luận cơ bản về thương mại điện tử, quá trình kinh doanh trên mạng; có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về thiết kế, lập trình, quản trị cơ sở dữ liệu Web cũng như nắm vững các tiến trình, luật lệ có liên quan đến thương mại điện tử cùng các kỹ năng marketing, giao dịch và thanh toán trên mạng Internet; biết vận dụng kỹ thuật thương mại điện tử, khai thác thông tin trên Internet và thông tin máy tính để thực hiện toàn bộ quá trình kinh doanh trên mạng Internet.

    Sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử sẽ làm việc tại phòng kinh doanh, bộ phận công nghệ thông tin ở các doanh nghiệp điện tử, doanh nghiệp thực hiện thương mại điện tử, tham gia vào các dự án thiết kế website, thiết lập các phần mềm hỗ trợ quá trình kinh doanh, giao dịch điện tử cho các tổ chức, doanh nghiệp.



    IV. Ngành Marketing (Mã ngành: 04)
    Mục tiêu của ngành là nhằm đào tạo ra các cử nhân hệ cao đẳng ngành Marketing có kỹ năng nghiên cứu, phân tích, hoạch định và tác nghiệp các hoạt động thuộc lĩnh vực marketing trong môi trường truyền thống và môi trường trực tuyến dựa trên sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.

    Ngoài kiến thức giáo dục đại cương sinh viên được cung cấp kiến thức về thương mại điện tử, quản trị kinh doanh, thông tin marketing, hành vi người tiêu dùng, E-CRM, Internet marketing... đồng thời rèn luyện kỹ năng nghiên cứu độc lập, làm việc theo nhóm, khả năng phân tích vấn đề hoạt động marketing trong thực tế, cũng như hình thành các kỹ năng tiếp cận để giải quyết các vấn đề về quản trị marketing.
    Theo Viethanit.edu.vn

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí