Về “cõi thiêng” Quảng Trị mùa tri ân

Thảo luận trong 'Quảng Trị' bắt đầu bởi kutataxoa, 4 Tháng tám 2009.

  1. Offline

    kutataxoa

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    31
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    VnMedia) - Tháng bảy - mùa tri ân, có một dòng sông ân tình, dòng sông thương nhớ từ mọi miền đất nước cứ mải miết chảy về mảnh đất Quảng Trị. Những ngày này, bình quân mỗi ngày có đến 2-3 vạn người trên mọi miền của Tổ quốc về đây thăm viếng hương hồn các anh hùng, liệt sĩ... Thân nhân gia đình liệt sĩ, cựu chiến binh, các bạn trẻ, du khách gần xa... họ hành hương về Quảng Trị với một tâm niệm như hướng về đất tổ.


    [IMG]


    Trong chiến tranh, Quảng Trị là địa bàn bị đánh phá ác liệt nhất. Từng mảnh đất của nơi đây nhuộm thắm máu đào của biết bao liệt sĩ. Đất nước hòa bình, thống nhất, Quảng Trị lại trở thành “cõi tâm linh” khi nhận nhiệm vụ chăm sóc hơn 7 vạn mộ liệt sĩ, là con em của mọi miền đất nước, quy tập ở 72 nghĩa trang liệt sĩ. Và đã thành thông lệ nhiều năm nay, trong ngày đại giỗ các anh hùng liệt sĩ, nhân dân Quảng Trị lại tổ chức những buổi lễ tri ân những người con của đất nước đã ngã xuống để giành lấy nền độc lập, tự do cho Tổ quốc với những nghi thức như lễ cúng tổ tiên, ông bà. Hương khói tưởng nhớ vong linh các anh nghi ngút không chỉ ở các nghĩa trang mà trên khắp mọi miền quê Quảng Trị.



    Trong dòng người hành hương, tôi đến thăm dòng Thạch Hãn. Trong lòng “dòng sông tâm linh”, “Khu Nghĩa trang Quốc gia thứ ba” này, đang ôm ấp giấc ngủ ngàn thu của hàng ngàn chiến sĩ trong 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa Thành cổ.Chợt nghe trong lòng nghẹn ngào những vần thơ:



    "Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ

    Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

    Có tuổi đôi mươi thành sóng nước

    Vỗ yên bờ bãi mãi nghìn năm”.



    Trong cái nắng như đổ lửa của mảnh đất gió Lào nhưng Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn vẫn xanh thăm thẳm cây rừng và thơm ngát hương hoa. Tĩnh lặng, thâm nghiêm. Không gian thật yên bình nhưng màu trắng nhưng nhức mắt của bạt ngàn mộ chí xoáy vào lòng tamột nỗi mất mát vô cùng. 10.263 liệt sỹ, trong đó có khoảng 80% hy sinh ở lứa tuổi mười tám đôi mươi, lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời.

    [IMG]


    “Chiều nay... tiếng chuông khua... vang trên nương... mờ hơi sương

    Có tiếng... đoàn hùng quân... trầm thương hát... bên suối rừng

    Dưới núi mờ mờ vang mơ hồ... buồn theo gió

    Âm thầm rừng chiều hôm... xao... xác... lá vàng khô”



    Tôi gặp nơi đây những cán bộ quản trang, những người đã hơn 20 năm nay làm bạn với linh hồn các anh hùng, liệt sỹ. 10.263 liệt sĩ nơi đây đã trở thành người thân của họ. Tháng 7 này họ gần như chẳng bao giờ được chợp mắt. Thầm lặng và chu đáo trong tất cả mọi phần việc, họ đã và đang chăm chút cho giấc ngàn thu của các anh.



    Tôi gặp nơi đây bao nhiêu thân nhân gia đình liệt sĩ đẫm nước mắt bên phần mộ con em mình. Rồi những thân nhân liệt sĩ thẫn thờ khi vẫn chưa tìm được mộ người thân sau bao nhiêu năm đằng đẵng mỏi mắt kiếm tìm. Chiến tranh đã qua đi, tưởng như những đau thương mất mát đã lùi vào quá khứ nhưng vẫn có đó bao nhiêu số phận, bao nhiêu gia đình liệt sĩ đau nỗi đau li biệt nghìn trùng.



    Đêm Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn trầm mặc, linh thiêng. Không gian lung linh bởi hơn 10.000 ngọn nến được các bạn trẻ thắp trên các khu mộ liệt sĩ. Hương khói quyện vào không gian một sắc màu huyền thoại. Khoảng cách giữa quá khứ và hiện tại, giữa người còn sống và người đã khuất bỗng xích lại gần nhau.



    "Bát ngát Trường Sơn hồn liệt sĩ

    Dạt dào Đông hải khí anh linh

    Ba hồi chiêu mộ rung tâm chí

    Một dãi non sông nặng nghĩa tình".



    Xin nguyện cầu cho linh hồn các anh đang yên nghỉ nơi đây và hàng vạn anh chị vẫn còn ẩn khuất trong đại ngàn Trường Sơn nghìn thu viên mãn nơi cõi vĩnh hằng!



    [IMG]


    Về Quảng Trị mùa tri ân, thắp nén hương tưởng nhớ anh linh các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho đất nước thân yêu, mỗi người trong chúng ta sẽ được cảm nhận sâu sắc thêm mạch nguồn linh thiêng của tinh thần Tổ Quốc, để thêm tự hào và yêu hơn đất nước này và nhận rõ trách nhiệm của mình trong cuộc sống hôm nay.



    Nước chúng ta

    Nước những người chưa bao giờ khuất

    Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

    Những buổi ngày xưa vọng nói về

    :y12: MInh Goi nham Zo Muc Tra? lo`i NHoa! mong cac ban thong cum? dum:y45:
  2. Offline

    Chiefree

    • Thành viên sáng lập

    Số bài viết:
    438
    Đã được thích:
    268
    Điểm thành tích:
    220
    Bài của bạn đã được sửa lại.
    Lần sau nhớ cẩn thận hơn nha. Cảm ơn bạn đã tham gia vào diễn đàn.
    Bạn cũng ở Quảng Trị hả???
    Vào báo danh lun nghe>>>>:yyc21:
    meoden thích bài này.
  3. Offline

    nuquai

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    13
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Di tích nằm ngay trung tâm thị xã Quảng Trị. Thành cổ Quảng Trị đón du khách bằng một không gian rất đặc biệt: vừa u buồn trầm mặc, vừa hào hùng, lãng mạn và bi tráng. Không gian của thị xã Quảng Trị — đặc biệt là ở Thành cổ - khiến người ta có cảm giác luôn phảng phất khói hương tưởng nhớ những người đã khuất. Được biết, trong trận đánh 81 ngày đêm năm xưa tại Thành cổ, 14.000 cán bộ, chiến sĩ và đồng bào hy sinh với vô vàn câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy sinh quên mình của rất nhiều chiến sĩ tuổi đôi mươi.


    Đến thăm Thành cổ, du khách sẽ được nghe kể lại những câu chuyện huyền thoại bởi các hướng dẫn viên của Di tích Thành cổ. Đặc biệt trong ngày lễ, kỷ niệm, ngày rằm, mùng một... sông Thạch Hãn chảy quanh Thành cổ trở thành dòng sông hoa tươi và hoa đăng do những cựu chiến binh và nhiều người dân của thị xã thả xuống. Từ rất lâu rồi, việc thả hoa xuống sông Thạch Hãn đã trở thành một tập quán đẹp của chính quyền và nhân dân địa phương. Đến Thành cổ trong những dịp này, trong lòng du khách sẽ lưu lại dấu ấn rất sâu đậm. Du khách sẽ cảm thấy như đang có một sợi dây vô hình kết nối hiện tại với quá khứ, hiểu thêm những nét đẹp trong tình cảm và đời sống tâm linh của người dân sống quanh Thành cổ.


    Tại Thành cổ Quảng Trị, không thể không chiêm ngưỡng tượng đài tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trong trận đánh năm xưa. Tượng đài có hình tròn tượng trưng nấm mồ cho những người đã mất. Phía dưới của tượng đài là hành trang người lính gồm nón, ba lô và một cây thiên mệnh hướng lên trời xuyên qua ba áng mây. Phía trên cây thiên mệnh có một ngọn nến và ánh hào quang, dưới tầng mây cuối cùng có gắn hình tượng chung là ba bát cơm tiễn người đã khuất. Ngoài vòng tròn gắn 81 tờ lịch, thể hiện 81 ngày đêm chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ giải phóng quân. Trong khuôn viên Thành cổ có tháp chuông lớn được đặt tại quảng trường nối liền Thành cổ và bờ sông Thạch Hãn thường xuyên vang lên những hồi chuông ngân dài với ý nghĩa cầu mong linh hồn các liệt sĩ đã hy sinh được siêu thoát. Góc phía Tây Nam của Thành cổ là Bảo tàng với rất nhiều chứng tích chiến tranh được lưu giữ và thuyết minh đầy cảm xúc, khiến bất cứ ai thăm nơi này đều xúc động, bồi hồi.


    Thành cổ được vua Gia Long ra lệnh xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 19, trên một khu đất cao với sông Thạch Hãn ở phía Tây, sông Vĩnh Định ở phía Bắc và vùng dân cư đồng bằng Triệu Hải ở Đông và Nam. Từ Thành cổ có thể ra Bắc, vào Nam bằng đường bộ lẫn thủy thuận tiện. Theo sử liệu, ban đầu thành chỉ đắp bằng đất, sau được vua Minh Mạng cho xây lại với chức năng quân sự với 4 pháo đài, có 4 cửa ra vào, bao quanh là hệ thống hào thành sâu hơn 3 mét, rộng hơn 18 mét. Các cửa thành đều được xây vòm cuốn với vọng lâu, mái cong lợp ngói âm dương. Bên ngoài mỗi cửa đều có một chiếc cầu uốn cong bắc qua hào thành. Bên trong thành có hành cung được bảo vệ bởi hệ thống tường cao, dày, có nhà ở của các vị Vua khi đi kinh lý qua hay dự lễ thăng chức của các quan.

    Dưới thời Nhà Nguyễn, Thành cổ Quảng Trị là trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự của tỉnh Quảng Trị, là thành lũy quân sự bảo vệ kinh đô Huế. Sau trận chiến năm 1972, Thành cổ gần như bị san phẳng; chỉ còn sót lại một cửa hướng Đông tương đối nguyên hình và vài đoạn tường thành cùng giao thông hào bên ngoài chi chít vết bom đạn. Hiện nay, chỉ có vài đoạn tường thành và bốn cổng chính của Thành được phục chế. Dù không còn những dấu ấn xưa, nhưng Thành cổ vẫn là “Đất tâm linh” của nhiều người dân Quảng Trị nói riêng và Việt Nam nói chung, vì nơi đây mỗi tấc đất đều thấm máu của các chiến sĩ ta.

    Cùng với những địa danh như địa đạo Vịnh Mốc, nhà tù Lao Bảo, hàng rào điện tử McNamara, căn cứ Cồn Tiên, Dốc Miếu, Khe Sanh, sân bay Tà Cơn, Đường 9, cầu Hiền Lương... Thành cổ Quảng Trị là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế của tỉnh Quảng Trị.

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí