Chắn chắn bạn sẽ trở thành 'thầy thuốc' giỏi của gia đình nếu học được các 'chiêu' dưới đây ^^. 1. Buồn nôn và nôn, ăn gừng Khi bạn cảm thấy khó chịu buồn nôn, hãy nghiền nhuyễn gừng, rồi ngậm trong miệng, hoặc ăn vài lát gừng nóng, cảm giác buồn nôn sẽ biến mất nhanh chóng. 2. Muỗi đốt, bị bỏng dùng lá nha đam Dưa leo, lá bạc hà, lá cây nha đam có công hiệu làm mát, an thần rất tốt. Bởi vậy, khi bị muỗi đốt hay bị bỏng, bạn hãy lấy vài lát dưa leo, lá bạc hà (nghiền nát), hay lá cây nha đam, bôi lên để giảm đau và tiêu sưng. 3. Ong đốt dùng rau mùi và rượu gạo Rau mùi và rượu gạo trộn lẫn rồi chà xát lên chỗ ong đốt sẽ có tác dụng giảm triệu chứng ngứa. Bởi rau mùi có thể trợ giúp ra mồ hôi, thúc đẩy quá trình giải động. Khi kết hợp với rượu gạo, có tác dụng đẩy nhanh tốc độ phòng chống phát ban, viêm. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng hành giã nhuyễn, vắt lấy nước, thoa vào vết ong đốt để giảm đau. 4. Bong gân (trẹo xương) dùng cây lô hội hoặc muối Khi bị bong gân nhẹ, lấy lá cây lô hội thái lát mỏng đắp trực tiếp lên chỗ bong gân sẽ có tác dụng tiêu viêm. Đồng thời, bạn cần massage nhẹ nhàng ở bên ngoài (xung quanh vết thương), để giải tỏa cảm giác khó chịu. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng muối nóng đắp lên rồi lấy khăn bọc xung quanh, có tác dụng thư giãn cơ bắp. 5. Bị nấc ăn đường Khi bị nấc, bạn nên ăn 1-2 thìa cà phê đường trắng. Vị ngọt của đường có tác dụng lấy lại bình tĩnh, có thể khống chế phản ứng dây thần kinh hoành, đạt được tác dụng dừng nấc. 6. Tiêu chảy ăn táo, khoai lang Tanin và axit hữu cơ trong táo có tác dụng "hội tụ", giảm tiêu chảy; hay enzyme tiêu hóa trong khoai lang cũng giúp thúc đẩy tiêu hóa, ổn định dạ dày, ngừng tiêu chảy. 7. Đứt tay dùng mật ong Trước khi dùng băng dán để băng chỗ bị đứt tay, bạn nên lấy một chút mật ong chấm nhẹ lên vết thương. Mật ong có tác dụng kháng khuẩn tốt, giảm nguy cơ nhiễm trùng. 8. Ho uống nước tỏi Tỏi tươi có tác dụng kháng khuẩn tốt. Lấy tỏi giã nhuyễn, cho thêm ít nước ấm, mỗi ngày uống hai lần, liền trong 3 ngày sẽ hết. Những biện pháp này chỉ có tác dụng "cấp cứu" tạm thời. Nếu bạn thấy triệu chứng vẫn không thuyên giảm, cần sớm đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị cụ thể
bóp mũi lại anh ạk :v --- Nhập chung bài viết, 23 Tháng hai 2013 --- bóp mũi lại bạn ạk :v --- Nhập chung bài viết, 23 Tháng hai 2013 --- bóp mũi lại bạn ạk :v --- Nhập chung bài viết, 23 Tháng hai 2013 --- bóp mũi lại bạn ạk :v