Logo là một phần không thể thiếu khi tung ra một quảng cáo. Nó tạo nên được đặc trưng và ấn tượng riêng cho doanh ngiệp đó. Vậy xu hướng thiết kế logo năm 2009 như thế nào? (diễn đàn mình cũng đang làm áo và xúc tiến việc quảng cáo mà!^^. Mong bài này sẽ có ích cho mọi người).:y45: Luôn khác biệt và thật nổi bật” chính là thông điệp mà chúng ta nhận thấy từ các thiết kế logo hiện nay. Theo quan điểm về hệ thống định dạng, các logo của thời web 2.0 được xem như lỗi thời khi nó dần bị thay thế bởi những kỹ thuật khác. Vì sự xuất hiện quá phổ biến, nếu nhà thiết kế muốn biến chúng thành hệ thống định dạng cho một thương hiệu, thì cần phải sáng tạo nhiều hơn nữa để tìm ra sự khác biệt cho riêng nó. So với trước đây, các designer ngày nay có những nhận thức và nhạy cảm hơn đối với các trào lưu sáng tác mang tính lịch sử. Họ luôn khám phá và tạo ra những logo phản ánh nguồn cội của mình. Chủ nghĩa tối giản từng là một điểm mạnh trong thiết kế. Nhưng phải thừa nhận rằng, chủ nghĩa này dần bị mất đi và bị thay thế bởi các sự pha trộn một cách đầy ngoạn mục. Không có gì có thể đảm bảo cho sự trường tồn của một phong cách đặc sắc. Sự phát triển trong thiết kế logo cho thấy các xu hướng chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định. Những xu hướng mới có thể bị phủ nhận bởi những người đi theo một chủ nghĩa đối lập. Năm 2009 được khởi đầu bởi những điều mới lạ, cùng những trải nghiệm và thử thách. Vì thế, hiệu ứng thị giác và cảm xúc mạnh chính là chủ đề của năm nay. Psychedelic Pop Backgrounds : Nền hoa Cho dù các tiết học thiết kế vẫn thường khuyên bạn nên giảm bớt sự phức tạp trong khái niệm lẫn bản chất vấn đề nhưng hầu như việc sử dụng nhiều màu sắc và hình thể vẫn được ưa chuộng. Các cuộc cách mạng công nghệ không thể tránh khỏi đi ngược lại nền văn hóa lãng mạn. Tuy nhiên, có thể kết hợp hai điều này bằng cách tận dụng các họa tiết ảnh ảo làm nền cho các hoạt tiết. Psychedelic Pop Background gợi cho chúng ta nhớ lại kỷ nguyên flower power era (thời kỳ sử dụng hoa làm họa tiết chính), nhưng phong cách nền psychedelic pop đã vượt ra khỏi sự hiện đại và phi chính thống. Phong cách này rất khiêm tốn và dân chủ mà không quá phô trương màu mè. Phần lớn xu hướng của năm nay không thích hợp cho công nghệ in ấn cũ. Những thành tựu của công nghệ giúp ta không buộc phải in đen trắng nữa. Một số khách hàng cũng nhận ra rằng, khi quyết định chuyển mọi thứ sang đen trắng hoặc bản fax có thể họ phải bỏ qua những ý nghĩa và đặc trưng logo của mình. Thế thì họ nhận được gì? Phải chăng đó là ấn tượng về sức mạnh màu sắc chân thực của hình ảnh khi sử dụng 90% các phương tiện truyền thông khác. Origami : Phong cách xếp giấy Nhật Bản Những khao khát quay lại chủ nghĩa căn bản phản ảnh rõ trong phong cách xếp giấy Nhật Bản Origami, nhà thiết kế sử dụng chủ nghĩa này để trình bày ý tưởng của họ. Số lượng nhà thiết kế ngày một tăng và ai cũng muốn tạo phong cách riêng không trộn lẫn. Dầu sao đi nữa, phong cách Origami cũng có những đặc sắc riêng của nó. Và, xu hướng dự báo có thể không tồn tại lâu vì một lý do đơn giản là các tác phẩm theo phong cách này khá giống nhau về vẻ bề ngoài. Lợi thế của nó chính là quá trình thực hiện. Nhà thiết kế am hiểu nghệ thuật Origami có lợi thế là biết chính xác quy trình xếp giấy và biết áp dụng vào thiết kế của mình. Tuy không phóng khoáng, hồn nhiên; nhưng logo mang phong cách Origami có sự nổi bật và ấn tượng riêng khi so sánh với các phong cách khác. Ngoài ra, logo theo phong cách này là sự lựa chọn tối ưu nếu bạn muốn cách điệu chữ (tên công ty chẳng hạn). Nghệ thuật Origami là nghệ thuật xếp giấy Nhật Bản, từ những mẫu giấy nhỏ nhưng nhờ bàn tay khéo léo, nghệ nhân có thể tạo nên những sản phẩm hết sức tinh tế. Đây vừa là thử thách cho những họa sĩ thiết kế logo; vừa là lý do họ dành nhiều thời gian và sự cố gắng để tạo ra những sản phẩm với cấu trúc đơn giản nhưng hoàn toàn tinh xảo. Các tác phẩm mang phong cách này luôn mang lại cảm giác mạnh mẽ cho người xem. Tactile Logos (Mô phỏng như thật) Bạn có cảm giác như thế nào khi bắt gặp những thiết kế được lồng ghép từ những chất liệu khác nhau hoặc từ những hình ảnh khác nhau? Phải chăng đó là một cảm giác “thật tuyệt”? Có thể hiểu “Tactile” là những gì liên quan đến xúc giác, những điều mà ta có thể sờ mó được. Tuy nhiên phải hết sức chú ý rằng tactile không đồng nghĩa với sống sượng. Họa sĩ thiết kế logo muốn dùng phương pháp tactile để làm thay đổi hình ảnh thông thường trong thế giới thực. Phong cách này có thể thực hiện bằng các phần mềm tin học và các phương pháp truyền thống như vẽ, cắt, dán,… Áp dụng kỹ xảo, các họa sĩ lành nghề có thể tạo ra các logo tactile gây ấn tượng với người xem hơn là chỉ dừng lại ở cấp độ “chạm đến”. Những họa tiết và hình ảnh phải chuyển tải được cảm xúc. Thiết kế theo phong cách tactile là một thử thách lớn cho cả những họa sĩ đồ họa chuyển nghiệp nhất. Tạo ra những mẫu chữ từ các chất liệu thực tế là một trải nghiệm độc đáo. Sự sáng tạo là vô biên. Người họa sĩ thiết kế như đang dạo chơi khám phá những vùng đất mới, mỗi sự sáng tạo là một bước đột phá không ngừng. Nghệ thuật sử dụng chữ trong phong cách thiết kế này tạo ra một xúc cảm và không khí hết sức đặc biệt. Khi người họa sĩ thiết kế vận dụng một cách kheó léo và tạo ra những tác phẩm độc đáo mà cả những người không được đào tạo về nghệ thuật cũng có thể am hiểu chính là cách khẳng định tài năng của họ. Logo theo phương pháp tactile thường phảng phất phong cách của người thiết kế nó; thiết kế theo cách này buộc người họa sĩ phải chuyển tải những điều trăn trở của họ ra trang giấy hoặc các chất liệu khác. Arabesque (chữ Arập) Nếu nhận được yêu cầu thiết kế một hệ thống nhận dạng theo nghệ thuật chữ Ả-rập, thoạt tiên bạn sẽ nghĩ đây là một điều khá đơn giản. Tuy nhiên, khi bắt tay vào việc, bạn mới thấy hết được những khó khăn mà mình phải đối mặt. Người họa sĩ phải làm sao để thiết kế của họ luôn phảng phất vẻ đẹp huyền ảo đặc trưng của vùng Trung Đông. Đó là phong cách Arabesque hay còn gọi là những nét vẽ của hoàng cung – những đường nét thanh thoát có thể được vận dụng trong các hình ảnh nhận diện một cách hoàn hảo. Xu hướng thiết kế này đi đôi với sự trở lại của các mẫu hoa văn bóng bẩy mà các họa sĩ hoặc cả những người chưa bao giờ là họa sĩ từng được chiêm ngưỡng trong khoảng vài năm trở laị đây; những họa tiết với độ phức tạp cao được lồng trong các hình ảnh đồ họa. Kiểu thiết kế này xuất hiện đầu tiên từ Trung Đông và nhanh chóng được các nhà thiết kế người Mỹ và Châu Âu nắm bắt. Phong cách thiết kế Arabesque là sự lựa chọn tối ưu cho những nhà thiết kế ưa thích sự độc đáo, sự pha trộn hài hòa của các ký tự bay bướm cổ xưa và các font chữ hiện đại đã mang đến sự quyến rũ tuyệt vời cho phong cách này. Những họa sĩ thiết kế logo theo phong cách Arabesque thường có cảm xúc mạnh đối với các đường nét của dạng ký tự tượng hình này: những nét xổ, hất dày mỏng khác nhau làm cho mẫu thiết kế thêm phần sinh động. Bàn tay người họa sĩ phải linh hoạt để có thể tạo hình một cách tự nhiên hơn. Không khó để lý giải khi người ta cho rằng chữ Ả - Rập được xem như một dạng thức nghệ thuật. Thiết kế theo phong cách này không những không quá ủy mị mà còn hài hòa và chắc chắn. Classic Modernism (Chủ nghĩa tân cổ điển) Năm 2008, chủ nghĩa tân cổ điển đã trở lại, đây là cách an tòan để thiết kế một logo. Năm 2009 sẽ đưa chúng ta trở lại các thể thức chính thống nhất khi mọi thứ đều được tính tóan, những vùng trắng được tận dụng một cách khéo léo và tất cả mọi thứ đều được vận dụng phương thức cổ xưa, thể như máy tính chưa bao giờ được phát minh. Người ta vận dụng các hình khối căn bản, sự tương phản mạnh và cách sử dụng khỏang trắng một cách thông minh trong chủ nghĩa tân cổ điển. Trọng tâm của các logo hiện đại là thiết yếu, trong khi nhận thức và sự tuân thủ luật lệ của nhận thức đó là tiền đề của mọi nguyên tắc hướng dẫn. Màu sắc và hình dáng được hạn chế đến mức tối thiểu nhưng đều rất mạnh mẽ. Những vùng mờ đục và các hiệu ứng photoshop cũng không được áp dụng. Đây là cách nhà thiết kế tạo ra sự khác biệt trong khi trào lưu phô trương vẫn đang xuất hiện khắp nơi. Tuy nhiên, có một điều đáng ngạc nhiên là các nhà thiết kế trẻ lại đón nhận phong cách đơn giản này một cách hết sức nồng nhiệt. Nếu bạn không chắc chắn về sự phản ứng của thị trường đối với hệ thống nhận dạng logo của bạn thì chủ nghĩa hiện đại là một giải pháp an toàn và điều này đã được chứng minh trong quá khứ. Pictograms Thiết kế logo không chỉ là một đối tượng hoặc một hình ảnh, hoặc một hỗn hợp của các màu sắc và hình ảnh, mà còn là một quá trình giải quyết vấn đề. Chúng tôi đang nhìn thấy một xu hướng mạnh theo hướng tích hợp có ý nghĩa logo, logo là rất cần thiết bao gồm các giá trị của các thương hiệu. Theo quan điểm về hệ thống định dạng, các logo của thời web 2.0 được xem như lỗi thời khi nó dần bị thay thế bởi những kỹ thuật khác. Những nền tảng mà trên đó các biểu tượng đã được gắn kết, thay vì nhấn mạnh vào việc đưa biểu tượng riêng của mình. Đôi khi mục đích của pictograms là để truyền tải các giá trị cơ bản của cộng đồng. Pictograms trở lại sau nhiều năm, nhưng nó đã trở nên phổ biến khi dịch vụ các ngành công nghiệp như hàng không, quy hoạch đô thị và công viên đã có để cung cấp cho công dân với các thông tin quan trọng và hữu ích trong một ngôn ngữ mà bạn đã được phổ thông. Nếu Logo thiết kế theo trường phái pictograms, thương hiệu đó truyền đạt cam kết sự hiệu quả. Visual cues là then chốt trong pictograms. Các biểu tượng của dự án phải chính nó như là một tài nguyên thiên nhiên và thông điệp rõ ràng của Logo 80′s Geometry Lesson (Bài học về các đối tượng hình học những năm 80) Nếu như vẫn chưa tìm được một phong cách thích hợp nào, người ta có thể thử sử dụng các đối tượng hình học nhiều màu sắc cho logo của mình. Khả năng áp dụng logo kiểu này trên bản fax không phải là vấn đề quan trọng. Điều này đã gây tranh cãi nhiều năm liền nhưng phong cách này vẫn luôn tồn tại. Vào những năm 80, lần đầu tiên xu hướng này xuất hiện đã nhận được sự phản ứng khá mờ nhạt từ phía thị trường. Nhưng mục tiêu chính vẫn là làm thế nào để tạo ra một thiết kế đặc sắc bằng mọi giá. Khi thị trường bão hòa như ngày nay, người họa sĩ thiết kế có quyền tự do sáng tạo sao cho có thể thu hút được sự chú ý từ người tiêu thụ. Nhiều năm qua, phong cách logo dạng hình học thường hay được các công ty năng động sử dụng, thay vì giới thiệu một cách nhẹ nhàng, họ thường có những buổi ra mắt mang tính công nghiệp. Điều này đã làm ảnh hưởng đến hình tượng của họ trong nhiều năm dài và hơn thế nữa, người ta nhận thức về họ như những trò chơi con nít và thiếu tính nghiêm túc. Tuy nhiên, những nhà thiết kế và những nhà phát triển thương hiệu nhạy bén đã nhanh chóng nhận ra giá trị của phong cách này và bắt đầu phát triển nó. Những thiết kế logo sử dụng hình học theo phong cách những năm 1980 đã đi ngược lại với chủ nghĩa tối giản, thiết kế ngầm và sự đơn giản nhưng đa nghĩa. Nhưng xu hướng năm nay không hẳn chỉ là sự tiếp nối của năm 2008 – những logo 3D công nghệ cao mà ta thường thấy những năm trước, thay vào đó xu hướng này có sự phảng phất của những khối Rubik nổi tiếng. Tuy nhiên, xu hướng này khó phát triển và áp dụng rộng rãi. Nó có thể là một cú hích ở đây hoặc đâu đó nhằm nhắc nhở mọi người rằng các phong cách bình thường và trái với quy luật thị giác vẫn có thể đem lại hiệu quả cao trong việc chuyển tải các thông điệp. Tuy về khái niệm nó có kém phần hẹp nhưng chúng là những thiết kế tốt, đạt được sự cân bằng thị giác và khó bị sao chép. Typographic Logos (Logo sử dụng nghệ thuật chữ) Dưới con mắt của người họa sĩ thiết kế, logo sử dụng nghệ thuật chữ chưa bao giờ bị xem nhẹ bởi nó không chỉ chuyển tải sự đơn giản mà còn thu hút được sự chú ý rất tốt – một dạng sang trọng không ầm ĩ. Thiết kế một logo sử dụng nghệ thuật chữ nghĩa là kết hợp hệ thống định dạng và mục tiêu của công ty thông qua cách điệu chữ. Ngày nay, người họa sĩ thiết kế đã có sẵn hàng ngàn mẫu phông chữ, nhưng một nhà thiết kế chuyên nghiệp thường ít có khuynh hướng sử dụng những mẫu chữ có sẵn mà đó phải là một mẫu mang dấn ấn riêng của mình. Tuy nhiên, việc tận dụng và chỉnh sửa phông chữ có sẵn cũng là cách mà các nhà thiết kế thường hay làm. Thể thức, văn hóa có thể được thể hiện thông qua logo sử dụng chữ nghệ thuật. Những chữ được chọn phải phù hợp trong nhiều tình huống, đặc biệt là khi khách hàng đòi hỏi nhiều yêu cầu cho logo của mình. Street Art (Nghệ thuật đường phố) Chắc bạn đã nghe những từ "nghệ thuật đường phố". Street Art Logo có rất nhiều trong cuộc sống thường ngày quanh ta. In đậm và tươi sáng được phản ánh trong nghệ thuật thiết kế logo, chỉ cần cho tâm trí của bạn đi du lịch trên khắp các địa điểm địa lý: từ thư viện của East Side Berlin, vào sự đa dạng của Melbourne và cho đến Murals của Sao Paulo, Brazil, bạn sẽ phát hiện ra rằng Logo với nghệ thuật đường phố là gợi lại một địa điểm và thời gian mà đã tạo ra một ấn tượng khác biệt cho người xem Puzzle Patterns (Họa tiết phức tạp) Khi người ta tuyên bố: “Thế giới đảo lộn hết rồi”, đó là lúc thiết kế logo không còn đi theo quy luật cũ nữa. Sự phát triển của thương hiệu sản phẩm và hàng ngàn chi tiết làm cho ảnh hưởng thị giác mỗi ngày mỗi giảm đi. Làm cách nào để đối phó với trường hợp này? Chỉ có một sự lựa chọn duy nhất cho nhà phát triển thương hiệu là tìm ra các giải pháp mới, như những người đi khai phá những mảnh đất chưa từng có ai đặt chân đến, như những nhiệm vụ mà cách nay 2 năm là bất khả thi thì bây giờ là bắt buộc. Những họa tiết phức tạp kiểu này gợi cho chúng ta những trường thiên tiểu thuyết thay vì giảm đi những tinh túy của thương hiệu. Đa số họa tiết thiên về chủ đề thiên nhiên, mang thiên nhiên vào khoa học máy tính nhưng vẫn giữ được tính hiện đại của công nghệ. Thay vì đi sâu vào chi tiết thương hiệu, nhà thiết kế sử dụng hình đồ họa phức tạp để xoay ngược lại các định luật thiết kế. Bí quyết của thiết kế ngày nay là: “không có luật trong thiết kế”, chữ, họa tiết và hình ảnh được thử nghiệm không theo luật lệ nào nhưng vẫn rất tài tình. Cây cỏ, thú vật, ký tự, biển hiệu hay cả những hình đồ họa ngẫu nhiên đều có thể được dùng trong phong cách này. Người ta thường ít quan tâm về ý nghĩa khi lựa chọn họa tiết mà mục đính chủ yếu chỉ là trang trí. Hiện tại, phong cách Puzzle ít được lựa chọn bởi các hệ thống nhận dạng cho doanh nghiệp. Nhưng không có gì đáng ngạc nhiên nếu những năm tới đây, khi các nhà doanh nghiệp muốn thay đổi bộ mặt của mình, khi họ tìm kiếm những điều khác biệt và họ bắt đầu lựa chọn xu hướng này. Logo Design & Branding Trends 2009 (Hoàng Quân)