Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, mỗi doanh nghiệp, cá nhân khi bước vào kinh doanh đều cần có cho mình một website. Nó không chỉ đơn thuần là một trang web dùng để quảng cáo giới thiệu cho doanh nghiệp nữa mà website ngày nay còn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Một trang web thành công không chỉ giúp nâng cao hình ảnh mà nó còn mang lại lượng lớn khách hàng, lợi nhuận, uy tín cho doanh nghiệp. Bạn chỉ có một cơ hội duy nhất để tạo ra ấn tượng đầu tiên,Ngoài đời, ít người sẽ quay đi nếu họ có ấn tượng xấu chỉ sau vài giây nhưng trên một trang web, người ta sẵn sàng làm điều đó tức thì. Những sai lầm trong thiết kế web không chỉ giết chết website mà còn làm xấu đi hình ảnh của doanh nghiệp, mất đi một lượng khách hàng và lợi nhuận khổng lồ. Dưới đây là 7 sai lầm chết người thường gặp trong thiết kế web và cách tránh. 1. Đặt thiết kế lên trước nội dung Một thiết kế tốt là một thiết kế không thể có bất kỳ thay đổi nào. Song việc tạo ra một mẫu thiết kế rồi sau đó mới cố nhét hết nội dung vào đó chính là một lỗ hổng nghiêm trọng. Lí do đầu tiên mà người ta tìm đến website của bạn chính là nội dung chứ không phải là hình thức, chức năng của trang web. Nếu bạn coi giao diện quan trọng hơn nội dung thì bạn bắt buộc phải điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với thiết kế và như vậy là bạn đang biến nó thành một sản phẩm na ná với cái bạn thật sự muốn có. 2. Thiết kế không có chiến lược Đầu tiên là phải nắm được các mục tiêu của trang web mà bạn đang làm, rồi sau đó đạt được các mục tiêu này qua chính thiết kế của bạn Ở đây chúng ta nhấn mạnh tới việc đầu tiên cần làm là lập chiến lược thiết kế, nhưng tôi không cho rằng mọi khách hàng sẽ đều có cùng quan điểm với tôi. Họ luôn tìm đến chúng tôi và ngay lập tức nói về màu sắc và những bức ảnh mà họ muốn sử dụng cho website. Họ quá để tâm đến yếu tố hình ảnh mà lại quên đi chiến lược ban đầu. Mọi thứ cần phải được thiết kế từ sự hiểu biết cơ bản về công chúng của mình, bạn cần phải hiểu người dùng sẽ truy cập trang này vào thời gian và không gian nào, mục tiêu của một trang web doanh nghiệp thường là tăng doanh số vì vậy hãy hình dung cách người dùng sẽ tương tác với nội dung trên website của bạn ra sao. Giả sử nếu bạn đang buôn bán máy giặt, người dùng sẽ ghé thăm trang web của bạn vì 3 ly do chính : để tìm hiểu về sản phẩm, để tìm địa chỉ có mặt hàng mà họ cần và cuối cùng là để đặt hàng. Chớ nên vội vã tung ra một trang web nếu bạn chưa biết chính xác người dùng sẽ sử dụng nó vào mục đích gì. 3. Sáng tạo: thái quá hoặc chưa đủ Việc lạm dụng đồ họa và âm nhạc trong khi thiết kế giao diện website ngày nay trở nên quá phổ biến. Mọi người thường có xu hướng thích những cái màu sắc bắt mắt, đặt quá nhiều thứ chuyển động được trên site của họ. Nếu đó là website về doanh nghiệp, ví dụ là kinh doanh ống nước chẳng bạn, thì có lẽ cũng không phù hợp. Ngược lại, các thiết kế kiểu “phá vỡ bố cục” của các doanh nghiệp mới có vẻ gây được ấn tượng, song nếu xem xét đến yếu tố khác như nhu cầu của người dùng đối với website hay những gì mà đối thủ cạnh tranh đang làm thì đó không phải là lựa chọn tốt nhất. Nếu bạn đang thiết kế một trang web, hãy tạo ra một giao diện nhìn như bạn đã dành đủ thời gian cho nó, nếu không thì tốt hơn là bạn nên từ bỏ mà không có website nào. Ngược lại những điều trên các trang web quá cẩu thả trong thiết kế, các trang được xào xáo lại lẫn nhau một cách nhanh chóng mà không được chau chuốt cẩn thận sẽ tạo ra một ấn tượng rất xấu. 4. Giấu thông tin liên hệ Nghe có vẻ như đây là yếu tố cơ bản nhất cần có trên website nhưng nhiều doanh nghiệp lại “giấu” thông tin liên hệ của mình vào chỗ khó tìm nhất trên trang. Đây là lỗi cơ bản nhất song nó lại là điều xảy ra rất thường xuyên đối với các website doanh nghiệp, lỗi này xảy ra bởi các doanh nghiệp đang quá đề cao việc phô diễn những gì họ làm được mà bỏ sót mất những thứ cơ bản. Lỗi này phổ biến nhất trên các trang được tạo nên bởi các doanh nghiệp nhỏ và các công ty thiết kế web thiếu kinh nghiệm, với các doanh nghiệp lớn họ luôn biết cách đặt những gì người quan tâm ở đúng vị trí của nó. Đơn giản là chỉ cần đưa ra một mẫu liên hệ (contact form) thay vì chỉ là một địa chỉ email, số điện thoại và địa chỉ. Khách hàng tiềm năng bỏ đi khi họ còn chẳng rõ liệu họ có bao giờ nhận được bất kỳ liên hệ nào từ bạn. Hãy liệt kê cả 3 thông tin liên hệ nổi bật trên trang và để đó cho khách hàng tự quyết định cách mà họ muốn liên hệ với bạn. 5. Thông tin lỗi thời Điều đơn giản nhất phải làm là giữ cho website của bạn luôn thức thời, tuy vậy nhiều doanh nghiệp Việt Nam ngày nay dường như không màng tới vấn đề này. Một khi họ có website hoạt động, họ cho rằng nhiệm vụ của họ đã hết. Việc này rất giống như bạn không tuân thủ lịch bảo dưỡng thường xuyên đối với chiếc xe của mình. Nó trở nên lỗi thời và không phù hợp. Thậm chí tệ hơn, có thể nó sẽ ngừng hoạt động. Vào một website doanh nghiệp chúng ta chỉ có thể nhìn thấy các trang có một bản tin có tuổi thọ hơn 2 năm trên trang chủ, các tư liệu lỗi thời nói lên mức độ không đáng tin, sự chuyên nghiệp cũng như cam kết phát triển của một công ty. Khi bạn tìm kiếm một doanh nghiệp để hợp tác làm ăn, những điều này sẽ được cân nhắc. Ít nhất là mỗi 2 hoặc 3 tháng 1 lần, bạn cần phải cập nhật những thông tin mình có trên website để đảm bảo những tin nóng hổi nhất được đặt lên trước và ở chính giữa. 6. Thiết kế cho chính mình mà không phải cho người dùng Một sai lầm của các công ty thiết kế ngày nay là họ thiết kế những trang web chỉ dựa vào những gì họ thích. Đấy là cách tư duy sai lầm, trước khi thiet ke web cần phải tự hỏi nhóm khách hàng mục tiêu có thích trang như thế không? Thường thì các công ty xây dựng website dựa vào quan điểm chủ quan của mình thay vì đứng về góc nhìn của người dùng Với lợi ích mà lưu lượng truy cập mang lại, các công ty nên liên tục cập nhật cho trang web của mình để mang lại cho khách hàng những nội dung mà họ muốn, các doanh nghiệp nên dành thời gian theo dõi các thông số về lượng truy cập để xem những nội dung nào được người đọc quan tâm, trang nào trên website nên được nâng cấp… 7. Quên mất cấu trúc trang và các công cụ tìm kiếm Việc tổ chức trang không đạt sẽ phá hủy trải nghiệm của người dùng. Bất kể là website của bạn đẹp cỡ nào. Thà là có navigation ấn tượng cộng với nội dung và thiết kế đơn giản còn hơn là một cách phô trương. Cấu trúc trang lật lại vấn đề về chiến lược: Mục tiêu của trang là gì? Một khi đã có câu trả lời, việc tổ chức trang sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Có thể bạn sẽ muốn tổ chức một trang dựa theo quy trình bán hàng, theo mức độ phổ biến của sản phẩm hoặc theo lợi nhuận. Tất cả phụ thuộc vào mục tiêu của bạn Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cũng có vai trò rất lớn trong sự phát triển của website. Nhưng điều mà chắc chắn bạn không mong đợi là một trang được xây dựng hoàn toàn chỉ phục vụ mục đích đó. Công cụ tìm kiếm không mua hàng mà chính là con người, bạn cần phải có được những từ khóa mà người ta hay tìm kiếm song bạn cũng không thể vì điều đó mà cố gắng nhồi nhét từ khóa, thay đổi cấu trúc trang một cách không tự nhiên. Điều đó làm phiền người dùng, những khách hàng của bạn. SEO không thể chi phối thiết kế nhưng cũng nên cân nhắc việc kết hợp cả 2 yếu tố ngay từ những khâu lên ý tưởng của thiết kế. Hầu hết các doanh nghiệp đều tin rằng SEO là bước kế tiếp sau khi phát triển trang web, tuy nhiên sau đó bạn sẽ phải lật lại và thay đổi rất nhiều thứ. Quy trình đó không hề mang lại hiệu quả! (Dịch và sưu tầm)
Đúng vậy một sai lầm của các công ty thiết kế ngày nay là họ thiết kế những trang web chỉ dựa vào những gì họ thích. Đấy là cách tư duy sai lầm, trước khi thiet ke web cần phải tự hỏi nhóm khách hàng mục tiêu có thích trang như thế không? Thường thì các công ty xây dựng website dựa vào quan điểm chủ quan của mình thay vì đứng về góc nhìn của người dùng