Nếu chúng ta nhìn lại 30 năm qua của ngành điện toán, chúng ta có thể nói rằng có một công nghệ khiến cho cả guồng máy đi lên, đó là chính là vi xử lý. Và trong đó, Intel là nhà sản xuất luôn đi đầu trong các cuộc cách mạng máy tính, đưa ra các vi xử lý nhanh hơn, tốt hơn cho người dùng. Nhưng hiện tại, việc đem các bộ xử lý tốc độ nhanh hơn và hiệu suất tốt hơn ra khỏi các máy tính cá nhân và đưa vào các thiết bị di động mới là trọng tâm phát triển của nhiều hãng. Và điều đáng tiếc là lần này Intel đã không còn là kẻ đi đầu nữa. Liệu con chip như này sẽ xuất hiện trên di động? Ngày nay, nhiều hãng cũng đã sản xuất các bộ vi xử lý dành cho thiết bị di động như NVIDIA, Qualcomm, Texas Instruments và Marvell. Những công ty này sử dụng kiến trúc ARM để tạo ra các chipset di động của họ. Hiện tại, NVIDIA là nhà sản xuất đầu tiên cho ra đời các vi xử lý lõi kép dành cho di động, Tegra 2, hiện đang được sử dụng trong các thiết bị như Motorola Atrix 4G, LG Optimus 2X, Motorola XOOM, LG Tab, G-Slate và trong một loạt các “super phone” và tablet khác sắp ra mắt. Hệ thống hai nhân của Qualcomm được dùng trong HP Touchpad; của Texas Instruments được cài đặt trong Playbook, và cả hai sản phẩm này sẽ được ra mắt vào cuối năm nay. Không chỉ dừng lại với hai nhân, NVIDIA đã trình diễn chipset 4 nhân của họ mang tên Kal-El vào đêm qua, với hiệu năng được cải thiện gấp 5 lần so với Tegra 2 hiện tại. Giám đốc điều hành của NVIDIA nói rằng họ đang hy vọng máy tính bảng 4 nhân sẽ xuất hiện vào tháng 8 và super phone 4 nhân vào kỳ nghỉ năm nay. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta cần các bộ vi xử lý đa lõi trong các thiết bị di động. Câu trả lời là để chúng ta có thể tạo ra các phần mềm tốt hơn. Motorola XOOM với CPU đa nhân - sức mạnh vượt trội Có nhiều lõi không chỉ có ý nghĩa là có tốc độ nhanh hơn đối với các thiết bị di động, nó còn mang ý nghĩa là các phần mềm phức tạp hơn có thể trở thành hiện thực. Các phần mềm sẽ có đồ họa trực quan phong phú hơn và những trải nghiệm đa phương tiện tốt hơn, sẽ có những ứng dụng web hấp dẫn hơn với phần mềm Internet thế hệ tiếp theo. Thử nghĩ về các phần mềm ban đầu được viết trong những năm 90 hoặc so sánh các trang web được tạo ra từ những năm 2000 với những trang web được viết hiện nay. Tất cả các tiến bộ về phần mềm là điều có thể vì nền công nghiệp đang được phát triển nhanh chóng và tạo ra những bộ xử lý nhanh hơn để chạy những phần mềm thế hệ tiếp theo. Những đổi mới về bộ xử lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cộng đồng sáng tạo phần mềm tận dụng và tạo ra các phần mềm hấp dẫn hơn. Điều tương tự cũng sẽ đúng đối với các thiết bị di động. Chúng ta sẽ nhìn lại 5,10,15 năm trước và suy ngẫm về các ứng dụng nguyên thủy, hệ điều hành và Internet trên các thiết bị di động như thế nào. Tất cả được thực hiện bởi những đổi mới trong các bộ vi xử lý thế hệ tiếp theo. Công nghệ đa lõi trong các thiết bị di động không chỉ đơn giản là điều quan trọng mà nó là điều cần thiết. Theo VOZ