Dù không giành chiến thắng tại TechCrunch Disrupt vừa qua, nhưng CloudFlare là một trong những dịch vụ thú vị nhất tại hội nghị này. CloudFlare là một DNS đồng thời là mạng phân phối nội dung (Content Delivery Network - CDN) phân tán, có nhiều tính năng bảo mật thú vị. CloudFlare hứa hẹn tăng độ truy cập website của bạn trung bình là 30% và giảm đáng kể lượng bandwidth sử dụng cũng như server load bằng cách ngăn chặn spam bot và các loại tấn công khác nhằm vào website. Cài đặt Việc cài đặt CloudFlare khá đơn giản đối với những ai đã từng tự mình biết cách cài đặt DNS khi lần đầu đăng ký mua tên miền. Quá trình cài đặt gồm 4 bước. CloudFlare sẽ quét cài đặt DNS hiện tại của bạn, yêu cầu bạn kiểm tra lại, sau đó hướng dẫn bạn cách chuyển sang DNS mới của CloudFlare. Hiện nay, việc cài đặt CloudFlare về cơ bản là tự động, nhưng thay đổi DNS không phải ai cũng biết thực hiện, do đó nếu làm không đúng sẽ khiến website ngừng hoạt động trong vài tiếng thậm chí là nhiều ngày. Một khi cài đặt hoàn tất và đã thay đổi DNS có hiệu lực, CloudFlare sẽ cache một số tập tin của website vào 5 trung tâm dữ liệu ở Chicago, Ashburn, San Jose, Amsterdam và Tokyo, giúp khách viếng thăm website truy cập nhanh hơn bằng cách cung cấp nội dung từ máy chủ gần với nơi đang truy cập nhất. Đồng thời, CloudFlare còn lọc các web spammer đã biết, tấn công bằng botnet hay các hiểm nguy tương tự. Bạn có thể theo dõi thông tin thống kê, hay các nguy hiểm nhằm vào website nhờ vào dashboard được thiết kế rất tốt của CloudFlare, bạn cũng có thể biết website đã được tăng tốc bao nhiêu phần trăm. Sau khi thử nghiệm CloudFlare vài ngày chúng tôi đã không gặp bất cứ sự cố nào, theo thông tin thống kê của chính CloudFlare thì tốc độ website được thử nghiệm đã tăng lên khoảng 30%, và chặn được hàng trăm spammer ngay khi chúng vừa truy cập đến website. Một số lưu ý Điều gì xảy ra nếu CloudFlare gặp sự cố? Có nhiều khả năng CloudFlare sẽ tạo ra những yêu cầu xác minh CAPTCHA không đúng làm ảnh hưởng đến khách viếng thăm tiềm năng của site. CloudFlare cũng lưu ý công ty có ý định kiếm tiền từ dịch vụ miễn phí (cũng có dịch vụ Pro có thu phí với nhiều tính năng hơn) bằng cách hiển thị quảng cáo trên site bạn. Dù chúng tôi chưa thấy hiện quảng cáo, nhưng nhiều người quản lí website sẽ không thích việc ai đó chèn quảng cáo ngẫu nhiên (cả với trang hiển thị lỗi 404) mà họ không thể kiểm soát. Tìm kiếm online