SMAC: cơ hội để Việt Nam phát triển trong kỷ nguyên số

Thảo luận trong 'Thông tin công nghệ' bắt đầu bởi vtn1, 23 Tháng tám 2014.

  1. Offline

    vtn1

    • Windows 3.0

    Số bài viết:
    2.379
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    40
    Ngày CNTT 2014 đã khẳng định hạ tầng CNTT Quốc gia là yếu tố quyết định thúc đẩy hay kìm hãm tốc độ ứng dụng & phát triển CNTT trong nước, việc xây dựng hạ tầng này phải được Nhà nước thúc đẩy và hỗ trợ
    Chủ đề “SMAC – Nền tảng công nghệ phát triển thông minh” của Ngày CNTT 2014 vừa tổ chức tại Hà Nội đã thu hút được sự có mặt của nhiều nhà lãnh đạo và các chuyên gia công nghệ. Sự kiện đã tạo được mối sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp và giới công nghệ thông tin. Thực chất, đây là một diễn đàn công nghệ trong lĩnh vực CNTT được phối hợp tổ chức bởi đại diện của ba giới: doanh nghiệp, nghiên cứu khoa học và quản lý nhà nước.
    Theo ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ KH&CN, IT Day là cơ hội cho các các chuyên gia công nghệ, các nhà khoa học, các doanh nghiệp cùng chia sẻ những thông tin, đánh giá về xu thế phát triển của nền tảng công nghệ S.M.A.C trên thế giới, những cơ hội và thách thức dành cho Việt Nam, qua đó xác định những định hướng phát triển và ứng dựng nền tảng công nghệ này trong mọi ngành, lĩnh vực và toàn xã hội.
    [IMG]
    Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng phát biểu khai mạc IT Day 2014
    Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng khẳng định: “Các công nghệ di động, băng rộng, điện toán đám mây, dữ liệu lớn và mạng xã hội đã và đang tạo xu thế phát triển thông minh trên mọi lĩnh vực như: Y tế thông minh, giáo dục thông minh, quản trị thông minh, quốc gia thông minh. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức với mỗi quốc gia để nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo lập vị thế trong kỷ nguyên số”.
    Phân tích sâu hơn về “Triển vọng S.M.A.C tại Việt Nam”, Tiến sĩ Hoàng Lê Minh, Viện trưởng Viện Công nghiệp & Nội dung số Việt Nam cho rằng: “S.M.A.C có triển vọng rất lớn tại Việt Nam. Xu hướng này sẽ nhanh chóng lan toả sâu vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. S.M.A.C chính là cơ hội để Việt Nam đi tắt đón đầu, đuổi kịp các nước phát triển trên thế giới trong kỷ nguyên số”.
    Ông Jonathan Krause - Cố vấn cấp cao của tập đoàn Gartner, một trong những doanh nghiệp đi đầu xu hướng S.M.A.C - đã nhận định rằng kinh doanh dựa trên nền tảng kỹ thuật số hiện đang là xu hướng toàn cầu, và S.M.A.C đã thực hiện tốt sứ mệnh tạo những điều kiện thuận lợi nhất để góp sức vào cuộc cách mạng kinh tế toàn cầu. Theo đó, khi khoảng cách giữa thế giới thực và thế giới ảo đang nhanh chóng được rút ngắn, việc ứng dụng công nghệ kĩ thuật số sẽ dần trở thành một lợi thế cạnh tranh cốt lõi giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường và đẩy mạnh đà tăng trưởng.
    [IMG]
    Ông Jonathan Krause - Cố vấn cấp cao của tập đoàn Gartner phát biểu về “Xu hướng S.M.A.C trên thế giới”.
    Một ví dụ cụ thể về việc ứng dụng công nghệ này tại Việt Nam được thể hiện thông qua hệ điều hành Azure của Microsoft. Bà Hoàng Song Nga, phụ trách sản phẩm máy chủ và công cụ của Microsoft tại Việt Nam đã đánh giá rằng giải pháp đám mây có tác động hiệu quả giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thông qua chuyển đổi nền tảng cơ sở hạ tầng. Cụ thể, “Windows Azure giúp doanh nghiệp linh hoạt xây dựng và quản lý các ứng dụng tích hợp hiện đại một cách xuyên suốt, nhuần nhuyễn giữa các nền tảng, địa điểm, trên đa dạng thiết bị; giúp giải quyết việc phân tích thông tin chính xác hơn từ rất nhiều các dữ liệu cũ và mới, đồng thời hỗ trợ người dùng có thể làm việc ở bất cứ nơi nào, trên bất cứ thiết bị nào họ muốn”.
    Các doanh nghiệp trong nước cũng đang lên kế hoạch đầu tư cho các dịch vụ trên nền tảng S.M.A.C. Ước tính bước nhảy vọt về dịch vụ đám mây, di động... đã đóng góp hơn 80% phương thức giao tiếp online, video online và các nội dung số trên di động. Ứng dụng của S.M.A.C đang dần tác động sâu hơn tới mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Các chuyên gia đầu ngành tin tưởng S.M.A.C chính là một cơ hội để Việt Nam đón đầu, đuổi kịp các nước phát triển trong kỷ nguyên số.
    Tuy nhiên để đảm bảo sự phát triển thành công SMAC tại Việt Nam, tiền đề tối quan trọng là phải kết nối chặt chẽ 3 giới Doanh nghiệp, Khoa học và Nhà nước. Theo Tiến sĩ Hoàng Lê Minh: "Hạ tầng CNTT Quốc gia là yếu tố quyết định thúc đẩy hay kìm hãm tốc độ ứng dụng & phát triển CNTT trong nước, còn vai trò của Nhà nước là quy hoạch, thúc đẩy việc đầu tư, xây dựng hạ tầng hạ tầng này. Nếu không có sự định hướng nền tảng công nghệ từ phía Nhà nước thì doanh nghiệp, giới nghiên cứu rất khó phát triển các ứng dụng CNTT. Tương tự, Nhà nước phải đảm bảo khung chính sách, không để S.M.A.C phát triển một cách tự phát".
    Đồng quan điểm, Ts. Nguyễn Việt Hải, Phó Viện trưởng Viện KHCN VINASA, cũng nhấn mạnh về sự cần thiết phải xây dựng hạ tầng thông tin tốt nhất, hiệu quả nhất trong khi nguồn lực trong nước còn hạn chế: “Chúng ta luôn hiểu rằng có được một hạ tầng CNTT, sẽ tạo được một nền tảng quan trọng và là tiền đề tốt cho các cơ hội phát triển bền vững toàn bộ các ứng dụng, giải pháp và dịch vụ vận hành trên nền tảng này”.
    Như vậy, thông qua báo cáo tham luận của các chuyên gia công nghệ cùng các diễn giả uy tín, có thể nhận thấy Việt Nam đang có những tiềm năng lớn trong phát triển CNTT dựa trên nền tảng S.M.A.C. Tuy nhiên để phát huy và khai thác hiệu quả tiềm năng ấy, còn cần tới sự đầu tư và chung tay góp sức của cả các Doanh nghiệp, Nhà khoa học và Nhà nước.
    [IMG]

    Nguồn: PC WORLD VN

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí