Truyện cổ tích là có thật

Thảo luận trong 'Hình ảnh vui' bắt đầu bởi bookstyle, 25 Tháng mười 2012.

  1. Offline

    bookstyle

    • Windows 1.0

    Số bài viết:
    37
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    10
    Các căn bệnh trong chuyện cổ tích đều có căn cứ khoa học đấy nhé.

    1. Chuyện quả táo tẩm độc dành cho nàng Bạch Tuyết
    [IMG]
    Chuyện kể rằng nàng Bạch Tuyết lăn ra bất tỉnh như đã chết sau khi cắn một miếng táo có tẩm độc của Hoàng hậu, sau đó chỉ tỉnh dậy khi có một nụ hôn tình yêu đích thực của hoàng tử. Chuyện ngày xưa là thế, còn người đời nay giải thích cực kì đơn giản: vi khuẩn!
    Listeria monocytogenesis là một chủng vi khuẩn hình que chuyên “cư ngụ” trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm cả trái cây như táo. Theo lời của tiến sĩ George Thompson, trợ giảng y học của đại học California, giải thích: “Khi nhiễm vào cơ thể, nó gây ra bệnh viêm màng não, gây ra trạng thái lơ mơ và hôn mê sâu” giống nàng Bạch Tuyết khi xưa. Trừ khi chàng hoàng tử có… ngậm một liều kháng sinh cực mạnh trong miệng trước khi hôn công chúa, còn không thì một nụ hôn lãng mạn cũng khó lòng giúp nàng thoát khỏi loài vị khuẩn này!



    Tuy nhiên, phép màu xảy ra nhờ vào một nụ hôn không phải là điều ảo tưởng. Năm 2009, một người phụ nữ ở Anh lâm vào tình trạng hôn mê sau một cơn đau tim. Mọi chuyện không có tiển triển khả quan cho đến hai tuần sau, khi người chồng hôn lên người bà và sau đó bà ấy bắt đầu cự động trở lại!


    2. Điều kì lạ trái ngược với cậu bé Pinocchio

    [IMG]


    Được tạc nên từ gỗ, cậu bé Pinocchio may mắn thành người nhờ sự màu nhiệm của phép thuật. Ngày nay, có những "pinocchio" ngoài đời thực đang dần biến lại thành… gỗ! Điều này thoạt nghe có vẻ vô cùng phi lý, nhưng đó lại là hậu quả của một chứng bệnh trông thật đau lòng.



    Cậu bé Pinocchio nếu sống thật ngoài đời mà mắc chứng bệnh "loạn sản thượng bì dạng hạt cơm" (tên khoa học là epidermodysplasia verruciformis) thì cũng không tránh khỏi việc hóa gỗ trở lại. Đây là một dạng rối loạn di truyền cực kì hiếm gặp, đặc trưng bởi sự nhạy cảm của các chủng virus HPV. Tổn thương trên cơ thể người ban đầu có dạng hạt cơm phẳng đặc trưng, sau đó phát triển thành những mảng sần màu đỏ nâu rồi dày sừng lên dần trông như vỏ cây, cuối cùng dẫn đến ung thư da.

    [IMG]




    Vài năm nước, một người đành ông Indonesia tên Dede Koswara đã làm giới y học nói riêng và khoa học nói chung sửng sốt với những mảng vỏ cây sần sùi mọc ra từ tay chân ông ta. Chính căn bệnh ấy đã tạo nên sự tăng sản quá mức keratin trên da, kết hợp với suy giảm miễn dịch làm nên những mảng tế bào sừng khổng lồ, và khiến người đàn ông khổ sở ấy bị gán cho biệt danh “người cây”.




    3. Quái thú và người sói
    [IMG]
    Dựa trên những nghiên cứu bệnh học ngày nay, rất có thể Quái vật trong truyện “Giai nhân và quái vật” và *** sói biết nói trong truyện “Cô bé quàng khăn đó” không hẳn là những kẻ xấu xa mà là những nạn nhân đáng thương của một căn bệnh quái lạ khác tương tự như câu chuyện của “người cây” ở trên.
    [IMG]


    Bệnh rậm lông (tên khoa học là ‘hypertrichosis’, còn gọi là ‘hội chứng người sói’) vốn không nguy hiểm đến tính mạng. Người ta xác định đây có thể cũng là một dạng rối loạn di truyền hiếm gặp, nhưng chưa xác định được đột biến cụ thể. Tuy nhiên, dung mạo đầy lông lá bất thường của người bệnh có thể làm đảo lộn cuộc sống bình thường của họ. Ngoại hình ấy khiến cho trẻ em hoảng sợ, thậm chí người lớn ngoại đến gần. Điều đó hoàn toàn phù hợp với tình tiết trong cả hai câu chuyện cổ tích trên.


    Có rất nhiều trường hợp ghi nhận về chứng bệnh này bắt đầu từ thế kỉ 17. Thời đó, những người mắc bệnh này trở thành trò mua vui cho khách tham quan trong các rạp xiếc. Người dân có vẻ thích thú nhiều hơn là sợ hãi.

    4. Điểm yếu của mụ phù thủy xấu xa

    [IMG]
    Mụ phù thủy xấu xa phương Tây trong “Phù thủy xứ Oz” có một yếu điểm kì quái nhưng chết người: nước, thứ có khả năng làm cơ thể của mụ tan ra! Nghe qua thì thật khó có thể tưởng tượng nước có thể ảnh hưởng đến da thịt con người, nhưng nói rằng nước hoàn toàn lành tính cũng không hẳn. Để xác nhận điều này, hãy hỏi những nạn nhân “bất đắc dĩ” mắc bệnh… mề đay do nước.



    Mề đay do nước (tên khoa học là aquagenic urticaria). Căn bệnh đáng sợ này khiến da thịt xuất hiện những mảng mề đay trắng đỏ, ngứa ngáy, bỏng rát và đau đớn khi tiếp xúc với nước ở bất kì nhiệt độ nào (bao gồm cả mồ hôi và nước mắt). Người bệnh thật tội nghiệp khi không thể tắm rửa trong thời gian dài và chỉ có thể ăn thực phẩm khô, thậm chí không thể đi chơi dưới mưa hay ngoài trời tuyết. Hơn một thế kỉ nay, người ta chỉ phát hiện được vài chục trường hợp mắc bệnh này.

    [IMG]
    Nếu mụ phù thủy xấu xa phương Tây thực sự mắc bệnh này, việc tạt nước vào mụ hẳn sẽ không gây chết người, nhưng cơ thể mụ sẽ đủ sốc và phản ứng mạnh đến mức cảm giác như làn da đang tan chảy ra.

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí