Vì sao VN ở nhóm chậm phát triển thương mại điện tử?

Thảo luận trong 'Thương mại điện tử' bắt đầu bởi thankailo, 20 Tháng tám 2009.

  1. Offline

    thankailo

    • Friends

    Số bài viết:
    374
    Đã được thích:
    208
    Điểm thành tích:
    140
    Trao đổi với báo giới, Vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử (Bộ Thương mại) Nguyễn Thanh Hưng cho biết, hiện Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước yếu về phát triển thương mại điện tử.
    Đã phát triển mạnh…

    Kết thúc năm 2006, theo đánh giá của Bộ Thương mại, thương mại điện tử Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ so với năm 2005 và đặc biệt là so với những năm trước đây.
    Trong đó, đáng chú ý là các loại hình giao dịch thương mại điện tử như các dịch vụ giá trị gia tăng qua các thiết bị di động, số lượng người mua sắm qua mạng tăng nhanh cùng với tâm lý và thói quen mua sắm của người dân đã có những bước chuyển tích cực.

    Bên cạnh đó, cũng phải kể đến các loại hình giao dịch thương mại điện tử như B2B, B2C hay C2C ngày càng phát triển mạnh mẽ. Điển hình là lượng doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào giao thương tăng mạnh, các sàn thương mại điện tử đua nhau lập nên…

    Ngoài ra, một yếu tố khác cũng cần phải kể đến là các dịch vụ công trực tuyến đã được hệ thống cơ quan Nhà nước ứng dụng mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình cải cách hành chính, giảm nhẹ chi phí cho doanh nghiệp và người dân.

    …nhưng chưa xứng tầm

    Tuy nhiên, là một nước làm quen và ứng dụng thương mại điện tử muộn so với rất nhiều nước trên thế giới cùng với một số cản trở khác, thương mại điện tử Việt Nam vẫn được đánh giá thuộc nhóm cuối thế giới. Vì sao vậy?

    Theo các chuyên gia, có thể kể đến 2 nguyên nhân chính là việc ban hành các văn bản thi hành Luật Giao dịch điện tử diễn ra chậm và vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cản trở sự phát triển của thương mại điện tử.

    Trên thực tế, không ít doanh nghiệp đã tỏ ra sốt sắng về điều này, nhất là những doanh nghiệp thuộc ngành công nghệ thông tin, viễn thông hay ngân hàng.

    Chính việc chậm ban hành các hành lang pháp lý cho thương mại điện tử khiến họ luôn phải tính đến những rủi ro khi quyết định ứng dụng một loại hình giao dịch mới. Đó là chưa kể đến việc các doanh nghiệp này chưa thể tận dụng triệt để các hình thức giao dịch trực tuyến trong khi những trở ngại như bảo mật hay thanh toán trực tuyến… chưa hoàn thiện.

    Năm 2006 được coi là năm Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển thương mại điện tử mạnh mẽ. Chính vì thế, đây cũng là giai đoạn thương mại điện tử bộc lộ rõ nét những khiếm khuyết.
    Sự bùng nổ của trò chơi trực tuyến dẫn đến nhu cầu xác định tính hợp pháp của tài sản ảo, các vụ tranh chấp về tên miền cho thấy cần có tư duy quản lý thích hợp với loại tài nguyên đặc biệt này, việc gửi thư điện tử quảng cáo số lượng lớn cũng đòi hỏi phải có biện pháp bảo vệ người tiêu dùng.

    Vấn đề an toàn, an ninh mạng, tội phạm liên quan đến thương mại điện tử cũng là một vấn đề đáng chú ý trong năm 2006. Sự phát triển của công nghệ cũng kéo theo nhiều hành vi lợi dụng công nghệ để phạm tội, điển hình những là vụ tấn công các website thương mại điện tử www.vietco.com, www.chodientu.com.
    Bên cạnh đó, tình trạng đột nhập tài khoản, trộm thông tin thẻ thanh toán cũng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động thương mại điện tử lành mạnh.
    Tuy nhiên, cũng phải kể đến trở ngại lớn nhất chính là nhận thức của người dân, trong đó quan trọng nhất là hệ thống cơ quan Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp.
    Trong một cuộc tọa đàm ngắn nhân kỷ niệm 1 năm hoạt động của Cổng Thương mại điện tử Quốc gia (ECVN), Vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử Nguyễn Thanh Hưng cũng đã nêu lên một thực tế đáng buồn.
    Đó là không ít doanh nghiệp trong một ngành xuất khẩu quan trọng đã ứng dụng công nghệ vào sản xuất rất tốt song lại không biết tận dụng thương mại điện tử, thậm chí làm sai lệch vai trò của nó. Đã có doanh nghiệp suốt một thời gian dài coi trang web của mình như một nơi để giới thiệu hàng… tồn kho.

    Một số chuyên gia cho rằng, chính việc nhận thức chưa đúng và chưa nỗ lực thúc đẩy phát triển thương mại điện tử sẽ là một trở ngại không nhỏ cho tốc độ phát triển kinh tế vĩ mô của đất nước.
    Một dẫn dụ sát sườn nhất có thể cho thấy vai trò của thương mại điện tử lớn như thế nào. Đó là sự cố đứt một số tuyến cáp quang sau trận động đất tại Đài Loan.

    Việc đứt đoạn kết nối viễn thông đã khiến cho các quốc gia bị ảnh hưởng trong đó có Việt Nam rơi vào tình thế lúng túng, nhất là cộng đồng các doanh nghiệp. Ngay sau sự cố này, hãng viễn thông lớn nhất Đài Loan Chunghwa Telecom đã cho biết, sự cố này có thể sẽ lấy đi của họ hơn 4,6 triệu USD. Đó là một doanh nghiệp, còn nếu nhìn rộng ra, hệ quả của nó sẽ lớn hơn rất nhiều.

    :y45::y45::y45:

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí